Tại Ai Cập, các nhà khoa học tìm thấy viên đá chưa từng xuất hiện trên Trái Đất hay trong Vũ trụ
Nhiều người cho rằng nó tới từ một hành tinh xa xôi nào đó, có lẽ là do ai đó mang tới ...
- Nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất được tạo ra bởi một vụ va chạm thiên thạch từ thời cổ đại
- Không phải AI, thiên thạch hay vũ khí hạt nhân, Bill Gates cảnh báo một đại dịch toàn cầu mới còn nguy hiểm hơn
- Sáng ngày mai (20/4), nhớ đón xem sự kiện thiên thạch khổng lồ mang tên ngôi sao Fast & Furious 8 bay sát Trái Đất
- Không phải thiên thạch! Thứ thực sự giết chết khủng long là gì?
- Giải đáp bí ẩn: Liệu loài người có bị tận diệt bởi sóng thần nếu thiên thạch lao vào Trái Đất?
Năm 1996, tại miền Nam Ai Cập, người ta phát hiện ra một viên đá kỳ lạ mà đến ngày hôm nay, nó vẫn làm các nhà khoa học đâu đầu bởi lẽ dù họ chắc chắn rằng viên đá này tới từ ngoài Vũ trụ, nó không hề giống bất cứ mảnh thiên thạch nào được tìm thấy trước đó. Những phân tích mới nhất cho thấy nhân loại chưa bao giờ gặp những vi khoáng thạch bên trong viên đá này ở bất kỳ đâu trong Vũ trụ.
Những thiên thạch thông thường có thành phần chủ yếu là silicon với một chút carbon (giống với carbon Trái Đất) nhưng viên đá trên, có tên Hypatia lại ngược lại. Chi tiết về viên đá đặc biệt này được đăng tải trên tạp chí khoa học Geochimica et Cosmochimica Acta.
Bên trong viên đá là một lượng lớn carbon và gần như toàn bộ lượng carbon này đã gần như biến thành kim cương. Có một thành phần hóa học đáng chú ý khác là polyaromatic hydrocarbon (PAH), thành phần chính của bụi Vũ trụ và một thứ đáng ngạc nhiên khác là nhôm nguyên chất.
"Lượng nhôm tồn tại ở trạng thái kim loại nguyên nhất chứ không phải là một hợp chất", tác giả nghiên cứu, ông Georgy Belyanin từ Đạo học Johannesburg phát biểu. "Để so sánh, vàng tồn tại thành từng quặng nhưng nhôm thì không thế. Thứ vật chất này cực hiếm trên Trái Đất hay thậm chí là toàn bộ Hệ Mặt Trời, không hề tồn tại trong tầm hiểu biết của khoa học".
Viên đá còn có một khoáng chất khác có tên moissanite, một hợp chất chưa từng xuất hiện trên Trái Đất. Bên cạnh một số chất cực kỳ hiếm gặp khác, viên đá này biến thành một tổ hợp phép toán mà khoa học chưa thể lý giải.
"Chúng ta biết được rằng Hypatia được hình thành trong môi trường lạnh, có lẽ là ở khoảng nhiệt độ -196 độ C", Giáo sư Jan Kramers, trưởng ban nghiên cứu nói. "Trong hệ Mặt Trời của ta, nguồn gốc của nó có lẽ phải là những nơi xa hơn dải thiên thạch nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, nơi là nguồn gốc của đa số các mảnh thiên thạch".
Kim tự tháp Giza.
Nhiều người đặt giả thuyết rằng đây là mảnh tàu Vũ trụ của người ngoài hành tinh hoặc đơn giản hơn là đồ chơi của họ đánh rơi tại Ai Cập hay viên đá kẹt dưới đế giày của họ rơi tại Trái Đất.
Càng đáng nghi khi xét tới những kim tự tháp khổng lồ một cách bí hiểm hay thậm chí là số vĩ độ của Kim tự tháp Giza (29,9792458 độ Bắc) có số chữ số y hệt với vận tốc ánh sáng (299.792.458 m/s). Một sự trùng hợp đáng sợ phải không.
Biết đâu ...
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín