Tòa án ra phán quyết khỉ không được sở hữu bản quyền chụp ảnh

    Neo,  

    Bức ảnh tự sướng chụp một chú khỉ nhe răng cười này đã nổi tiếng khắp thế giới.

    Khi bức ảnh này được chia sẻ rộng rãi, một câu hỏi được đặt ra. Ai là người sở hữu quyền tác giả của bức ảnh? Con khỉ, nhiếp ảnh gia sở hữu chiếc máy ảnh hay cộng đồng?

    Mới đây, một thẩm phán liên bang ở San Francisco đã đưa ra phán quyết rằng chú khi không có quyền sở hữu bức ảnh chấm dứt cuộc tranh luận kéo dài mấy năm trời. Thẩm phán William Orrick cho biết "mặc dù Quốc hội và Tổng thống Mỹ có thể mở rộng phạm vi bảo vệ của pháp luật với động vật tương tự như với con người. Nhưng luật bản quyền vẫn chưa được áp dụng cho động vật".

    Câu chuyện về bức ảnh tự sướng của chú khỉ này bắt đầu vào năm 2011 khi nhiếp ảnh gia thiên nhiên người Anh, David Slater, tới Sulawesi, Indonesia, để chụp ảnh những chú khỉ macaques quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Trong khoảnh khắc nhiếp ảnh gia này không chú ý, chú khỉ có tên Naruto đã cầm chiếc camear đang đặt trên chân máy gần đó. Tay của chú khỉ vô tình nhấn vào nút chụp và tạo ra một bức ảnh tự sướng tuyệt vời.

    Cuộc chiến bản quyền của bức ảnh diễn ra từ đó tới nay vẫn chưa có hồi kết.

    Slater cho rằng bức ảnh thuộc về anh ta. Anh thấy rằng mình bị thiệt hại về tài chính khi mọi người chia sẻ bức ảnh mà không trả tiền tác quyền cho anh.

    Khi Slater yêu cầu Wikimedia Commons loại bỏ bức ảnh khỏi bộ sưu tập, Wikimedia đã từ chối vì họ cho rằng bức ảnh thuộc về cộng đồng do nó được chụp bởi một con khỉ chứ không phải con người.

    Năm ngoái, tổ chức PETA đã đệ đơn kiện thay mặt chú khỉ Naruto đòi bản quyền sở hữu bức ảnh. Slater cho biết ông rất buồn bã và tức giận với hành động của PETA. Orrick cho biết ông sẽ bác bỏ đơn kiện của PETA trong phiên xử tiếp theo.

    PETA cho biết họ sẽ tiếp tục đấu tranh cho quyền lợi của Naruto. Họ muốn ngăn chặn những người khai thác động vật để thu lợi riêng.

    Trong năm 2014, Văn phòng Bản quyền Mỹ những tác phẩm được tạo ra bởi thiên nhiên, động vật hoặc thực vật không được cấp quyền sở hữu và không được bảo hộ tác quyền. Những tác phẩm này thuộc về cộng đồng và được tự do sử dụng.

    Tuy nhiên, PETA cho rằng chính sách trên chỉ là một ý kiến và Đạo luật Bản quyền Mỹ không có những ngôn ngữ cấm động vật, thực vật, không phải con người sở hữu quyền tác giả.

    "Đạo luật bản quyền cấp quyền tác giả cho tác phẩm gốc, không giới hạn giống loài", Jeff Kerr, một luật sư của PETA cho biết. "Luật bản quyền ghi rõ bức ảnh thuộc sở hữu của người chụp chứ không thuộc về chủ sở hữu máy ảnh".

    Tham khảo HuffingtonPost

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ