Mark Zuckerberg bấm like khi Apple chơi rắn với FBI và chính phủ Mỹ

    Yến Thanh,  

    Như một động thái đồng tình, ở phía bên kia chiến tuyến, CEO Mark Zuckerberg đã bấm like.

    Gần đây, giới công nghệ lại tiếp tục sôi sục, khi Apple khước từ đề nghị mở khóa iPhone từ tòa án California nhằm hỗ trợ điều tra một vụ trọng án. Ngay lập tức, vụ việc đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều từ phía người dùng. Một số lên tiếng ủng hộ Apple, số khác lại mong muốn công ty này hợp tác với nhà chức trách.

    Trong bối cảnh giữa cái lý và cái tình có một khoảng cách rất mong manh, thì từ phía mạng xã hội lớn nhất thế giới, CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã "bấm like" cho động thái cương quyết bảo vệ người dùng của Apple. Theo đó, người ta đã thấy CEO Facebook "thích" bức thư CEO Tim Cook gửi tới toàn bộ khách hàng.

     Bức tâm thư CEO Tim Cook gửi tới các khách hàng của Apple.

    Bức tâm thư CEO Tim Cook gửi tới các khách hàng của Apple.

    Trong bức thư được đăng tải ngay trên trang chủ của mình, CEO Apple đã nhấn mạnh, ông và các đồng nghiệp của mình tại Cupertino hoàn toàn hiểu được tình cảnh hiện nay. Nhưng hơn hết, Apple vẫn là một công ty có quyên tắc và kỷ luật rõ ràng. Đồng thời khẳng định, mục tiêu của họ là bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

    Bởi một thực tế không thể phủ nhận, ngày nay smartphone, hay cụ thể là iPhone đang trở thành một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống con người. Qua đó, những hình ảnh, những câu chuyện, những thông tin thầm kín đã được gửi gắm vào chiếc iPhone, như một sự tin tưởng của người dùng với hãng công nghệ.

    Nếu hợp tác cùng FBI, ông cũng như các cộng sự sẽ phá bỏ nguyên tắc bấy lâu của Cupertino. Đồng thời tạo ra những tiền lệ xấu cho các sự vụ trong tương lai. Thậm chí, nguy hiểm hơn, đây có thể trở thành sai lầm lớn nhất trong lịch sử của không chỉ Apple, mà là lịch sử của toàn bộ ngành công nghệ thế giới.

     Trước mắt CEO Tim Cook không chỉ có doanh số iPhone, mà còn là vấn đề mã hóa dữ liệu cá nhân của khách hàng.

    Trước mắt CEO Tim Cook không chỉ có doanh số iPhone, mà còn là vấn đề mã hóa dữ liệu cá nhân của khách hàng.

    Trong bức tâm thư gửi các khách hàng, CEO Tim Cook có viết:

    "Chúng tôi tôn trọng tuyệt đối FBI và chúng tôi tin rằng mục đích của họ là tốt. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi cũng đã làm tất cả trong khả năng và phạm vi luật pháp của mình để giúp đỡ FBI điều tra vụ án.

    Nhưng bây giờ Chính phủ Mỹ yêu cầu chúng tôi để làm một việc mà đơn giản là chúng tôi không thể và cũng quá nguy hiểm nếu như thực hiện việc đó. Họ yêu cầu chúng tôi tạo ra một backdoor để truy cập dữ liệu trong iPhone của kẻ sát nhân. Mà cụ thể FBI muốn chúng tôi phá vỡ một số tính năng bảo mật quan trọng. Nếu như nó tồn tại, công cụ này sẽ có thể bẻ khóa mọi thiết bị của Apple trong tương lai".

     CEO Mark Zuckerberg, Tôi thích nên tôi bấm like.

    CEO Mark Zuckerberg, "Tôi thích nên tôi bấm like".

    Như một động thái đồng tình, ở phía bên kia chiến tuyến, CEO Mark Zuckerberg dù chưa chính thức lên tiếng nhưng cũng phần nào ủng hộ người đồng nhiệm tại Apple. Điều này cho thấy, vấn đề mã hóa cũng như bảo mật dữ liệu luôn có một tầm quan trọng và ưu tiên nhất định với các công ty công nghệ hiện nay.

    Nhưng cũng nên nhớ rằng, trước sự việc kể trên với Apple, Facebook cũng nhiều lần bị tố cáo là tiếp tay cho chính phủ Mỹ. Điều này đặt ra câu hỏi, nếu một ngày đẹp trời nọ, FBI hoặc các cơ quan chức năng nhờ cậy tới Facebook, liệu rằng Mark Zuckerberg có còn thản nhiên mà bấm like như ngày hôm nay?

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ