Chắc hẳn không ít người tò mò với dáng chạy hơi cúi về phía trước, vòng tay ra sau của các nhân vật trong Naruto có thực sự khiến cho họ nhanh hơn với kiểu chạy thông thường?
Nếu bạn là fan của Naruto thì sẽ không có gì lạ lẫm khi nhắc tới kiểu chạy của các nhân vật trong đó, họ luôn cúi người hướng về phía trước trong khi vòng tay ra phía sau với tốc độ cực kì nhanh.
Kiểu chạy của các nhân vật trong Naruto.
Nhưng hầu như chúng ta ngoài đời thực đều hướng cánh tay của mình về phí trước trong khi chạy. vì vậy sẽ không ít người tự hỏi liệu cách chạy vòng cánh tay về phía sau có thực sự hiệu quả hay không?
Hay nói một cách khác nếu chạy theo dáng của các nhân vật trong Naruto, chúng ta có chạy nhanh hơn bình thường hay không?
Bởi vậy kênh YouTube "Because Science" đã cùng thực hiện thử nghiệm với một vận động viên giành được huy chương vàng trong cuộc thi chạy nước rút để tìm ra câu trả lời cho thắc mắc này.
Thử nghiệm cách chạy như các nhân vật trong Naruto.
Trong video, người dẫn chương trình của kênh có tên Kyle Hill giải thích cho chúng việc dáng chạy của các nhân vật trong Naruto sẽ có tốc độ nhanh hơn so với dáng chạy của chúng ta ngoài đời thực dưới cái nhìn của lý thuyết khoa học.
Theo vật lý, lực cản bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm vận tốc của vật chuyển động, mật độ của vật liệu mà nó đi qua và diện tích bề mặt của mặt của vật đối diện với hướng nó đang di chuyển.
Một giả thuyết về lý do tại sao Naruto có thể chạy nhanh hơn là vì cách chạy đó làm giảm diện tích bề mặt bị ảnh hưởng bởi sức cản của gió, từ đó có thể làm giảm lực cản và khiến cho tốc độ được tăng lên.
Để kiểm tra lý thuyết của mình, Kyle đã mời vận động viên Jeneba Tarmoh, người đã từng giành được huy chương vàng quốc tế về chạy nước rút để thử nghiệm kiểu chạy như Naruto và xem liệu dáng chạy đó có thực sự thay đổi được tốc độ hay không.
Khi được hỏi về cách chạy này, Jeneba nói rằng cô nghĩ nó sẽ không chỉ chậm hơn mà còn nguy hiểm hơn so với dáng chạy thông thường, vì việc hướng người về phía trước có thể làm tăng khả năng bị vấp ngã.
Đối với thí nghiệm của họ, cả Jeneba và Kyle đều bấm giờ để đo thời gian với quãng chạy 50 m.
Mỗi người chạy một lần theo cách thông thường và ba lần theo cách chạy Naruto, sau đó tính thời gian trung bình của 3 lần đó rồi so sánh với thời gian chạy đối với kiểu thông thường.
Trái ngược lại với lý thuyết được đề ra lúc đầu, trong cuộc thử nghiệm, cả Jeneba và Kyle đều bị chạy chậm hơn 3% khi chạy như Naruto so với tư thế thông thường.
Không chỉ vậy, họ đều cảm thấy chạy hướng người về phía trước sẽ mệt mỏi và cảm thấy nguy hiểm hơn vì sự phân bổ trọng lượng cơ thể không được đồng đều từ đó dẫn đến lệch trọng tâm trong di chuyển.
Cụ thể, khi chạy theo dáng Naruto bạn sẽ không thể nâng đầu gối quá nhiều cũng như việc cánh tay không thể vung ra, điều này khiến cho cơ thể hoàn toàn không được cân đối, tất cả những thứ đó sẽ khiến cho khả năng vấp ngã tăng cao.
Jeneba cũng cho biết cách chạy này cũng sẽ có tác động tâm lý bởi vì chạy như vậy sẽ nguy hiểm hơn và điều đó sẽ khiến bạn chậm lại về mặt tinh thần.
Vì vậy qua thí nghiệm nhỏ này, chúng ta có thể thấy chạy như Naruto trên thực tế không cải thiện tốc độ của bạn mà ngược lại nó lại khiến cho chúng ta chậm đi. Ba phần trăm nghe có vẻ không nhiều, nhưng nó tạo ra sự khác biệt lớn trong các trận chiến sinh tử của ninja. Tin tôi đi!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"
Không chỉ là một mô hình AI mới, sự ra đời của Gemini 2.0 còn được Google xem như là cột mốc chuyển giao sang thời đại của các "tác nhân AI".
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI