Việt Nam sẽ trở thành thung lũng Silicon thứ 2 của thế giới?

    PV,  

    “Việt Nam sẽ dễ dàng nằm trong top 10 quốc gia hàng đầu mà rất nhiều công ty và nhà đầu tư muốn xây dựng sản phẩm. Quá trình đang diễn và và vấn đề còn lại chỉ là thời gian mà thôi”.

    Binh Tran là đồng sáng lâp của Klout – công ty khởi nghiệp đã được bán với giá 200 triệu USD vào năm 2014. Người bạn đồng hành cùng anh là Eddie Thai – đồng sáng lập trẻ tuổi hơn có bằng tốt nghiệp từ Đại học Harvard và Yale.

    Tuy nhiên, cả hai đã quyết định thành lập công ty quỹ đầu tư mạo hiểm của họ ở một nơi khác, không phải thung lũng Silicon Mỹ - ngôi nhà của những ông lớn như Google, Apple và Facebook.

    Thay vào đó, quỹ đầu tư của họ mang tên 500 Startups được đặt trụ sở tại TP Hồ Chí Minh, Việt Nam. “Trong suốt 20 năm qua, Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới”, Eddie Thái nhận định.

    “10 năm trước, Việt Nam chỉ có khoảng 4 triệu người dùng Internet. Hiện tại con số này đã tăng lên hơn 40 triệu người. 10 năm trước, gần như điện thoại thông minh không được sử dụng. Hiện tại, có khoảng 30 triệu người dùng điện thoại thông minh”.

    “Nếu nhìn vào điểm số của học sinh Việt Nam trong các lĩnh vực như đọc, toán học và khoa học, bạn sẽ thấy cao hơn của Anh và Mỹ rất nhiều. Đây chính là nền tảng tuyệt vời cho khoa học máy tính”.

    “Saigon Silicon”

    Có một vài người tin rằng Việt Nam có đủ khả năng trở thành thung lũng Silicon tiếp theo của thế giới. “6, 7 tháng trước, khu vực này giống như một trang trại trồng lúa. Tuy nhiên, chỉ khoảng 6 tháng nữa thôi, bạn sẽ được chứng kiến Saigon Silicon thật sự.

    Những ngôi nhà cao tầng sẽ được xây dựng, dọc bờ sông còn có công viên, sân golf và rất nhiều loại hình giải trí khác. Khu vực này sẽ trở thành trung tâm công nghệ thu hút hàng tá công ty lớn với số vốn đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD”, anh Nguyễn Minh Hiếu – chủ đầu tư dự án Saigon Silicon City nói.

    Ngay thời điểm hiện tại, những “đại gia” như Samsung và Intel đã đặt văn phòng tại TP Hồ Chí Minh, thu hút rất nhiều nhân tài trẻ, có năng lực và nhận nhiều ưu đãi về thuế.

     Phối cảnh Saigon Silicon City

    Phối cảnh Saigon Silicon City

    Những câu chuyện thành công

    Khi chọn một công ty khởi nghiệp để đầu tư, Eddie Thai và Binh Tran nói rằng họ thường tìm kiếm một công ty có thể giải quyết được các vấn đề. “Tôi không thích những thứ chạy theo mốt. Tôi chỉ quan tâm tới những công nghệ đơn giản có khả năng giúp các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Thời gian tới đây chúng tôi sẽ đầu tư vào VNG – công ty được định giá 1 tỷ USD trong năm 2014”.

    Nhìn chung, với cả 2 doanh nhân Eddie Thai và Binh Tran, động lực thúc đẩy họ quay trở lại Việt Nam làm việc không chỉ bởi họ tin vào tiềm năng của viễn cảnh khởi nghiệp hay biểu đồ nhân khẩu học tốt.

    “Tôi không có bất kỳ người thân nào ở đây cả, mọi người đều đã sang Mỹ sinh sống. Vì vậy, việc có thể quay lại đây, tìm hiểu thêm về cội nguồn của mình và cùng lúc đó góp sức tạo lập nền tảng cho tương lai của Việt Nam là việc tôi phải làm”.

    Còn đối với Eddie Thai, anh nói rằng: “Tôi có thể nhìn thấy Việt Nam đã tiến được một bước khá xa nhưng chặng đường phía trước còn rất dài. Tôi biết đến một thời điểm nào đó, tôi sẽ phải quay trở lại và truyền cảm hứng cho những người khác”.

    Doanh nhân Dương Quỳnh Hương:

    Đó cũng là suy nghĩ của Dương Quỳnh Hương – một doanh nhân Pháp đứng đằng sau GetSpaces – một nền tảng đặt phòng họp và sự kiện tại TP Hồ Chí Minh. Cô đã trở lại sinh sống ở Việt Nam từ Paris vào 2 năm trước.

    “Tôi đã muốn làm một số thứ tại Việt Nam. Con người ở đây thật sự có tinh thần doanh nhân. Đây là một tư duy khác hoàn toàn so với người Pháp. Người Pháp rất bảo thủ. Tôi cảm nhận thấy người Việt Nam rất giống người Mỹ, họ luôn sẵn sàng nói: Vâng, tôi có thể!

    Những vị anh hùng

    Viễn cảnh công nghệ tại Việt Nam còn được đóng góp bởi chính những doanh nhân trong nước. Nổi bật trong số đó có thể kể đến là Đinh Anh Huân – đồng sáng lập chuỗi bán lẻ thegioididong - công ty đã IPO thành công và thu hút được số vốn 250 triệu USD.

    “Tôi bắt đầu từ 30 triệu USD, đầu tư vào khoảng 20 công ty khác nhau trong nước. Hiện tại, tầm nhìn của tôi không phải là tiền. Tôi muốn tạo ra những sản phẩm tại Việt Nam và xuất khẩu chúng sang những quốc gia khác”.

    Những sản phẩm này có thể là trong lĩnh vực nông nghiệp – như trà, cà phê, dâu tây hay nông trại trồng hoa cho đến bán lẻ. Bản thân anh Huân đã đầu tư vào chuỗi cửa hàng mẹ và bé, một hãng sản xuất giày cho nữ giới và trang mua sắm trực tuyến – website thương mại điện tử Tiki.vn.

    Tuy nhiên, mục tiêu chính của doanh nhân 35 tuổi này nhắm tới chủ sở hữu của hàng triệu doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam. Công ty Seedcom.vn của anh hiện cung cấp các dịch vụ xây dựng website, phần mềm bán hàng, marketing kỹ thuật số, tổng đài và vận chuyển.

    Năm ngoái, khi CEO của Google là Sundar Pichai ghé thăm Việt Nam, anh đã tuyên bố rằng công cụ tìm kiếm khổng lồ này sẽ giúp đào tạo 1.400 kỹ sư công nghệ thông tin tại đây.

    Pichai khẳng định Việt Nam sẽ sớm trở thành một trong những thị trường quan trọng nhất của Google. “Việt Nam sẽ dễ dàng nằm trong top 10 quốc gia hàng đầu mà rất nhiều công ty và nhà đầu tư muốn xây dựng sản phẩm. Quá trình đang diễn và và vấn đề còn lại chỉ là thời gian mà thôi”.

    Theo Trí Thức Trẻ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày