Thêm một lý do thể khiến bạn không muốn chọn điện thoại Android nữa

    Bảo Nam, Trí Thức Trẻ 

    Một báo cáo bảo mật mới phát hiện ra rằng một số điện thoại Android dường như đang ẩn chứa các tệp và ứng dụng mà người dùng không thể xóa được trên thiết bị.

    Có lẽ người dùng đã quá quen thuộc với các vấn đề bảo mật của hệ điều hành Android như các ứng dụng ăn cắp thông tin đăng nhập một cách dễ dàng hay sự không kiểm soát nội dung của nhà quản lý trên Google Play Store. Tuy nhiên, một báo cáo mới đây có thể khiến bạn sẽ không muốn mua thiết bị Android nữa, khi mà một số thiết bị có thể ẩn các ứng dụng và tệp tin ở dạng "không thể xóa được".

    Cụ thể, báo cáo từ công ty an ninh mạng Kaspersky cho biết họ nhận được ngày càng nhiều phàn nàn từ người dùng thiết bị Android về các quảng cáo xâm nhập trên điện thoại thông minh của họ từ các nguồn không xác định.

    Và trong một số trường hợp, các phần mềm quảng cáo này đã tự đặt chúng vào trong phân vùng hệ thống, khiến việc cố gắng loại bỏ nó có thể dẫn đến các lỗi phần cứng. Ngoài ra, quảng cáo có thể được nhúng trong các ứng dụng và thư viện hệ thống, tới mức không thể xóa được ở cấp lập trình.

    Có hai lý do giải thích được các nhà nghiên cứu bảo mật đưa ra. Một, phần mềm độc hại có quyền truy cập root trên thiết bị và cài đặt phần mềm quảng cáo trong phân vùng hệ thống. Hai, mã để hiển thị quảng cáo (hoặc trình tải của nó) đã được đưa vào firmware của thiết bị ngay cả trước khi nó tới tay người tiêu dùng.

    Thêm một lý do thể khiến bạn không muốn chọn điện thoại Android nữa - Ảnh 1.

    Báo cáo cũng chỉ mặt điểm tên hai phần mềm độc hại điển hình là Lezok và Triada Trojans, là loại phổ biến nhất được cài đặt trong phân vùng hệ thống của điện thoại thông minh. Một số loại khác được tìm thấy trong trình điều khiển giao diện đồ họa của thiết bị hoặc trong tiện ích Cài đặt.

    Báo cáo của Kaspersky cho rằng vấn đề nằm ở chỗ một số nhà cung cấp thiết bị di động đã muốn tối đa hóa lợi nhuận thông qua tất cả các loại công cụ quảng cáo, ngay cả khi những công cụ đó gây bất tiện cho chủ sở hữu thiết bị.

    Và nếu các hệ thống quảng cáo sẵn sàng trả tiền cho lượt xem, số lần nhấp và cài đặt bất kể nguồn gốc của chúng là gì, thì việc nhúng các mô-đun quảng cáo vào các thiết bị để tăng lợi nhuận từ mỗi thiết bị được bán sẽ vẫn được tiếp tục. Và thật không may, nếu người dùng mua một thiết bị có phần mềm quảng cáo được cài đặt sẵn như vậy, thường họ sẽ không thể gỡ bỏ thiết bị mà không có nguy cơ làm hỏng hệ thống.

    Đầu năm nay, gần 600 ứng dụng đã bị Google cấm trên Play Store vì vi phạm chính sách quảng cáo của công ty. Tuy nhiên, các ứng dụng này đã được cài đặt hơn 4,5 tỷ lượt trước khi Google hành động.

    Tham khảo BGR

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ