Cho đi 99% cổ phần tại Facebook, Mark Zuckerberg bị nghi trốn thuế

    Yến Thanh,  

    Đây là chủ đề được bàn tán nhiều nhất xoay quanh CEO Mark Zuckerberg trong những ngày vừa qua. Giáo sư tài chính - David Yermack cho rằng đây là một trong những cách lách luật của các tỷ phú.

    Như chúng ta đã biết, vào ngày hôm qua, khi CEO của Facebook là Mark Zuckerberg đón chào cô con gái đầu lòng, tỷ phú công nghệ này đã tuyên bố cho đi 99% cổ phần tại Facebook để phục vụ cho những hoạt động thiện nguyện, vì nhân loại trong tương lai.

     Đây là sự kiện rất trọng đại với CEO Mark Zuckerberg.

    Đây là sự kiện rất trọng đại với CEO Mark Zuckerberg.

    Ngay lập tức, giới truyền thông và cả người dùng đã ca tụng vị CEO trẻ tuổi lên mây xanh. Thế nhưng, trên thực tế, người ta đã phát hiện ra rằng, số tiền tương đương 45 tỷ USD của Mark Zuckerberg đã không được sử dụng hoàn toàn vào hoạt động từ thiện như đã tuyên bố.

    Như đã đưa tin, Chan Zuckerberg Initiative - tổ chức mà vợ chồng tỷ phú Mark Zuckerberg sẽ chuyển toàn bộ 99% cổ phần của họ tại Facebook, không phải là một công ty phi lợi nhuận như nhiều người tưởng tượng. Thực chất, tổ chức này hoạt động dưới dạng một công ty trách nhiệm hữu hạn.

    Câu hỏi đặt ra: Mark Zuckerberg được gì sau hành động này?

    Chúng tôi xin được lược dịch những suy đoán của tờ TheDailyBeast trong trường hợp này:

    - Thứ nhất, lợi ích mà bất kì ai cũng có thể nghĩ tới khi nghe tin CEO Facebook hiến tặng 99% cổ phần của mình tại công ty chính là danh tiếng. Với mục đích cao cả, hành động cho đi tới 45 tỷ USD khiến Mark Zuckerberg được xếp vào hàng ngũ các tỷ phú "vì nhân loại" tương tự ngài Bill Gates trước đây.

    - Thứ hai, dù chưa từng được công bố, nhưng Mark Zuckerberg lại hưởng lợi rất nhiều về mặt tài sản, cụ thể là khối tài sản trị giá 45 tỷ USD như đã đề cập. Để chứng minh cho luận điểm này, trang Thedailybeast đã trích dẫn bài báo của Giáo sư tài chính - David Yermack vào năm 2008.

    Được biết, bài báo này có tiêu đề Deductio Ad Absurdum: Khi các tỷ phú quyên tặng cổ phiếu cho các tổ chức tư. Trong đó, bài báo này đề cập tới 2 vấn đề cốt lõi: động cơ khiến các tỷ phú thi nhau làm từ thiện, và ảnh hưởng của những động thái này tới thị trường chung.

     Lần đầu tiên, lòng nhân từ và bác ái của CEO Facebook được mang ra mổ xẻ.

    Lần đầu tiên, lòng nhân từ và bác ái của CEO Facebook được mang ra mổ xẻ.

    Về mặt động cơ, giáo sư David Yermack cho biết, việc các CEO, tỷ phú thi nhau hiến tặng tài sản của mình cho các tổ chức tư nhân, hay phi lợi nhuận do chính họ lập ra, thực chất là để trốn tránh trách nhiệm đóng thuế cho các cơ quan chức năng, hoặc chính quyền sở tại.

    Bởi với những khoản đóng góp lớn lên tới hàng tỷ USD, ít nhất, các tỷ phú sẽ tiết kiệm được khoảng 1/3 giá trị khối tài sản mà mình đã quyên tặng. Áp dụng với trường hợp của CEO Mark Zuckerberg, vị tỷ phú này đã may mắn không mất đi khoảng 300 triệu USD khi đóng góp cho tổ chức Chan Zuckerberg Initiative 1 tỷ USD.

    Sẽ có nhiều người đặt ra câu hỏi, tại sao các tỷ phú lại được ưu ái, và miễn trừ thuế nhiều tới vậy? Được biết, nước Mỹ từng ra luật định, bất kì ai sở hữu chứng khoán, nếu muốn hành động vì mục đích đóng góp cho nhân loại, cộng đồng và xã hội đều sẽ được xem xét giảm trừ thuế.

    Về mặt lý thuyết, đây là một hành động mang tính khích lệ các CEO, các tỷ phú cống hiến nhiều hơn cho những người xung quanh. Thế nhưng, giáo sư David Yermack nhận định, đây lại chính là một kẽ hở, giúp những vị tỷ phú không trong sạch lách luật.

    Bởi theo theo cách hiểu của ông này, dù họ có cho đi bao nhiêu % cổ phần hay khối tài sản của mình, nhưng miễn tổ chức mà họ gây quỹ đều nằm trong tầm kiểm soát, họ vẫn có quyền điều hành công ty trong tương lai gần. Nói cách khác, dù mang danh làm từ thiện, nhưng họ vẫn có thể chi phối công ty.

    CEO đem cổ phần làm từ thiện có ảnh hưởng tới thị trường?

    Trong bài báo vào năm 2008, giáo sư David Yermack cũng chỉ ra rằng, ông đã ghi nhận tới 150 vụ chuyển nhượng cổ phần tương tự, từ năm 2003 tới năm 2005, liên quan tới các CEO, các nhà tỷ phú đóng góp cổ phần đề làm công việc từ thiện.

     Mark Zuckerberg và vợ chính là những người đứng sau tổ chức Chan Zuckerberg Initiative.

    Mark Zuckerberg và vợ chính là những người đứng sau tổ chức Chan Zuckerberg Initiative.

    Dù chưa có một thống kê mang tính khoa học, nhưng vị giáo sư này đã nhận ra rằng, sau mỗi cuộc chuyển nhượng như vậy, thị trường chứng khoán sẽ gặp phải những dấu hiệu xấu, từ 5 tới 20 ngày sau đó. Ngoài ra, ông cũng tìm ra một quy luật với những vụ việc như của CEO Mark Zuckerberg.

    Giáo sư David Yermack cho biết, thông thường, khi các tỷ phú tuyên bố đóng góp cổ phần của mình cho các hoạt động từ thiện, cổ phiếu của công ty họ sẽ đang ở mức đỉnh. Thế nhưng, cho tới khi cuộc chuyển nhượng diễn ra thành công, giá trị của những cổ phiếu này sẽ nhanh chóng xuống giá.

    Nhìn vào những con số hiện tại, có vẻ như giá trị cổ phiếu của Facebook đã tăng tới 37,3% trong năm vừa qua, có thể coi là đạt đỉnh trong bối cảnh mà thị trường chứng khoán chung tại Mỹ chỉ tăng khoảng 1%. Và điều này phần nào cho thấy, những nhận định của giáo sư David Yermack là khá chính xác.

    Trong khi đó, về vế thứ hai, nghĩa là thị trường chứng khoán sẽ gặp phải những dấu hiệu xấu, từ 5 tới 20 ngày sau đó, chúng ta vẫn chưa thể kiểm chứng. Bởi ở thời điểm hiện tại, Mark Zuckerberg mới công bố kế hoạch thiện nguyện của mình được 2 ngày.

    Và trong ngày hôm qua, hôm nay, thị trường cổ phiếu vẫn chưa có nhiều thay đổi. Nhất là khi nước Mỹ vẫn đang tràn ngập không khí sau ngày Lễ Tạ Ơn thường niên.

    Để kiểm chứng động cơ thực sự phía sau hành động hiến tặng 99% cổ phần tại Facebook của tỷ phú Mark Zuckerberg, có lẽ chúng ta cần nhiều thời gian hơn thế.

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ