Phí bản quyền: Tế bào ung thư

    Vũ Hoàng Tâm,  

    (GenK.vn) - Phí bản quyền nghe nhạc vẫn chưa thu được, không chỉ là khó khăn từ phía ý thức người dùng, mà còn từ phía những yếu kém, rời rạc của cả xã hội

     

    Chẳng có quyết định nào là đúng hay sai, hành động có lợi cho người này thì sẽ có hại cho người khác. Trời mưa tốt hay xấu, tốt cho nhà nông, cho người bán dù và áo mưa nhưng thật tội cho những người bán hàng rong, quét rác…

    Trước tiên là cảm giác quen thuộc, người dùng sẽ điên lên, la bới um sùm tuy nhiên là chỉ là thái độ ích kỷ.

    Tôi không kinh doanh nhạc số và cũng là người dùng, nhưng khi nghe bác Công MV (Phùng Tiến Công, Phó Tổng giám đốc MV Corp) khởi xướng trò này, tôi hoan nghênh hai tay hai chân và tự nhiên thấy khấp khởi trong lòng, vì đây sẽ là đòn de-pa cho các nội dung số khác phải tuân thủ bản quyền và ý thức của người Việt Nam cần được nâng cao.

    Tự kiểm điểm

    Tôi chả phải thần thánh nên cũng cần tự kiểm điểm trước về vấn đề bản quyền, phần mềm bị “lậu” nhiều nhất là Microsoft Windows, từ nhà nước, doanh nghiệp đến tư nhân đều vi phạm, Thegioididong.com từng bị đòn đau khi thanh tra bất ngờ ập vào siêu thị và hốt trọn ổ. Và giờ thì Phong Vũ, Nguyễn Kim… đã không dám cài Win7 Ultimate cho khách nữa mà chỉ thấy Ubuntu.

    Nghĩ lại, cho đến khi tôi bị mất trộm cái laptop và mua cái khác có license Win7 sẵn thì đó mới lần tôi xài laptop có bản quyền Win, tuy nhiên Microsoft Office thì lại là câu chuyện khác, tôi có tìm hiểu thử license Win thì khoảng 1,8 – 2 triệu đồng, của Office thì khoảng 3triệu đồng là chỉ có Word, Excel, PowerPoint chứ không có Outlook trong khi thời buổi này ai cũng xài email và Outlook là King rồi, Webmail Google hay ThunderBird vẫn chưa thể so sánh với Outlook. Nếu mua package có cả Outlook thì giá đến gần 9 triệu đồng, thế thì license cho hai món này bằng (thậm chí đắt hơn) một cái laptop.

    Dẫu biết rằng ông Bill đã dày công nghiên cứu ra phát minh vĩ đại cho nhân loại nhưng nhân loại cần nhìn lại túi tiền của mình, cái phát minh vĩ đại ấy để phục vụ giá trị nhân văn để được lưu truyền muôn thuở hơn là biến thành con bò vắt sữa, trừ khi ông thực sự muốn kinh doanh, kiếm tiền. Hoặc giả, thu một mức phí nhẹ nhàng hơn, không quá làm người dùng suy nghĩ thì có lẽ câu chuyện tôn trọng bản quyền đã khác, người dùng sẽ vì lợi ích của họ để luồng lách hơn là vì lợi ích của ông Bill và cái quỹ từ thiện gì đó của ông vì họ không thấy mình trong đó.

    Thế thì ý thức, tôn trọng một cái gì đó phát xuất từ tiền? Chắc các bạn cũng tự trả lời được!

    Nghĩ đến bản quyền nhạc

     

    Một người bạn bên Bến Thành Audio chia sẻ, có những ca sĩ gửi đến Trung Tâm khoảng 5,000 bộ đĩa Album mới phát hành, đến khi quyết toán thì số lượng đĩa bản quyền đã bán ra đếm trên đầu ngón tay, vì sao : Hát dở, Online Music, đĩa lậu…

    Hát dở : Bất khả kháng

    Đĩa lậu : Vẫn là một căn bệnh không có thuốc chữa, khi cơ quan nhà nước vẫn chưa thực sự giải quyết được thực trạng này.

    Online Music : Khác nào tiếp tay cho buôn lậu, lên nghe free, download về free rồi burn ra CD bán, chất lượng chắc chắn thấp nhưng mỹ cảm lẫn ý thức người nghe có cao đâu.

    “Tải nhạc chờ 3.000 Đ (5.000 Đ) chỉ được 3 tháng thì không sao, tải nghe cả đời có 1.000 Đ mà la làng là sao”, trích câu nói (có thể không nguyên văn) từ Nguyễn Minh Kha, PGĐ NCT.

    “Xài chùa quen rồi, giờ thu phí có 1000vnđ/bài thôi mà cứ la lên than xuống. Có ai ép down nhạc đâu mà phải than. Cái thời không có nhạc cho down thì nghe bằng cái vẹo gì, lúc đó vẫn sống vẫn yêu đời thôi. Giờ thu phí để cứu mạng ca sĩ thì than, đâu ai rảnh hát cho nghe chùa”, trích từ một bạn làm Content bên VNG.

    Và còn nhiều ý kiến khác… Nếu là tôi thì tôi cũng nói y như vậy!

    Tôi hoàn toàn tán thành với những ý kiến này!

    Có thu nhập thì nghệ sĩ mới làm tốt được, mới cho ra những sản phẩm hay hơn được chứ làm ra mà người khác (tụi bán CD) hưởng thì làm làm gì?

    Đội quản lý thị trường liệu có biết được những xe bán đĩa CD với giá rẻ mạt 8.000 đồng, 10.000 đồng có nguồn ở đâu không?

    Giả sử một bài hát là của ca sĩ hải ngoại, thậm chí một số bài từng đi cho là phản động, rồi ca / nhạc sĩ đã qua đời, thế thì phí bản quyền thu được ai hưởng? Thật tuyệt vời nếu nhà nước là người ra thu nhưng minh bạch số tiền thu được, từ đâu, đã chi lương cho những ai, bao nhiêu… cho những việc liên quan, số tiền còn lại dùng để xây bệnh viện, trường học, mua thiết bị tốt hơn hoặc đổ vào R&D thì tốt biết mấy.

    Biết bao Việt kiều tự bỏ tiền vào dây chuyền nhà máy xử lý rác thải, các quỹ từ thiện nhưng chưa bao giờ tôi nghe quan chức nhà nước làm.

    Thủ tướng Singapore nhận lương rất cao, thu nhập ngang ngửa các CEO các tập đoàn hàng đầu Thế giới và con số ấy minh bạch, còn người tài đa số không muốn vào nhà nướclàm việc, chẳng lẽ nhà nước không thấy những điều nhiễu nhương này hay sao ta?

    Thu tiền bằng cách nào?

    Lại một câu hỏi như là câu hỏi tu từ dù có rất nhiều đáp án : Thẻ cào, SMS, Internet / Mobile Banking, thẻ tín dụng… nhưng bài toán này gần như không hoạt động được.

    Thẻ Visa : Không phải ai cũng có, bảo mật là một dấu hỏi lớn

    Thẻ ATM đa số có nhưng bao nhiêu % đăng ký Internet / Mobile Banking, hoặc được Bank tự đăng ký dùm cho tỷ lệ cao nhưng chả biết sử dụng.

    Thẻ cào : Có vẻ hợp lý nhưng còn mới, ok educate từ từ vậy, Telco lấy khoảng 15% chấp nhận được.

    Phổ biến nhất là SMS nhưng Telco lấy ác quá, 1,.00 Đ / bài và nếu thu đầu phí SMS trên 81XX luôn thì Telco lấy khoảng 65 – 70%, thế thì còn lại khoảng 300 Đ chia ra sao giữ sở này cục kia, ca sĩ này nhạc sĩ kia, web này site kia, hài quá!

    Sáng cuối tuần mà viết bài “bàn lùi” quá nhỉ, nhưng đó là sự thật. Nó như một bộ máy rệu rạo từng thành phần, từng bộ phận, từng tế bào và như một căn bệnh ung thu khó chữa!

    Ánh sáng cuối đường hầm mang tên : Các nhà khoa học đang tìm thuốc chữa ung thu! Vấn đề là thời gian.

    Tâm VHT
    CEO Công ty VHT

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ