Điện thoại đã cứu vớt cuộc sống của nạn dân Syria như thế nào?

    PV,  

    Các tổ chức phi lợi nhuận đang hỗ trợ các thiết bị kết nối phần cứng và mạng Internet để cứu giúp những di dân từ cuộc chiến Syria.

    Đối với những người tị nạn Syria, việc lênh đênh trên biển trong 6 dặm từ Thổ Nhĩ đến châu Âu, vật mà họ quý giá nhất là điện thoại di động.

    Điểm đến của họ là hòn đảo Lesbos của Hy Lạp, nơi mà những người này hi vọng họ sẽ được nhận ở một nước châu Âu. Khi sống trên đảo, những chiếc điện thoại luôn được bọc nilon cẩn thận, bảo vệ thân máy khỏi cát và nước biển.

    Từ năm 2011, khoảng 4 triệu người dân đã phải trạy trốn khỏi bom đạn của Syria, điện thoại di động là phương tiện duy nhất giúp họ liên lạc được với gia đình và các tổ chức hỗ trợ.

     Một cô gái đang lấy chiếc điện thoại của mình ra khỏi túi nilon bảo vệ

    Một cô gái đang lấy chiếc điện thoại của mình ra khỏi túi nilon bảo vệ

    Evert Bopp, thành viên tổ chức phi lợi nhuận Disaster Tech Lab, được giao nhiệm vụ thiết lập các điểm phát sóng Wi-fi tại vùng tạm trú của người dân Trung đông di cư, nói: “họ (những người Syria) không chỉ cần tiền, điện thoại thông minh là tất cả với hầu hết họ”.

    Những thiết bị công nghệ cao có thể giúp người tị nạn kết nối với các cơ hội giúp đỡ dành cho họ, xác định những vị trí có địa điểm có thể chia sẻ chỗ ở, thực phẩm.

    Sau vụ một em bé người Syria chết trên bờ biển, chính sách về người nhập cư của các quốc gia châu Âu đã thông thoáng hơn. Tuy nhiên, thêm một lần nữa chính sách này bị thắt chặt, sau cuộc tấn công của IS vào Paris, làm 130 người thiệt mạng.

     Thiết lập các điểm phát sóng Wi-fi có Internet để giúp di dân truy cập thông tin

    Thiết lập các điểm phát sóng Wi-fi có Internet để giúp di dân truy cập thông tin

    Trong khi chính Phủ các nước châu Âu, Mỹ đang vận lộn với các nguy cơ khủng bố trà trộn để xâm nhập Âu, Mỹ trong các cuộc di dân thì, những nhóm tình nguyện đã gia tăng các hoạt động của mình.

    Wi-fi cứu nạn

    Disaster Tech Lab không cung cấp thực phẩm, hoặc chăn cho những người tị nạn ở Lesbos, nhưng họ cung cấp kết nối Wi-fi giúp người tị nạn có thể truy cập Wi-fi thoải mái.

    Đội của Bopp bắt đầu cung cấp Wi-fi tại Lesbos từ tháng 9, họ có ý định cài đặt mạng Wi-fi cho hai trại tị nạn tại đây. Một trại là Kara Tebe, có cơ sở hạ tầng thiếu trầm trọng, những chuyên gia đã phải sử dụng các tấm pin mặt trời, máy tính có kết nối đơn giản để truyền tín hiệu Internet.

     Smartphone được sạc dã chiến trên bãi biển

    Smartphone được sạc "dã chiến" trên bãi biển

    Tổ chức của Bopp được sự giúp đỡ của một trường đại học địa phương, để kết nối tín hiệu trải dài từ phía bắc đến phía nam của Lesbos.

    Tất nhiên, Internet không chỉ phục vụ người tị nạn, nó còn miễn phí cho những tình nguyện viên và các tổ chức phi chính phủ khác đang có mặt tại Lesbos.

    Khi người tị nạn truy cập vài Wi-fi, trang đích đầu tiên được trỏ đến là Crisis Info Hub, Google đã hợp tác với nhiều tổ chức phi chính phủ để lập ra trang này, cung cấp cho di dân thông tin, bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như lịch trình các chuyến tàu, giá cả...

    Điện thoại cũ cho di dân

    Không phải người tị nạn nào cũng may mắn để đến châu Âu với một thiết bị cầm tay, một dự án mới có tên là Geecycle đã được lập ra, nhằm giúp đỡ di dân giữ thông tin liên lạc, bằng cách cung cấp cho họ những chiếc điện thoại cũ.

    Geecycle được lập thiết lập bởi nhóm Techfugees, những thành viên của Techfugees gồm nhiều chuyên gia trong ngành công nghệ cao, họ gặp nhau từ một sự kiện hackathon tại London và đồng thuận về việc, cần phản ứng đối với cuộc khủng hoảng tị nạn.

     Điện thoại di động là món đồ quý giá luôn phải đem theo người của dân di cư

    Điện thoại di động là món đồ quý giá luôn phải đem theo người của dân di cư

    Một số người tị nạn thậm chí rời khỏi đoàn xếp hàng nhận viện trợ y tế, để đổi lấy cơ hội được sự dụng điện thoại.

    “Đối với những người này, điều mà họ cần chỉ là cầm lấy điện thoại, gọi về cho gia đình họ và nói, tôi ổn, tôi đang ở Hy Lạp và chúng tôi còn sống, đó là một sự khác biệt rất lớn”, Bopp nói.

    Những dự án như Geecycle hay Disaster Tech Lab, cho phép người tị nạn nhận thông tin, học ngôn ngữ, thậm chí là tiến hành kinh doanh. Đây không chỉ là sự hỗ trợ cần thiết, nó còn đem lại cho người tị nạn những phương thức mới, giúp họ có thể tiến sâu vào châu Âu.

    Một số sáng kiến tương tự Airbnb (chia sẻ chỗ ở), cho phép người tị nạn có thể tìm chỗ trú tạm thời, một trang web như vậy đã tìm được chỗ ở cho 365 người tị nạn.

    Khi vượt qua Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và đến những vùng đất khác như Đức, nơi cho phép những người tị nạn cư trú, di dân lại được hỗ trợ bằng những dự án mới, giúp họ có được thông tin bằng tiếng Anh, Ả Rập... các bài học ngoại ngữ miễn phí, hoặc bác sĩ cho họ.

    Đây là những ý tưởng góp phần giải quyết vấn đề nhập cư, đang gây bối rối cho chính phủ nhiều nước.

    Disaster Tech Lab sẽ bàn giao lại cơ sở hạ tầng Wi-fi cho chính quyền Lesbos sau khi đã ổn định, Bopp nói, tôi hi vọng chúng tôi có thể ở trên đảo ít nhất, 4, hoặc 5 tháng nữa.

    Theo Thành Lương / ICTNews

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày