10 nhân vật nổi tiếng thành công sau mốc 40 tuổi

    Dee Tee,  

    “Chẳng bao giờ là quá muộn để bắt đầu” bởi ở mọi lĩnh vực, thành công không giới hạn độ tuổi.

    Để đạt được thành công trong sự nghiệp, người ta cần đánh đổi bằng khả năng, sự sáng tạo, và đôi khi là cả thời gian nữa. Có những người gặp thất bại khi còn trẻ, nhưng bằng chính thực lực của mình, thành công đã tìm đến với họ sau này.

    Hãy cùng điểm qua những nhân vật phải đợi đến sinh nhật lần thứ 40 mới để lại dấu ấn cho toàn thế giới.

    1. Stan Lee

    Họa sỹ kỳ cựu này chính là người đặt viên gạch đầu tiên để xây dựng nên đế chế truyện tranh Marvel với việc cho ra đời tác phẩm huyền thoại “The Fantastic Four”, cũng là bộ truyện tranh đầu tay của ông, ngay trước sinh nhật lần thứ 39 vào năm 1961.

    Trong vài năm tiếp theo, ông đã tạo ra những huyền thoại khác của Marvel Universe, bao gồm những nhân vật như Spider Man, Iron Man hay X-Men sau này đã trở thành các biểu tượng của văn hóa giải trí Mỹ.

    Stan Lee vừa là nhà văn, họa sĩ, chỉ đạo sản xuất, dẫn chương trình, diễn viên và cũng đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị của Marvel Comics. Lee đã góp công rất lớn trong việc đưa Marvel từ một công ty nhỏ trở thành một tập đoàn đa phương tiện khổng lồ.

    Tôi chưa bao giờ nghĩ Người Nhện sẽ trở thành một biểu tượng lớn như bây giờ. Lúc đó tôi mong cuốn truyện này sẽ bán được và mình giữ được công việc - Stan Lee.

    "Tôi chưa bao giờ nghĩ Người Nhện sẽ trở thành một biểu tượng lớn như bây giờ. Lúc đó tôi mong cuốn truyện này sẽ bán được và mình giữ được công việc" - Stan Lee.

    2. Donald Fisher

    Khi cùng vợ mở cửa hàng quần áo mang thương hiệu GAP đầu tiên tại San Francisco vào năm 1969, Donald Fisher đã bước sang tuổi 40 và chưa hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ. Chỉ một năm sau, GAP đã có cửa hàng thứ 2 ở San Jose và Donald Fisher cùng vợ chỉ mất chưa tới 4 năm để mở rộng chuỗi kinh doanh tới 25 địa điểm khác nhau.

    Theo thời gian, thời trang của GAP nhanh chóng góp phần tạo xu hướng cho thế giới, và ngày nay nó là một trong chuỗi bán lẻ quần áo lớn nhất thế giới. Ông qua đời năm 2009 ở tuổi 81 và để lại một đế chế không dễ gì lật đổ.

    Donald Fisher và vợ, Doris Fisher, trong những ngày đầu của GAP.

    Donald Fisher và vợ, Doris Fisher, trong những ngày đầu của GAP.

    3. Vera Wang

    Vera Wang, tên tiếng Hoa là Vương Vi Vi, sinh năm 1949 tại New York trong một gia đình người Hoa. Bà bước vào thế giới thời trang vào năm 1970 với vai trò biên tập thời trang cho tạp chí Vogue danh tiếng, sau đó 2 năm bà rời Vogue để đầu quân cho hãng Ralph Lauren.

    Ngoại hình yếu đuối và đậm chất Á đông, nhưng Vera Wang là mẫu người phụ nữ mạnh mẽ, lý tính và luôn phấn đấu vì sự nghiệp. Trong một thời gian dài làm việc tại Vogue, bà làm việc cả 7 ngày trong tuần và ít khi có thời gian để hẹn hò.

    Kể từ đó cho tới lúc thành lập thương hiệu riêng mang tên Vera Ellen Wang, bà dần khẳng định mình là một trong những nhà thiết kế hàng đầu thế giới và thương hiệu váy cưới của bà là ước mơ của rất nhiều cô dâu trên thế giới.

    Hiện Vera Wang đã bước qua tuổi 66 nhưng khả năng sáng tạo của bà vẫn không hề suy giảm.

    Vera Wang, 66 tuổi, gừng càng già càng cay.

    Vera Wang, 66 tuổi, gừng càng già càng cay.

    4. Samuel L. Jackson

    Nam diễn viên kỳ cựu này được biết tới như một gương mặt tên tuổi của làng điện ảnh Hollywood những bộ phim đình đám như Jurassic Park, Pulp Fiction, Star Wars hay gần đây được nhiều người biết đến với vai diễn Nick Fury trong những bộ phim của Marvel Studio.

    Thế nhưng không nhiều người biết rằng ông phải vật lộn với thuốc phiện trong nhiều năm, và phải chờ tới năm 43 tuổi, sự nghiệp diễn viên của Samuel mới gây được tiếng vang lớn khi đoạt giải thưởng “Diễn viên phụ xuất sắc nhất” tại Liên hoan phim Cannes với bộ phim "Jungle Fever" của đạo diễn Spike Lee vào năm 1991. Kể từ đó, các vai diễn “đắt” lần lượt tìm đến với diễn viên tài năng này, khẳng định khả năng diễn xuất ấn tượng của ông trong làng điện ảnh thế giới.

    Nick Fury, một trong những vai diễn gần đây của Samuel L .Jackson.

    Nick Fury, một trong những vai diễn gần đây của Samuel L .Jackson.

    5. Sam Walton

    Sam Walton qua đời năm 1992 đúng dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Wal-mart.

    Sam Walton qua đời năm 1992 đúng dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Wal-mart.

    Cha đẻ của chuỗi siêu thị bán lẻ Wal-mart nổi tiếng này được mệnh danh là “ông vua bán lẻ ở Mỹ”, Sam Walton đã sở hữu công việc quản lý bán lẻ khá thành công ở độ tuổi 20 và 30. Tuy nhiên, sự nghiệp của ông chỉ “bùng nổ” khi ông vừa bước sang tuổi 44. Sau khi thành lập chi nhánh bán lẻ Wal-mart đầu tiên ở Arkansas vào năm 1962, đến nay Sam Walton đã sở hữu một hệ thống bán lẻ đồ sộ bậc nhất thế giới với hơn 11,000 cửa hàng ở 28 quốc gia, góp vào tổng giá trị của thương hiệu lên đến gần 500 tỷ USD.

    6. Henry Ford

    Chất lượng có nghĩa là làm đúng kể cả khi không có ai để ý - Henry Ford.

    "Chất lượng có nghĩa là làm đúng kể cả khi không có ai để ý" - Henry Ford.

    "Ông trùm" Henry Ford thành lập công ty Ford Motors vào năm 1903, cùng với đó chế tạo và sản xuất nhiều mẫu xe hơi tầm trung cho các hộ gia đình Mỹ. Ford cũng chính là người giới thiệu mẫu xe ô tô Model T mang tính cách mạng vào năm 1908. Vào thời điểm đó, ông đã 45 tuổi, và trở thành một trong những người giàu có và nổi tiếng nhất trên thế giới. Trong suốt sự nghiệp của mình, Ford luôn duy trì đóng góp phần lớn tài sản cá nhân vào quỹ từ thiện Ford Foundation.

    7. Julia Child

    Nữ hoàng nấu ăn Julia Child.

    Nữ hoàng nấu ăn Julia Child.

    Julia Child là một đầu bếp, tác giả và nhân vật truyền hình người Mỹ. Bà được biết đến vì đã có công đưa ẩm thực Pháp đến với công chúng Mỹ qua cuốn sách nấu ăn đầu tay “Mastering the Art of French Cooking” cùng với show truyền hình nấu ăn của riêng bà. Sau khi tốt nghiệp đại học, bà chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, viết sách và xuất bản.

    Chỉ đến năm 1961, sau vài lần “chào hàng” thất bại tới vài nhà xuất bản lớn, bà đã cho ra mắt cuốn sách lừng danh gồm 726 trang đúc kết kinh nghiệm nấu các món ăn Pháp. Tới lúc này, Julia Child mới được cả nước Mỹ biết đến và được ca tụng với danh xưng “Bà hoàng không ngai của làng ẩm thực”. Lúc này, bà đã 50 tuổi.

    8. Betty White

    Betty White thời thanh xuân.

    Betty White thời thanh xuân.

    Không phải nữ diễn viên nào cũng đạt thành công vào thời thanh xuân của mình, Betty White là một ví dụ điển hình nhất. Bà là một trong những nữ diễn viên kỳ cựu đã đoạt vô số giải thưởng điện ảnh danh giá trong suốt 80 năm hoạt động nghệ thuật.

    Bắt đầu tham gia làng giải trí từ năm 17 tuổi với đủ vai trò nhưng phải đến năm 1973, khi ở tuổi 51, tên tuổi của Betty White mới dần được công chúng nhớ đến và ngưỡng mộ với vai diễn trong show truyền hình “The Mary Tyler Moore Show". Vào năm 2013, Betty White đã được Kỷ lục thế giới Guinness công nhận là nữ diên viên có sự nghiệp điện ảnh kéo dài nhất với gần 80 năm cống hiến.

    9. Taikichiro Mori

    Một trong những bức ảnh hiếm hoi về Taikichiro Mori.

    Một trong những bức ảnh hiếm hoi về Taikichiro Mori.

    Taikichiro Mori là một học giả người Nhật, sau đó đã trở thành nhà đầu tư bất động sản có sự nghiệp rực rỡ ở độ tuổi 51 khi ông thành lập Công ty Xây dựng Mori vào giữa những năm 90 - một trong những công ty kinh doanh bất động sản thành công nhất.

    Trong suốt những năm hoạt động, các khoản đầu tư của ông luôn thu về thành công ngoài mong đợi. Chính điều này đã khiến tạp chí Forbes xếp hạng ông là người giàu nhất thế giới vào năm 1992. Lúc này, ông đang sở hữu trong tay khối tài sản đồ sộ có giá trị ròng lên đến 13 tỷ USD.

    10. Ray Kroc

    Ông chính là người đưa thương hiệu đồ ăn nhanh McDonald trở lại từ cõi chết và biến nó thành một tượng đài. Ray Kroc khởi nghiệp với vị trí bán thiết bị làm sữa lắc, đến năm 1954, ông đã có khả năng mua lại McDonald's ở tuổi 52.

    Kể từ đó, ông đã cho triển khai nhiều kế hoạch nhằm vực dậy McDonald’s và biến nó trở thành một trong những thương hiệu đồ ăn nhanh thành công nhất thế giới. Kroc còn góp mặt trong danh sách 100 Gương mặt có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ của tạp chí Time vào năm 1999.

    McDonald được như bây giờ là nhờ có Ray Kroc.

    McDonald được như bây giờ là nhờ có Ray Kroc.

    Có thể thấy, họ chính là minh chứng cho câu nói “Chẳng bao giờ là quá muộn để bắt đầu” bởi ở mọi lĩnh vực, thành công không giới hạn độ tuổi.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ