Apple: "Dữ liệu của người Trung Quốc vẫn nằm ở Trung Quốc nhưng chìa khóa để mở nó lại đặt ở Mỹ"

    Tân Phan,  

    Apple không bao giờ cài phần mềm gián điệp vào iOS, nếu không dữ liệu lưu trên iPhone hay iCloud sẽ dễ dàng bị truy cập bởi các chính phủ nước khác.

    Apple đang cố gắng để kết thúc "cuộc chiến" của họ với FBI tại Bộ Tư Pháp Mỹ trong sự việc công ty phải giúp các điều tra viên mở khóa chiếc iPhone được sử dụng bởi tên tội phạm. Trước đó Apple đã nhắc lại nhiều lần rằng Quốc Hội Mỹ nên quyết định các bộ luật bên thi hành pháp có thể sử dụng trong việc điều tra và việc chính phủ ép công ty mở khóa chiếc điện thoại bằng bộ luật có từ hơn hai thập kỉ trước là không ổn. Ngoài ra, đại diện Apple còn cho rằng việc ép buộc Apple tạo ra phần mềm để làm suy yếu hệ thống bảo mật của iPhone sẽ gây nguy hại đến hàng trăm triệu người dùng của họ.

    Lập luận đối nhau của hai bên đang tiến triển ngày càng nóng lên kể từ khi thẩm phán Sheri Pym đã ra lệnh cho Apple giúp FBI truy cập dữ liệu mã hóa trên chiếc điện thoại được sử dụng bởi một trong những kẻ khủng bố có liên quan đến cuộc tấn công ở San Bernardino, California. Ngoài ra, đại diện của cả hai bên đã xuất hiện trước các báo chí và truyền hình quốc gia để vẽ nên viễn cảnh thảm khốc có thể xảy ra đối với sự an toàn/quyền tự do thông tin/an ninh quốc gia nếu bên còn lại thắng.

    "Sự kiện này làm chúng tôi thấy rất khó xử, nhưng trong trường hợp này tòa án nên bảo vệ các quyền tự do dân sự, các quy định của pháp luật và từ chối yêu cầu quá đáng của chính phủ", đại diện Apple chia sẻ vào thứ ba vừa qua. Phiên tòa xét xử cuối cùng sẽ diễn ra vào 22 tháng 3 sắp tới.

    Phá vỡ sự cân bằng

    Người phát ngôn của Bộ Tư Pháp, Emily Pearce, cho biết trong một tuyên bố rằng chính phủ sẽ phản hồi những lời đề nghị của Apple tại tòa án. "Như chúng tôi đã nói, Hiến Pháp và ba nhánh của chính phủ liên bang nên được giao phó để cân bằng giữa quyền riêng tư của mỗi công dân và an ninh quốc gia", Pierce nói. Cũng trong sự việc qua, nhiều công ty công nghệ đã đứng về phía Apple, bao gồm Amazon, Google và Microsoft. Apple cho rằng thực sự FBI đang yêu cầu Apple tạo ra một chiếc "khóa chủ" để có thể mở khóa bất cứ chiếc iPhone nào và điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến sự an toàn dữ liệu của khách hàng.

    GovtOS

    Apple nhấn mạnh rằng phần mềm bên thi hành pháp yêu cầu Apple lập trình, hay còn gọi là GovtOS, có thể được dùng trên bất kì chiếc điện thoại khác chứ không chỉ của tên tội phạm Farook.

    "Một khi GovtOS được tạo, việc tích hợp nó lên một thiết bị khác là chuyện rất đơn giản. Nếu Apple bị ép phải tạo ra GovtOS để phục vụ việc mở khóa chiếc điện thoại của tên tội phạm trong sự việc vừa qua thì chỉ mất vài phút để Apple có thể cài nó lên các điện thoại khác. Nói chung việc sử dụng nó cho các thiết bị khác rất đơn giản", một kỹ sư của Apple trình bày.

    Apple đã lấy lí do bảo vệ dữ liệu của khách hàng làm lập trường của mình trong suốt sự việc vừa qua và họ đã lên án chính phủ đã dùng những bộ luật không hợp lí để ép họ phải thực hiện mệnh lệnh.

    Quan ngại về Trung Quốc

    Apple vừa qua đã bác bỏ tuyên bố của Bộ Tư Pháp Mỹ cho rằng việc bảo mật của công ty đối với các chính phủ nước khác hoàn toàn không đồng đều nhau.

    "Apple không bao giờ cài phần mềm gián điệp vào iOS, nếu không dữ liệu lưu trên iPhone hay iCloud sẽ dễ dàng bị truy cập bởi các chính phủ nước khác. Chính phủ Mỹ đã sai khi cáo buộc Apple rằng chúng tôi đã dành một sự ưu ái đặc biệt cho Trung Quốc. Apple sử dụng cơ chế bảo mật chung cho toàn thế giới, đồng thời tuân theo các quy chế của các chính phủ nước đó", đại diện Apple tuyên bố.

    "Những dữ liệu của người dùng Trung Quốc được lưu trữ ở máy chủ nước này, nhưng chúng đã được mã hóa và chìa khóa giải mã được cất giữ cẩn thận tại nước Mỹ", luật sư của Apple chia sẻ trong một cuộc nói chuyện qua điện thoại với phóng viên.

    Tham khảo Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày