Cách đây vài năm, Snapchat ra đời và thu hút sự chú ý của đông đảo người dùng mạng xã hội bởi tính chóng vánh tạm thời “xem xong là mất” của những tin nhắn, câu chuyện người dùng chia sẻ. Vậy sẽ ra sao khi Snapchat vừa mới tung ra chế độ “snap” không giới hạn?
Snapchat là một ứng dụng cho phép người dùng có thể gửi đi những tin nhắn hình ảnh biến mất trong vòng 24 giờ, được phát triển bởi một nhóm sinh viên Đại học Stanford. Người dùng Snapchat sẽ chụp ảnh, quay video, thêm văn bản và hình vẽ vào, sau đó gửi chúng vào danh sách người nhận có thể kiểm soát.
Một người chỉ có thể xem nội dung tin nhắn trong một khoảng thời gian rất ngắn. Cách duy nhất để chúng ta lưu trữ nội dung là… chụp màn hình. Mỗi tin nhắn như thế được gọi là “snap”.
Chính tính năng sáng tạo vượt bậc này đã giúp Snapchat gây bão dữ dội trong những năm vừa qua. Tính đến năm 2013, chỉ sau 2 năm kể từ ngày ra mắt, Snapchat đã có 1 triệu người dùng chăm chỉ “snap” mỗi ngày. Đến giữa năm 2015, người dùng Snapchat gửi đi 700 triệu tin nhắn mỗi ngày.
Facebook và chế độ Stories “na ná” Snapchat.
Nếu bạn để ý sẽ thấy việc Facebook thêm chế độ “stories” vào “danh sách tính năng khủng” hơi hơi giống với chế độ “snap” độc quyền từ Snapchat. Thậm chí, có lần ông lớn Facebook đã từng mở lời mua Snapchat nhưng bị hãng này từ chối. Nhưng có phải vì thế mà Snapchat cảm thấy bị “vượt mặt” nên đánh đòn trả lại bằng tính năng limitless snap và looping snap?
Limitless snap (Snap không giới hạn) cho phép bạn có thể gửi đi tin nhắn hay hình ảnh mà không giới hạn thời gian xem của người nhận. Còn chế độ Looping snap khá giống với chế độ Boomerang của Instagram khi cho phép bạn gửi snap của mình vào một vòng tròn - snap sẽ tự động biến mất sau khi xem xong.
Snapchat đã đối mặt với một áp lực vượt mặt lớn từ Facebook kể từ khi Mark quyết định sao chép chế độ Stories vào các ứng dụng “sân sau” như Instagram, Messenger,… như một lời tuyên chiến. Chưa dừng lại ở đó, Mark còn cải tiến chức năng này cho thêm tối ưu qua những kinh nghiệm rút ra từ Snapchat.
Động thái bắt chước chế độ stories mà Facebook thực hiện có lẽ vẫn chưa thể hạ gục được Snapchat. Theo một nghiên cứu của App Annie, 46% số người sử dụng Snapchat không dùng Instagram. Điều này cho thấy họ vẫn rất trung thành với mạng xã hội có-chế-độ-Stories-đầu-tiên này.
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chẳng chứng minh cho việc Snapchat sẽ không phải đối mặt với những áp lực bên ngoài từ các nhà quảng cáo hay nhà đầu tư. Hãy thử nhìn Twitter xem. Họ đối mặt với sự thất vọng của những nhà đầu tư và bị ép cho giảm cổ phiếu khi bị mất đi một lượng khách hàng khá lớn. Trong khi đó, Facebook vẫn là bá chủ thiên hạ. Vì vậy, Snapchat rất dễ bị rơi vào tầm ngắm.
Càng dễ bị hạ gục, càng phải giữ nguyên cái “phẩm giá” của mình. Đó là lý do tại sao Snapchat nên giữ nguyên chế độ “snap” độc tôn của mình. Có ý kiến cho rằng, Snapchat hợp tác với những trang truyền thông và báo đài lớn, nên cần tạo ra những thứ bắt-buộc-phải-xem – như một hình thức quảng cáo.
Một cách giải quyết khác nhưng khá mạo hiểm đối với mạng xã hội như Snapchat là thêm thật nhiều tính năng sáng tạo và trải nghiệm vào ứng dụng. Như vậy, người dùng sẽ có cảm giác muốn ở lại hơn.
Tính năng mới “Limitless snap” và Looping snap” của Snapchat liệu có đánh gục được đối thủ?
Tính cấp thiết và nhanh gọn nhẹ từ lâu đã trở thành đặc sản chỉ có ở Snapchat với những cú snap biến mất sau một ngày và chỉ có thể được xem một lần trong các cuộc nói chuyện hoặc chế độ “Snapchat Story”. Nhưng với hai tính năng mới này, đặc sản đó phải chăng sẽ không còn nữa? Sẽ chẳng còn có ai bảo nhau rằng: “Nếu cậu không xem hết tin nhắn của tớ trong vòng 10 giây, cậu sẽ bỏ lỡ nó!”
Vậy tại sao tính năng “snap” nhanh gọn nhẹ luôn là một phần trong sự thành công của Snapchat? Câu trả lời rất đơn giản, vì nó khiến mọi người tập trung vào việc sáng tạo những cái mới trên mạng xã hội này. Tức là, kể cả bạn sáng tạo hay không sáng tạo, hài hước hay nhạt nhẽo, mọi thứ đều được hoan nghênh trên mạng xã hội này.
“Snapchat không quan tâm quá nhiều đến một đội ngũ nòng cốt có thể sáng tạo được nhiều thứ trên nó. Nhưng họ đã thành công khi mọi người nhìn Snapchat như một ứng dụng sáng tạo tiên phong.” – Michael Platco, một nhà thiết kế ứng dụng lâu năm của Snapchat chia sẻ.
“Cá nhân tôi không biết tính năng này sẽ ảnh hưởng đến mọi người như thế nào. Nhưng theo một cách nào đó, tôi thấy nó sẽ khiến người dùng cảm thấy gọn gàng hơn. Tôi hi vọng sẽ có nhiều thứ hay ho hơn để xem, thay vì chỉ biến mất nhanh chóng như trước đây.” – Audrey Spencer, một nghệ sỹ trên Snapchat chia sẻ.
Chế độ Looping sẽ khiến người dùng sáng tạo ra nhiều cách để “snap”, như thể tận dụng từng phút giây giống mạng xã hội 6 giây Vines vậy. Còn snap không giới hạn sẽ giúp những tin nhắn quan trọng không bị biến mất, nhất là khi có người nghịch ngợm.
Sự thay đổi này cũng không hẳn là bước đi bồng bột của Snapchat. Bởi ngay sau sự đổi mới này một ngày, Snap đã tung ra sơ đồ phát triển của mình kể từ khi ra mắt đến giờ. Những thay đổi này là bằng chứng chứng minh rằng Snapchat đã phát triển rất mạnh mẽ kể từ khi còn đang được thai nghén.
Sau cú nổ là chế độ Stories và Smart Filter được “trình làng” vào cuối năm 2014, Snapchat bắt đầu hoàn thiện dần sản phẩm bằng các tính năng như: chat, live story…
Điều đáng chú ý là ở các phần thống kê, Snapchat chỉ quan tâm đến người dùng mỗi ngày mà không tiết lộ lượng truy cập hàng tháng. Đây cũng là những con số mà các nhà đâu tư luôn nhăm nhe nhìn vào.
Snapchat cũng có đủ lượng người tạo nội dung sẵn sàng đi đầu và tiếp tục tạo ra những tính năng “xịn” hơn. Tuy nhiên, Snap không đầu tư quá nhiều vào việc phát triển tính năng của mình để tính năng đó có thể kiếm ra tiền, như Youtube đã làm. Chính vì vậy, tính năng looping và limitless khiến người dùng rung động thực sự. Rốt cuộc Snapchat muốn điều gì, câu trả lời sẽ nằm ở thì tương lai.
Tâm lý đám đông không phải lúc nào cũng đúng. Spencer - một người dùng trung thành của Snapchat chia sẻ rằng cô ấy rất vui khi sử dụng công cụ chỉnh sửa của Snapchat. “Tôi không biết những chức năng này sẽ khiến nền tảng Snapchat trở nên tồi tệ ra sao, nhưng với tôi, nó thật tuyệt và tôi đang mong chờ sử dụng nó hàng ngày. Sẽ chẳng có ảnh hưởng gì xấu khi một mạng xã hội có thể lưu trữ nhiều dữ liệu hơn, đúng không?”
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín