Lược sử tàu ngầm quân sự thế giới

    PV,  

    (GenK.vn) - Dưới biển sâu là những con bạch tuộc khổng lồ, những con cua không có mắt và cả sức mạnh nguyên tử hủy diệt của con người. Trong vòng hơn 100 năm qua, con người đã dần dần hoàn thiện khả năng che giấu sức mạnh khủng khiếp của mình dưới lòng đại dương.

    lịch sử tàu ngầm thế giới

    Tàu ngầm USS Florida thuộc lớp Ohio của Hải quân Mỹ. Tháng 5/2013.

    Tránh xa khỏi con mắt tò mò của người dân, thoát khỏi các vệ tinh và các máy bay do thám, biển sâu là nơi các quốc gia cất giữ một phần tiềm năng quân sự thực sự của mình. Thế nhưng, xuất phát điểm của tàu ngầm quân sự lại là rất khiêm tốn: Các mẫu tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử chỉ được thiết kế để tấn công các con tàu ở gần bờ hoặc đang ở trong cảng và có động cơ bằng... tay. Turtle - chiếc tàu ngầm điều khiển bằng tay do nhà sáng chế Bushnell phát minh vào thập niên 1770 đã không thể đánh đắm bất cứ một con thuyền nào cả.

    lịch sử tàu ngầm thế giới

    Mô hình tàu ngầm Turtle trong cuộc Cách mạng Mỹ được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Hải quân Hoa Kỳ, cùng mô hình nhà sáng chế David Bushnell.

    Trong suốt một thời gian dài, tàu ngầm quân sự không hoạt động thành công. Đến khoảng 100 năm sau, trong cuộc nội chiến của nước Mỹ, tàu ngầm CSS H.L. Hunley của Liên minh Miền Nam Hoa Kỳ trở thành chiếc tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử có thể đánh chìm thành công một chiếc tàu chiến. Nạn nhân đầu tiên của nó là tàu US Housatonic của quân đội miền Bắc. Tuy vậy, chính tàu Hunley cũng nhanh chóng bị chìm sau đó. Các cuộc khai quật sau này cho thấy rất có thể sau khi gắn thủy lôi vào tàu Housatonic, Hunley đã không di chuyển ra vị trí đủ xa và do đó bị ảnh hưởng bởi vụ nổ.

    lịch sử tàu ngầm thế giới

    Tranh vẽ tàu H.L. Hunley dựa trên một bức ảnh được chụp vào năm 1863.

    Trong khoảng thời gian tiếp theo, tàu ngầm dần dần trở thành một trong các biện pháp chính để bảo vệ các bờ biển. Tư tưởng dùng tàu ngầm để phòng thủ được tiếp tục cho tới khi quân đội Đức dùng tàu ngầm để di chuyển từ bờ biển của họ tới Quần đảo Anh trong Thế Chiến Thứ Nhất. Thế Chiến Thứ Hai đánh dấu sự ra mắt của những chiếc tàu ngầm quân sự với khoảng cách tấn công dài hơn. Ngay cả khi đã sở hữu nhiều tiến bộ về công nghệ, tàu ngầm của Đức, Nhật và Mỹ vẫn dành nhiều thời gian di chuyển trên mặt nước hơn là dưới mặt nước. Tàu ngầm trong Thế Chiến Thứ Hai thường chỉ lặn xuống khi phát hiện máy bay hoặc tàu thủy tới gần.

    Càng ngày, khả năng phát hiện tàu ngầm của các bên tham chiến càng trở nên tốt hơn, do đó Liên Xô và Mỹ đã đẩy mạnh nghiên cứu để phát triển ra các mẫu tàu ngầm có thể dành nhiều thời gian dưới nước hơn. Phần lớn các nghiên cứu này được dựa trên các đột phá mà quân đội Đức Quốc Xã phát triển trong giai đoạn sau của cuộc chiến.

    lịch sử tàu ngầm thế giới

    Mô hình vẽ tàu ngầm Type XXI của Đức do Hải quân Mỹ phác thảo.

    Tàu ngầm Hạng XXI của Đức Quốc Xã, một chiếc tàu ngầm tân tiến hơn tất cả các mẫu tàu ngầm của quân đội Đồng Minh, đã được cả Nga và Mỹ nghiên cứu. Công nghệ từ XXI được áp dụng vào các mẫu tàu ngầm tiếp theo, ví dụ như ống thông hơi để tái tạo không khí và các loại cảm biến tân tiến, đã giúp tạo ra bước tiến lớn tiếp theo cho lĩnh vực phát triển tàu ngầm.

    Đỉnh cao của các bước tiến này là vào năm 1955, khi tàu ngầm USS Nautilus được trang bị năng lượng hạt nhân của Hải quân Mỹ lập kỷ lục mới về thời gian ẩn mình dưới nước trong một chuyến đi tới Puerto Rico. Chuyến đi này có 2 mục đích: Biểu dương sức mạnh quân sự đối với Liên Xô trong Chiến Tranh Lạnh, và thay đổi hoàn toàn cách nghĩ về tàu ngầm quân sự - với vai trò vũ khí chiến tranh. Hyman Rickover, đô đốc "bảo thủ và cứng rắn" nhất của Hải quân Hoa Kỳ, là người trực tiếp dẫn đầu dự án Nautilus.

    lịch sử tàu ngầm thế giới

    Tàu ngầm hạt nhân trở thành một hiện tượng văn hóa, sau chuyến đi của Nautilus.

    Tàu ngầm có lò phản ứng hạt nhân có thể giúp tàu di chuyển trong hàng tuần liên tục, không cần nổi lên bờ. Bởi vậy, giới hạn duy nhất cho khả năng quân sự của các con tàu này là lượng thực phẩm cần thiết cho các thủy thủ.

    Chuyến đi của Nautilus vào năm 1955 là một cú sốc lớn cho Liên Xô. 2 năm sau, Nga đáp trả với sự ra mắt của K3 Leninsky Komsomol. Trong khi tàu ngầm hạt nhân cho phép Mỹ và Nga có thể tấn công tàu thủy một cách bí mật, khả năng ở dưới nước hàng tuần lễ liền giúp tạo ra một vũ khí chiến lược mới: tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân.

    lịch sử tàu ngầm thế giới

    Ảnh chụp tàu K3 Leninsky Komsomol.

    Các mẫu tàu ngầm mới cùng với cuộc đua tên lửa không gian, các mối đe dọa hạt nhân và các nguy cơ tiềm ẩn trong Chiến tranh lạnh đã khiến mối quan hệ giữa Mỹ và Nga trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Bất cứ lúc nào, Mỹ hoặc Nga cũng phải đối mặt với nguy cơ một đầu đạn hạt nhân "bỗng dưng xuất hiện" từ những chiếc tàu ngầm nằm ngoài biển sâu – mối lo ngại này đã trở thành nội dung cho cuốn sách The Hunt for Red October và cũng có ảnh hưởng lớn tới văn hóa Mỹ thời điểm đó. Cả Mỹ và Nga đều sản xuất ra 2 loại tàu ngầm chính: Loại đi săn (tàu tấn công) và loại phá hoại/phòng ngự (tàu lớn).

    Cuộc chiến giữa Mỹ và Nga trong Chiến tranh lạnh chủ yếu là thông qua quá trình theo dõi nhau. Cuộc chiến "lạnh" này đã chính thức kết thúc khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Trong những năm cuối của Chiến tranh lạnh, Mỹ đã phát triển ra dòng tàu ngầm Seawolf, đây là một trong những dòng tàu tấn công nhanh nhất, lặn sâu nhất và bền bỉ nhất trong lịch sử nhân loại.

    lịch sử tàu ngầm thế giới

    USS Seawolf. Ảnh của Hải quân Mỹ.

    Seawolf được thiết kế với mục đích chính là săn đuổi các con tàu lớn của Liên Xô trên đại dương, song sau Chiến tranh lạnh, cục diện cuộc chơi lại một lần nữa thay đổi. Sau khi sản xuất ra 3 chiếc Seawolf, Mỹ phát triển một dòng tàu ngầm mới với nhiệm vụ phòng thủ gần bờ hơn là ngoài biển: Tàu ngầm lớp US Virginia.

    Tàu ngầm lớp US Virginia là dòng tàu ngầm chuyên đi tàu ngoài bờ biển nhằm thu thập thông tin tình báo, và cũng để hỗ trợ các nhóm đặc nhiệm. Ngược lại, đội quân tàu ngầm của Nga bị lãng quên. Trong khi không thể phát triển một đội tàu ngầm tuần tiễu trong nhiều năm liền, Nga vẫn hiểu rất rõ về tàu ngầm hạt nhân và hiện cũng đang phát triển nhiều lớp tàu ngầm mới.

    Trong khi cả Mỹ và Nga đều dựa dẫm vào tàu ngầm hạt nhân, các thế lực khác đang nghiên cứu phát triển các động cơ diesel. Công nghệ động lực không cần không khí AIP giúp tàu ngầm không cần tới các ống thông hơi mà vẫn có thể hoạt động tốt. Do cuộc đua tàu ngầm giữa Mỹ và Nga đã ngừng lại, các mẫu tàu ngầm mới chủ yếu được phát triển để hoạt động gần bờ. Hiện nay, Đức, Thụy Điển, Pháp, Nga và Tây Ban Nha cùng các quốc gia khác đang tham gia xuất khẩu cho một cuộc đua tàu ngầm mới đang diễn ra do các tranh chấp tại Biển Đông.

    Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang tự phát triển các mẫu tàu ngầm nội địa. Đâu đó dưới mặt biển thầm lặng, cuộc đua vũ trang đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, từng phút từng giây.

    Theo Popsci, VnReview

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ