40 quốc gia đang thử nghiệm robot sát thủ nhưng chưa có luật điều chỉnh

    Billvn,  

    Nhiều nhà đang lo ngại trước viễn cảnh các "robot sát thủ" với trí thông minh nhân tạo trở thành sự thật.

    Các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo đã có một cuộc gặp mặt tại Diễn đàn kinh tế Thế giới ở Davos để thảo luận về tương lai của "robot sát thủ" tự động.

    Liên quan đến vấn đề nay, năm ngoái, Elon Musk, vị CEO của Tesla đã lên tiếng kêu gọi thế giới ban hành một lệnh cấm robot chiến đấu tự động. Tuy nhiên, theo Sir Roger Carr – Chủ tịch của công ty sản xuất vũ khí BAE (Anh) thì hiện nay có khoảng 40 quốc gia đang làm việc với công nghệ này, trong đó có Mỹ.

    Angela Kane, đại diện của Cơ quan giải trừ quân bị của Liên Hợp Quốc cho biết các cuộc hội thảo về hợp tác quốc tế cho vấn đề này được bắt đầu từ năm 2014 nhưng tính đế nay vẫn chưa đạt được những tiến triển lớn.

    Bà giải thích rằng các nhà hoạch định chính sách đã không theo kịp với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thậm chí hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thống cho "robot sát thủ" hay "vũ khí tự động" (theo nghĩa vũ khí có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo).

    Stuart Russell, giáo sư về khoa học máy tính tại Đại học UC Berkeley và cũng là một trong những người cùng với Elon Musk ký tên vào thư ngỏ yêu cầu lệnh cấm loại vũ khí này năm ngoái nói rằng trong vòng 18 tháng hoặc hai năm tới: "Nếu con người muốn quét sạch nam giới trong một thành phố nào đó, chúng (các robot sát thủ tự động) có thể làm điều này".

    Mặc dù không bị chi phối bởi một đạo luật cụ thể nhưng tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng "robot sát thủ" sẽ phá vỡ những quy ước của chiến tranh từ trước đến nay.

    Những người tham gia sự kiện tại Davos cũng được thăm dò ý kiến về robot sát thủ tự động. Nhiều người có thể tìm thấy niềm an ủi từ robot (thay thế cho những đứa con của họ) nhưng chắc chắn không ai muốn kẻ thù của họ biến thành những tên robot sát thủ máu lạnh.

    Tham khảo: Thenextweb

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ