Thanh toán trực tuyến tại Việt Nam chưa đủ an toàn?

    PV,  

    vẫn còn nhiều nan giải

    Mặc dù giá trị của thương mại điện tử Việt Nam đã lên đến 2 tỉ USD, người dùng vẫn chưa thể an tâm tận dụng phương pháp thanh toán trực tuyến.

    thanh-toan-truc-tuyen-tai-viet-nam-chua-du-an-toan
    Người dùng Việt Nam ngày càng tin tưởng mua sắm trực tuyến.

    Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh chóng của TMĐT Việt Nam, rất nhiều ví điện tử ra đời. Hàng loạt những cái tên có thể kể đến như Ngân lượng, Bảo Kim, MoMo Mobivi, Payoo,.. đặc biệt là hình thức thanh toán qua môi trường di động trên các ví điện tử đang ngày càng phổ biến. 

    Cùng trao đổi về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi cùng ông Nguyễn Bá Diệp, Giám đốc điều hành công ty dịch vụ di động trực tuyến M-Service, đơn vị chủ quản ví điện tử MoMo (Mobile Money).

    Thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển rất nhanh tại VN. Theo ông đây có phải là thời cơ tốt cho thanh toán di động phổ biến hơn tại Việt Nam?

    Để thương mại điện tử phát triển thì cần phải có hai yếu tố là cơ sở hạng tầng công nghệ thông tin và công cụ thanh toán trực tuyến. Ở Việt Nam, theo thống kê thì doanh số bán hàng liên quan đến thương mại điện tử đã lên đến 2 tỉ USD, tuy nhiên một phần rất nhỏ trong doanh thu này được thanh toán trực tuyến thông qua thẻ ngân hàng và các dịch vụ hỗ trợ thanh toán khác.

    Tại các nước như Philippines, Kenya, Indonesia… thanh toán trên di động được triển khai để phục vụ những khách hàng là người lao động có thu nhập thấp, không có điều kiện tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. Vai trò của thanh toán trên di động như là cánh tay nối dài cho dịch vụ ngân hàng, giúp khách hàng tiếp cận với dịch vụ thanh toán một cách đơn giản và hiệu quả. 

    Việc thương mại điện tử phát triển tại Việt Nam sẽ góp phẩn đẩy mạnh các kênh thanh toán trực tuyến phát triển, trong đó có thanh toán trên di động. Qua nghiên cứu thị trường, tôi nhận thấy rằng nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán cơ bản của người dân Việt Nam là rất lớn, trong đó thương mại điện tử là một phần của nhu cầu.

    thanh-toan-truc-tuyen-tai-viet-nam-chua-du-an-toan
    Ví điện tử giúp ngân hàng giảm ùn tắc và tiết kiệm chi phí dịch vụ giao dịch ngân hàng.

    Ông nói rằng doanh thu TMĐT Việt Nam lên đến 2 tỉ USD nhưng lại rất ít giao dịch thông qua kênh thanh toán trực tuyến. Theo ông có phải vấn đề nằm ở niềm tin của người dùng khi thanh toán trực tuyến hay không? 

    Thanh toán trên di động cũng như thanh toán trên thẻ ngân hàng, đều tuân thủ chặt chẽ các qui định và hoạt động dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước, vì vậy theo tôi khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng các hình thức thanh toán do các tổ chức có uy tín cung cấp. 

    Vấn đề ở đây là khi thực hiện các giao dịch thương mại điện tử, khách hàng chưa có sự đảm bảo khi cung cấp các thông tin cá nhân cho các nhà cung cấp dịch vụ hàng hóa trên mạng. Nếu việc bảo mật thông tin không được thực hiện theo đúng quy chuẩn, các thông tin cá nhân này rất dễ bị đánh cắp hoặc bị tiết lộ và sử dụng trong các mục đích ngoài ý muốn.

    Ý ông là thanh toán trực tuyến tại Việt Nam không an toàn?

    Việc thực hiện mua bán trên các trang thương mại điện tử hiện nay chứa đựng không ít rủi ro vì thị trường còn mang tính tự phát và chưa được kiểm soát chặt chẽ. Chủ yếu do các cá nhân riêng lẻ mua bán trực tiếp với nhau, không có bảo chứng về sản phẩm, xuất xứ hàng hoá rõ ràng, không có qui định rõ ràng về chế tài, đồng thời không có gì đảm bảo an toàn khi người mua cung cấp thông tin liên quan đến thanh toán cho người bán (ví dụ như thông tin về thẻ tín dụng).

    Chúng ta có thể thấy rằng đối với các công ty lớn, kinh doanh có uy tín trên thị trường (như Thế giới di động, Viễn thông A, Zalora…) thì khách hàng hoàn toàn tin tưởng và yên tâm khi mua sắm trực tuyến vì được đảm bảo về xuất xứ hàng hóa, bảo hành theo đúng quy định cũng như bảo mật về thông tin thanh toán và nhận sự hỗ trợ trực tiếp từ đơn vị cung cấp hàng hóa khi cần thiết. 

     thanh-toan-truc-tuyen-tai-viet-nam-chua-du-an-toan
    Cần thời gian để người dùng quen với hình thức thanh toán trực tuyến.

    Nói một cách đơn giản, thương mại điện tử thực chất là một chợ ảo, trong đó người bán và người mua tương tác với nhau. Để khách hàng tin tưởng và sử dụng thì chúng ta phải đảm bảo sự minh bạch đối với sản phẩm và xuất xứ, đảm bảo việc thanh toán và giao hàng đơn giản dễ dàng, cũng như có đầy đủ biện pháp kiểm soát và chế tài để đảm bảo quyền lợi của người mua.  

    Theo: Thebox
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ