Apple và những điều đáng ghét

    PV, Lê Vũ Lâm (Theo ismashphone) 

    "Quả táo cắn dở" có một lượng fan cuồng hâm mộ đông đảo trên toàn thế giới, tuy nhiên trên thực tế không phải người dùng nào cũng yêu mến công ty này.

    Hẳn mỗi người đều có những cái nhìn khác nhau về sản phẩm của Apple, nhưng hầu hết là “thưởng thức”. Đúng vậy, Apple luôn đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ, thật dễ hiểu lý do tại sao những gì hãng xuất xưởng lại “đắt hàng” đến thế. Tuy nhiên, trong đó không hẳn là không có các hạt sạn đáng để lưu tâm.
     
    Apple luôn bắt người khác theo quy tắc của mình
     
    Chỉ cần mua một sản phẩm của Apple và bạn sẽ thấy công ty này hoạt động như thế nào. Bạn sẽ luôn phải chờ đợi rất lâu để có được các tính năng đơn giản mà lẽ ra đã phải được cung cấp ngay từ lúc đầu. Có thể kể đến ở đây như: Hỗ trợ đa nhiệm – không có sẵn cho tới năm nay, Tùy chỉnh hình nền – cũng không có sẵn cho tới năm nay… Dễ hiểu tại sao cộng đồng công nghệ lại “xoáy” vào điều này nhiều đến thế.
     
    Những nâng cấp liên tục bỏ người dùng lại phía sau
     
    Dĩ nhiên đây là công nghệ và công nghệ thì phát triển hàng ngày, bạn luôn luôn phải đi trước đón đầu thay vì tụt lại phía sau. Nhưng vấn đề là chỉ có một số ít người có thể làm được điều đó. Ví dụ như có rất nhiều ý kiến phản ánh của khách hàng đã mua Apple TV thế hệ đầu tiên vào năm nay. Xong đa số khách hàng đều không biết sắp có một bản nâng cấp, cho tới khi họ quan sát thấy dòng chữ trên phông nền của sự kiện ”Back to the Mac” vừa diễn ra. Cũng có nghĩa là những người mua Apple TV thế hệ đầu tiên sẽ không được cung cấp các chương trình truyền hình như 99-cent hay Netflix. Nếu muốn sở hữu chúng, họ sẽ phải trả thêm tiền với mức giá khoảng 100$. Số tiền lớn cho thứ mà đôi khi họ chỉ xem một lần rồi bỏ.
     
    Tương tự như vậy là các thiết bị iOS. Những bản update (nâng cấp) ra đời liên tục, và chẳng ai có thể theo kịp. Thậm chí, hầu hết các thiết bị iOS đều trở nên lỗi thời chỉ sau 3-4 năm.
     


    Apple luôn muốn kiểm soát thông tin đầu ra
     
    Điều này đã được duy trì rất lâu trước khi việc che dấu thông tin về iPhone 4 thất bại. Cách đây vài năm, khi Jason O’Grady có được một số thông tin thú vị về FireWire cho GarageBand, Apple đã khởi kiện người đàn ông này. Họ cố gắng tìm kiếm thông tin từ ISP của O’Grady và đe dọa sử dụng luật pháp để trừng trị. May mắn thay, Electronic Frontier Foundation (EFF) đã tới và giúp O’Grady.
     
    Gần đây lại thêm một vụ lùm xùm trên báo chí với việc iPhone 4 bị lộ. Không ai biết chính xác câu chuyện, chỉ có điều Apple đã báo cáo về việc chiếc điện thoại bị đánh cắp, còn Jason Chen thì thông báo thiệt hại tài sản.
     
    Sự khó chịu của Steve Jobs
     
    Steve Jobs là một CEO tài năng, điều đó chẳng cần phải nghi ngờ. Tuy nhiên, người đàn ông này không phải lúc nào cũng nhận được sự yêu mến từ phía khách hàng. Đã có khá nhiều câu chuyện kể về việc Steve Jobs gây tổn thương tới cảm giác của người sử dụng. Mới đây, khi nhận một email từ người dùng thắc mắc về những vấn đề gặp phải với iPhone 4, Steve Job trả lời cộc lốc “Đừng cầm nó theo kiểu đó”.
     
    Khi có nhiều hơn các trang web đề cập tới vấn đề này, ông bổ sung thêm: “Mỗi chiếc điện thoại có một khu vực nhạy cảm, đừng cầm nó theo kiểu đó”. Có lẽ CEO của Apple đã quá mệt mỏi với những câu hỏi như vậy, nhưng ông nên chuyển vấn đề đó cho bộ phận PR của hãng, thay vì cáu gắt với khách hàng.
     
     
    Tạo ra ứng dụng để “khai tử” ứng dụng khác
     
    Điều này có thể quy cho bản chất của một doanh nghiệp, đó là luôn phải tạo ra cái mới. Tuy nhiên, đã có lúc “quả táo” kêu gọi những nhà phát triển ứng dụng sáng tạo ra một phần mềm đọc PDF với giá 99 cent, rồi chỉ sau đó không lâu lại giới thiệu một tính năng đọc trực tiếp loại file này từ thiết bị của họ. Đây không phải là điều “hay ho” cho lắm.
     
    Nó có thể là tuyệt vời từ góc nhìn của người sử dụng, nhưng với các nhà lập trình, đây là sự bóc lột. Bởi trong tay Apple có cả thời gian và lực lượng, còn họ thì không.
     
    Độc quyền và độc quyền
     


    Bạn mua Mac mini và chợt nhận ra rằng cổng port phía sau nó là Display port (cổng màn hình). May mắn thay, nó đi kèm với một bộ chuyển đổi để bạn cắm màn hình của mình vào một thiết bị khác có Display port cũng của Apple! Nếu bạn muốn có thêm một màn hình nữa trên bất kỳ máy Mac nào cũng vậy, bạn cần phải có bộ chuyển đổi. Và dĩ nhiên là chỉ chuyển đổi qua lại giữa các thiết bị của Apple với nhau. Đó là độc quyền!
     
    Kết luận
     
    Không có một công ty nào hoàn hảo và Apple cũng thế. Sẽ tốt hơn nếu “quả táo” thay đổi các quan điểm của mình, nhưng dĩ nhiên đây chỉ là hy vọng. Cũng có thể không mấy ai bận tâm về những sự "khó chịu" này, họ có những lý do để biện minh cho nó, nhưng quyền phán xét vẫn là của bạn.

    NỔI BẬT TRANG CHỦ