Tesla thâu tóm công ty công nghệ tự động hóa của Đức nhằm bổ sung tiềm lực và quy mô sản xuất cho mình

    NPQM,  

    Thêm một quyết định đột biến nữa sau khi mua lại SolarCity ít lâu trước đó của Tesla.

    Thứ Ba ngày 8/11, Tesla chính thức công bố sẽ mua lại Grohmann Engineering - công ty sản xuất công nghệ tự động hóa của Đức.

    Mọi điều khoản liên quan đến thương vụ này, vốn phải tuân theo phê chuẩn pháp lý của Đức, vẫn chưa được tiết lộ. Trong một diễn biến khác, Tesla đã nhận định Grohmann như "một công ty kỹ thuật công nghệ tầm cỡ hàng đầu thế giới sẽ sớm trở thành Tesla Grohmann Automation."

    Trích lời công bố của Tesla:

    "Để đảm bảo nguồn năng lượng cung cấp dồi dào cho thế giới cần đến những nhà máy, cơ sở sản xuất quy mô lớn và hiện đại. Chỉ có như vậy mới ho phép chúng ta tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đi kèm với tiềm năng kinh tế lớn, trong khi tầm ảnh hưởng và phổ biến sẽ tỷ lệ nghịch một cách tích cực so với giá thành. Sử dụng máy móc để tạo nên máy móc, các nhà máy của chúng tôi nắm giữ vai trò trọng yếu và sẽ càng ngày càng chứng tỏ điều đó trong tương lai của ngành sản xuất kỹ thuật.

    Sau khi tăng mức chỉ tiêu đầu ra lên 500.000 chiếc ô-tô mỗi năm cho kế hoạch từ nay đến 2018, chúng tôi cũng đã ngay lập tức tìm đến những nguồn lực xứng đáng nhất để góp phần làm nên kỳ tích, bằng cách tập trung khai thác ưu điểm của hệ thống sản xuất tự động...

    Dẫn dắt bởi CEO Klaus Grohmann, Grohmann Engineering là một trong những cái tên tiên phong của thế giới trong lĩnh vực trên. Thương vụ này sẽ mang đến cho chúng tôi chuyên môn lãnh đạo của ông Grohmann, một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp với cung cách làm việc không phải bàn cãi thêm. Hơn nữa, đây sẽ được coi là nền tảng quan trọng, tiền đề mở đầu cho sự ra đời của trụ sở Tesla Advanced Automation đặt tại Đức, và còn nhiều dự định khác theo sau nữa. Chúng tôi sẽ đào tạo thêm 1000 kỹ sư cấp cao và nhiều vị trí kỹ thuật viên khác tại Đức trong vòng 2 năm tiếp theo."

    Cố phiếu của Tesla cũng tăng nhẹ trước giờ mở cửa, lên khoảng 194 USD.

    Năm 2016 được coi là năm tập trung đầu tư vào cơ sở sản xuất của Tesla, vốn là vấn đề tất yếu phải tính đến khi họ quyết định nâng chỉ tiêu sản xuất từ 100.000 lên 500.000 phương tiện mỗi năm. Ngoài ra, thị trường cung cấp pin năng lượng của Tesla - trụ sở tại Nevada - cũng sẽ được phân phối qua mạng để có thể tiện theo dõi và phục vụ nhu cầu của khách hàng.

    Được biết, từ trước tới nay, Đức vẫn luôn được coi là một ngôi nhà lý tưởng cho ngành công nghiệp sản xuất, đặc biệt là ở lĩnh vực ô-tô và máy móc tự động, với những cái tên đáng nể toàn cầu như Mercedes, BMW và Volkswagen.

    CEO Elon Musk của Tesla cũng đã nhấn mạnh ở 2 quan điểm: Tesla cần nâng cấp chuyên môn cơ sở sản xuất và tái cơ cấu lại toàn bộ quy trình đó. Đây cũng là lý do tại sao Tesla nói rằng việc họ "dùng máy móc để tạo nên máy móc" là một phần thúc đẩy đến thương vụ này.

    Musk chắc hẳn đã nhận ra từ trước về tình trạng sản xuất tiến triển chậm trễ của Tesla so với những số liệu đạt được trong quá khứ, khi mà cùng hợp tác với General Motors và Toyota với năng suất và sản lượng lên đến 500.000 xe mỗi năm.

    Tuy nhiên, trái ngược với những lo lắng đó, thống kê tại cơ sở Fremont của Tesla cho biết sản lượng đã tăng lên đến 400%.

    Trước đó, Tesla cũng có liên quan đến việc mua lại SolarCity với số tiền 2,6 tỉ USD, bao gồm cả những khoản nợ khổng lồ trước đó mà SolarCity đang gánh chịu. Grohmann Engineering lại có vẻ như thu về được một khoản kha khá doanh thu - 100 triệu USD - trước thềm sự kiện Euro vào năm 2015, dẫn đến việc để lộ chút manh mối về số tiền mà Tesla có thể trả để hoàn tất thương vụ này.

    Tham khảo: Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ