Tại sao lại có xe tăng, tàu chiến, thậm chí cả quân phục mang màu hồng?

    PnM,  

    Có một giai thoại rằng: trong trận đấu tăng lớn nhất lịch sử nhân loại tại vòng cung Kursk trên lãnh thổ Liên Xô, người ta đã bắt gặp những chiếc xe tăng màu hồng của phát xít Đức.

    Có một sự thật ít người biết về Chiến tranh thế giới thứ hai, đó là trong chiến trường Bắc Phi, rất nhiều phương tiện quân sự mặt đất và máy bay của cả hai phe tham chiến đã được sơn màu hồng.

    Tại sao lại có xe tăng, tàu chiến, thậm chí cả quân phục mang màu hồng? - Ảnh 1.

    Một chiếc Spitfire sơn màu hồng

    Vậy rốt cuộc thì ý nghĩa của màu hồng ngụy trang trên các phương tiện quân sự là gì? Liệu người ta làm như vậy có phải chỉ để cho đẹp hay không?

    Tại sao lại có xe tăng, tàu chiến, thậm chí cả quân phục mang màu hồng? - Ảnh 2.

    Louis Mountbatten

    Người đầu tiên đề xuất việc sử dụng sơn ngụy trang màu hồng là Louis Mountbatten. Louis Mountbatten (sinh ngày 25 tháng 6 năm 1900, mất ngày 27 tháng 8 năm 1979) có tên đầy đủ là Louis Francis Albert Victor Nicholas Mountbatten. Ông là một sĩ quan và chính khách Hải quân Hoàng gia Anh, chú của Hoàng thân Philip, Công tước xứ Edinburgh, và người em họ thứ hai từng bị Nữ hoàng Elizabeth II chối từ . Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, ông giữ chức Tư lệnh Đồng minh Tối cao, Bộ Tư lệnh Đông Nam Á.

    Năm 1940, trong khi hộ tống một đoàn tàu vào buổi chiều tối, Mountbatten nhận thấy rằng có một con tàu trong đoàn đã biến mất khỏi tầm nhìn sớm hơn nhiều so với những chiếc còn lại do ánh sáng đỏ hồng tràn ngập bầu trời đại dương vào hầu hết các buổi sáng và buổi tối. Đó là một chiếc tàu chở khách Union-Castle được sơn màu xám pha giữa hoa cẩm quỳ và hoa oải hương (tiếng Anh: lavender mauve grey).

    Tại sao lại có xe tăng, tàu chiến, thậm chí cả quân phục mang màu hồng? - Ảnh 3.

    Một con tàu Union-Castle

    Tại sao lại có xe tăng, tàu chiến, thậm chí cả quân phục mang màu hồng? - Ảnh 4.

    Mountbatten cảm thấy hình thức ngụy trang thông minh này sẽ mang lại lợi thế cho tàu của mình trước kẻ thù vào lúc bình minh và hoàng hôn, bởi đây là những thời điểm nguy hiểm đối với tàu bè. Do vậy, ông đã ra lệnh sơn tất cả các tàu khu trục của hạm đội dưới quyền bằng loại sơn có chất màu tương tự do chính ông tạo ra bằng cách trộn màu xám trung tính với một lượng nhỏ sơn đỏ Venice (tiếng Anh: Venetian Red – mã màu Hex #C80815). 

    Kết quả thu được là một màu hồng ngả tím được đặt tên là màu hồng của Mountbatten (tiếng Anh: Mountbatten pink, mã màu Hex #997A8D).

    Tại sao lại có xe tăng, tàu chiến, thậm chí cả quân phục mang màu hồng? - Ảnh 5.

    Một thời gian sau, màu hồng ngụy trang của Mountbatten được cải tiến bằng cách sử dụng tông màu sáng hơn một chút để sơn những cấu trúc ở phần trên của tàu. Đến cuối năm 1942, tất cả các tàu có kích thước từ khu trục hoặc tương đương trở lên đều được sơn màu hồng Mountbatten. Mặc dù vậy, có nguồn tin cho rằng nhiều con tàu nhỏ hơn cũng được mang lớp ngụy trang hồng và chúng vẫn giữ màu này cho đến tận năm 1944.

    Hải quân Đức quốc xã (Kriegsmarine) và hải quân Mỹ cũng rất nhanh chóng "bắt trend" và thử nghiệm sơn một số tàu của họ bằng màu hồng nhạt, điển hình là chiếc USS Winslow của hải quân Mỹ.

    Tại sao lại có xe tăng, tàu chiến, thậm chí cả quân phục mang màu hồng? - Ảnh 6.

    DD-359 / AG-127 USS WINSLOW

    Vào tháng 4 năm 1944, một chiếc tàu Schnellboot (E-boat) S 147 của hải quân Đức quốc xã bị chìm ở eo biển Anh. Thủy thủ đoàn đã được Hải quân Hoàng gia Anh cứu rồi sau đó bắt giam. Báo cáo thẩm vấn tù binh cho biết họ tin rằng về tổng thể thì màu hồng của con thuyền có đem lại hiệu quả ngụy trang.

    Một trong những câu chuyện mang tính giai thoại (hay thậm chí có thể là "ngụy ngôn" – tương tự câu chuyện tắt động cơ máy bay núp trong mây để lừa địch) được kể để ủng hộ màu hồng Mountbatten là về tàu tuần dương HMS Kenya (biệt danh vào thời điểm đó là "The Pink Lady" do được sơn màu hồng Mountbatten). Trong Chiến dịch Bắn Cung (Operation Archery), vào ngày 27 tháng 12 năm 1941, màu sơn hồng đã giúp che đậy một cuộc đột kích của biệt kích Anh nhắm vào các vị trí của quân Đức trên đảo Vågsøy, Na Uy.

    Tại sao lại có xe tăng, tàu chiến, thậm chí cả quân phục mang màu hồng? - Ảnh 7.

    HMS Kenya được vẽ bởi Ross Watton

    Các khẩu pháo bố trí ven biển của quân Đức đã nã đạn vào HMS Kenya trong vài phút liên tục nhưng chỉ khiến cho chiếc tàu bị thiệt hại nhẹ. Người ta kể rằng do lớp ngụy trang màu hồng Mountbatten của HMS Kenya hòa trộn với màu hồng của thuốc nhuộm đánh dấu mà người Đức sử dụng trong đầu đạn pháo nên đã khiến cho các máy bay Đức từ trên cao không phân biệt được đâu là con tàu và đâu là các vệt màu do đạn pháo gây ra.

    Tại sao lại có xe tăng, tàu chiến, thậm chí cả quân phục mang màu hồng? - Ảnh 8.

    Màu hồng Mountbatten không chỉ được sơn cho tàu chiến mà nó còn được áp dụng cho các phương tiện và khí tài quân sự trên mặt đất, mà cụ thể là tại sa mạc Bắc Phi*. Ở đây, người ta nhận thấy rằng màu hồng hòa quyện rất tốt với cát trên sa mạc, và gần như không thể phân biệt được trên mặt đất vào thời điểm bình minh và hoàng hôn.

    Tại sao lại có xe tăng, tàu chiến, thậm chí cả quân phục mang màu hồng? - Ảnh 9.

    Lực lượng lục quân và các phi công cảm thấy khá lạ lẫm xen lẫn phấn khích khi sử dụng kiểu ngụy trang mới có tên Mountbatten Pink hay còn gọi là Báo Hồng (Pink Panther). Đã có một vài chiếc máy bay được sơn màu hồng, và chúng cũng chỉ được sử dụng vào những thời điểm nhất định trong ngày mà màu này cho hiệu quả tốt nhất là buổi sáng và buổi tối.

    Tại sao lại có xe tăng, tàu chiến, thậm chí cả quân phục mang màu hồng? - Ảnh 10.

    Sau đó, kiểu ngụy trang "màu hồng" cũng đã được người Mỹ và các lực lượng Ý-Đức tham gia chiến dịch châu Phi áp dụng. Có một giai thoại đồn rằng: trong trận đấu tăng lớn nhất lịch sử nhân loại tại vòng cung Kursk, người ta đã bắt gặp những chiếc xe tăng màu hồng của phát xít Đức. Do yêu cầu cấp thiết của tình hình lúc bấy giờ mà số xe tăng này đã bị điều động gấp rút từ châu Phi xa xôi đến Mặt trận phía Đông, thậm chí còn chưa kịp sơn lại. Tuy nhiên, không có thông tin nào xác nhận hoặc phủ nhận điều này.

    Tại sao lại có xe tăng, tàu chiến, thậm chí cả quân phục mang màu hồng? - Ảnh 11.

    Một đại diện khá nổi tiếng khác là mẫu xe đặc chủng dựa trên series Land Rover IIА 109 SAS (Special Air Service). Mẫu xe này được sơn màu hồng để trở nên khó bị phát hiện trên sa mạc, và do vậy nó mang biệt danh "The Pink Panther". Tổng cộng đã có 72 chiếc xe với màu sơn này được sản xuất.

    Tại sao lại có xe tăng, tàu chiến, thậm chí cả quân phục mang màu hồng? - Ảnh 12.

    Kíp lái của xe gồm ba người, được trang bị ba súng máy, súng phóng lựu đạn khói, thùng nhiên liệu có dung tích mở rộng, có lượng dự trữ đạn dược và nước dồi dào để phục vụ cho việc di chuyển trên sa mạc trong nhiều ngày mà không cần phải tiếp tế.

    Tại sao lại có xe tăng, tàu chiến, thậm chí cả quân phục mang màu hồng? - Ảnh 13.

    Tổng khối lượng của xe trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu là 3 tấn.

    Tại sao lại có xe tăng, tàu chiến, thậm chí cả quân phục mang màu hồng? - Ảnh 14.

    Những chiếc "Báo Hồng" đầu tiên được sản xuất để phục vụ cho các chiến dịch đặc biệt trên sa mạc Oman. Mẫu xe này nhanh chóng trở thành một trong những chiếc xe phổ biến nhất dành cho lực lượng đặc nhiệm sa mạc.

    Các thanh niên sơn hồng chiếc xe tăng T-34 ở Ba lan

    Cho đến ngày nay, tông màu hồng vẫn được sử dụng trong một số kiểu ngụy trang dùng cho địa hình sa mạc, cho các điều kiện đặc biệt, thời điểm trong năm và hay thậm chí cả thời gian trong ngày.

    Tại sao lại có xe tăng, tàu chiến, thậm chí cả quân phục mang màu hồng? - Ảnh 16.

    Alpenflage (quân phục ngụy trang của Thụy Sĩ: màu rất sáng, gồm đỏ, nâu đỏ, đen, xanh lá cây). Loại ngụy trang này được sử dụng khi tác chiến trên những ngọn núi của dãy Alps tháng ba-tháng tư, khi đó cây trái ở đây đang độ ra hoa.

    Tại sao lại có xe tăng, tàu chiến, thậm chí cả quân phục mang màu hồng? - Ảnh 17.

    (*): Mặt trận Bắc Phi hay chiến trường Bắc Phi là một trong những mặt trận chính của chiến tranh thế giới thứ hai, diễn ra tại vùng sa mạc Bắc Phi từ ngày 10 tháng 6 năm 1940 đến ngày 13 tháng 5 năm 1943 giữa phe Đồng Minh và phe Trục phát xít. Các quốc gia tham chiến chủ yếu ở phe Đồng Minh là Anh, Mỹ, lực lượng Pháp tự do còn ở phe Trục là Đức Quốc xã, Ý và chính phủ Vichy Pháp.

    Các chiến dịch và trận đánh lớn tiêu biểu tại mặt trận Bắc Phi có thể kể đến như cuộc Hành quân Bó Đuốc, trận El Alamein lần thứ hai và chiến dịch Tunisia. Mặt trận này cũng làm nên tên tuổi của thống chế người Đức, Erwin Rommel, người có biệt danh "Cáo sa mạc" cùng Quân đoàn Phi Châu của ông cũng như tướng Anh Bernard Law Montgomery nhờ chiến thắng quân Đức tại El Alamein. Thắng lợi của quân Đồng minh ở mặt trận này giúp họ đổ bộ dễ dàng vào đảo Sicilia của Ý vào tháng 7 1943 và loại nước này ra khỏi vòng chiến sau đó đồng thời giảm bớt áp lực cho Liên Xô tại mặt trận Xô-Đức.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ