Bộ trưởng Cao Đức Phát kêu không có tiền làm Chính phủ điện tử

    PV,  

    Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết: “Việc triển khai Chính phủ điện tử ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn gặp khó khăn. Chúng tôi muốn làm khoảng 10 dịch vụ công cấp độ 3 và cấp độ 4, nhưng vốn hiện nay cấp chỉ đủ làm độ 6 dịch vụ”.

     Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát.

    Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát.

    Phát biểu tại buổi họp Chính phủ mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết: “Việc triển khai Chính phủ điện tử ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn gặp khó khăn. Chúng tôi muốn làm khoảng 10 dịch vụ công cấp độ 3 và cấp độ 4, nhưng vốn hiện nay cấp chỉ đủ làm độ 6 dịch vụ”.

    Trả lời vấn đề này của ông Cao Đức Phát, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: “Kinh phí cho dịch vụ công thì phải lấy kinh phí chi tiêu thường xuyên của Bộ. Tôi làm việc với nhiều Bộ và thấy rằng anh em hay sa đà vào vấn đề kỹ thuật. Chính phủ đã có nghị quyết cho thuê dịch vụ CNTT. Khi thuê dịch vụ thì vấn đề về kỹ thuật sẽ do các đối tác chịu trách nhiệm, còn các Bộ chỉ lo cung cấp dịch vụ cho người dân”.

    Trong nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 12/2015, Chính phủ đã chỉ đạo phải nâng cao chất lượng dịch vụ công theo tinh thần Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử. Theo Nghị quyết, một trong những kết quả của công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong năm 2015 là đã quan tâm chỉ đạo cải tiến phương thức, lề lối làm việc, nâng cao năng lực hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, tạo bước chuyển biến mới, đặc biệt là việc tăng cường ứng dụng CNTT, thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công vụ, phục vụ nhân dân.

    Về nhiệm vụ năm 2016, Chính phủ xác định sẽ tập trung chỉ đạo tiếp tục cải tiến phương thức, lề lối làm việc, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước gắn với đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp; bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả, kịp thời, công khai, minh bạch trong thực thi công vụ; đồng thời nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công theo tinh thần Nghị quyết 36a ngày 14/10/2015 của Chính phủ.

    Chính phủ yêu cầu Văn phòng Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử để các Bộ, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện.

    Các chỉ tiêu chủ yếu được đặt ra tại Nghị quyết 36a là trong ba năm 2015 - 2017 tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính.

    Phấn đấu đến hết năm 2016 các bộ, ngành Trung ương có 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ (dịch vụ công trực tuyến mức độ 3).

    Phấn đấu đến hết năm 2016, một số dịch vụ công phổ biến, liên quan nhiều tới người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4).

    Theo ICTNews​

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ