Những đứa con sống “chật vật” dưới trướng VNPT

    PV,  

    Một số doanh nghiệp do VNPT sở hữu từ 20-50% cổ phần.

    VNPT là một trong hai doanh nghiệp viễn thông lớn nhất nước với doanh thu lớn, lợi nhuận nhiều. Khi nhắc đến những công ty dưới trướng VNPT, ta có thể kể ngay đến những trụ cột như Mobifone, Vinaphone, VDC, Công ty viễn thông liên tỉnh (VTN)…


    Đó là những công ty chính, ngoài ra, VNPT còn là cổ đông chính của rất nhiều công ty khác, chủ yếu là những công ty có quy mô nhỏ với tỷ lệ sở hữu từ 20-50%.


    Không có tên gọi tương đồng, mỗi công ty có hệ thống nhận diện riêng, thoạt trông thì những công ty này hầu như không có liên quan gì tới VNPT nếu như không nhìn vào cơ cấu sở hữu. Các doanh nghiệp này chủ yếu sản xuất, kinh doanh một số thiết bị, vật tư và dịch vụ ngành viễn thông.


    “Chật vật sống”


    Mặc dù có chút tiếng là dưới trướng VNPT, có VNPT là cổ đông chính nhưng nhiều công ty lại đang sống lay lắt với mức lợi nhuận rất thấp hoặc thua lỗ dẫn đến hệ quả là giá cổ phiếu rất “bèo”. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khó khăn như lĩnh vực kinh doanh chính bão hòa (lĩnh vực cáp đồng viễn thông của Sacom), đầu ra khó khăn khiến doanh thu giảm sút, quy mô vốn nhỏ…


    VNPT có lẽ cũng không mấy “mặn mà” đối với những công ty này do giá trị đầu tư thấp; doanh thu lợi nhuận chả đáng là bao. Trong số các doanh nghiệp “họ VNPT” trên sàn, ngoài 3 công ty bị lỗ năm 2012 là Đầu tư và Xây dựng Bưu điện (PTC), TST và VTC Telecom, các công ty khác đều lãi không quá rất thấp – một con số quá nhỏ bé so với con số lãi vài nghìn tỷ của VNPT.


    Sacom - một trong 2 doanh nghiệp đầu tiên niêm yết cổ phiếu - vẫn đang loay hoay tìm kiếm bài toán mô hình kinh doanh đem lại lợi nhuận bền vững với số vốn vài nghìn tỷ trong vay. Năm 2012 công ty lãi 109 tỷ nhưng năm 2011 đã lỗ tới 183 tỷ đồng.


    Những đứa con sống “chật vật” dưới trướng VNPT 1
      
    Những đứa con sống “chật vật” dưới trướng VNPT 2

    Những điểm sáng

    Bên cạnh nhiều công ty gặp khó khăn thì cũng có những công ty ăn lên làm ra, duy trì mức lợi nhuận cao như Truyền thông VMG hay Viễn thông-Tin học Bưu điện (CT-IN)…


    VMG hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ online, dịch vụ giá trị gia tăng cho điện thoại di động. Trong năm 2011, nhà mạng Nhật Bản NTT Docomo đã trả mức giá 150.000 đồng/cp để nắm gần 25% cổ phần của VMG.


    CT-IN là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xây lắp, tích hợp hạ tầng cơ sở mạng di động cho các nhà khai thác mạng di động của VNPT như Mobifone và Vinaphone.


    Theo KAL
    CafeBiz

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ