Tại sao người dân nông thôn lại hạnh phúc hơn người thành thị?

    PV,  

    Mức độ hạnh phúc giảm dần từ người dân ở khu vực nông thôn và các thị trấn nhỏ cho đến người dân sống ở những thành phố trung tâm nhỏ và cuối cùng là ở dân cư sống tại thành phố trung tâm lớn.

    Đó là kết quả của một nghiên cứu mới đây được công bố vào tháng trước trong tạp chí tâm lý học British Journal. Nhà tâm lý học Satoshi Kanazawa của Trường Kinh tế London và Norman Li của Đại học Quản lý Singapore muốn tìm lời giải cho câu hỏi điều gì làm cho cuộc sống chúng ta tốt hơn.

    Kanazawa và Li cho rằng "Tổ tiên chúng ta thấy hài lòng về tình huống và hoàn cảnh sống nào thì ngày nay chúng ta cũng cảm thấy tương tự như vậy.

    Họ sử dụng "thuyết thảo nguyên của hạnh phúc" (the savanna theory of happiness) để giải thích hai phát hiện quan trọng có được từ một cuộc khảo sát quốc gia với những người trong độ tuổi 18-28 (có 15.000 người được hỏi).

    Đầu tiên, họ thấy rằng những người sống trong khu vực đông dân có xu hướng ít cảm thấy hài lòng hơn. Một người được hỏi cho biết "mật độ dân số cao hơn khiến họ cảm thấy không thoải mái".

    Thứ hai, họ thấy rằng tương tác với bạn bè giúp họ cảm thấy hạnh phúc hơn.

    Nhưng có một ngoại lệ. Đối với những người thông minh, mối tương quan này bị suy giảm hoặc thậm chí đảo ngược.

    Họ nhận thấy "Người có chỉ số IQ thấp hơn sẽ chịu áp lực của mật độ dân số lớn gấp 2 lần so với những người có chỉ số IQ cao".

    Và "những người thông minh sẽ thấy thực sự không thoải mái khi cứ phải giao thiệp thường xuyên với bạn bè.”

    Một nghiên cứu lớn trước đó đã chỉ ra "độ chênh lệch hạnh phúc giữa thành thị và nông thôn".

    Mức độ hạnh phúc giảm dần từ người dân ở khu vực nông thôn và các thị trấn nhỏ cho đến người dân sống ở những thành phố trung tâm nhỏ và cuối cùng là ở dân cư sống tại thành phố trung tâm lớn.”

    Tại sao mật độ dân số cao lại khiến con người ta cảm thấy ít hạnh phúc hơn? Nghiên cứu xã hội học sẽ đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên một minh chứng rõ ràng nhất là bạn sẽ cảm thấy thế nào khi mất 45 phút chờ tàu vào giờ cao điểm.

    Phát hiện thứ 2 của Kanazawa và Li thú vị hơn. Sự gắn kết bạn bè và gia đình được xem như là nền tảng của hạnh phúc và sức khỏe. Nhưng tại sao mối quan hệ này lại khiến những người thông minh cảm thấy không thoải mái.

    Tôi đặt câu hỏi này cho Carol Graham, nhà nghiên cứu kinh tế học hạnh phúc thuộc Viện Brookings. Bà cho rằng "Những người thông minh thường ít dành thời gian cho các mối quan hệ xã hội vì họ đang phải tập trung cho một mục tiêu dài hạn khác”.

    Hãy nghĩ về những người thông minh bạn biết. Họ có thể là một bác sĩ đang cố gắng chữa bệnh ung thư hay một nhà văn với cuốn tiểu thuyết vĩ đại của nước Mỹ hay một luật sư nhân quyền đang bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất xã hội.

    Việc tương tác xã hội thường xuyên sẽ làm giảm sự tập trung vào các mục tiêu họ đề ra. Điều này sẽ khiến họ cảm thấy không hài lòng với cuộc sống.

    Tuy nhiên thuyết thảo nguyên hạnh phúc của Kanazawa và Li đưa ra một lời giải thích khác. Não bộ loài người tiến hóa để thích ứng với môi trường tổ tiên xưa trên thảo nguyên châu Phi.

     Ảnh minh họa

    Ảnh minh họa

    Cụ thể tại vùng nông thôn Alaska mật độ dân số chưa đến 1 người/ km². Hãy để não bộ của loài người tiến hóa dần để thích nghi với môi trường đó. Ngày nay, mật độ dân số tại Manhattan là: 27.685 người/ km², và chắc hẳn điều bạn muốn làm là kéo sự tiến hóa chậm lại.

    Kanazawa và Li giải thích: "Tổ tiên của chúng ta đã sống bằng cách săn bắn hái lượm trong một nhóm nhỏ khoảng 150 người". "Trong môi trường như vậy, để tồn tại và duy trì nòi giống thì việc tương tác với đồng loại là rất cần thiết." Ngày nay chúng ta vẫn duy trì mối tương tác xã hội chính là phản ánh sự tín nhiệm vào cộng đồng xã hội.

    Trở lại thảo nguyên cổ xưa, khi đó chúng ta không có xe ô tô hoặc iPhone hoặc thực phẩm chế biến hay chương trình "Celebrity Apprentice" và có thể quá trình phát triển sinh học chưa đủ nhanh để bắt kịp.

    Như vậy, giữa não bộ của chúng ta và sự phát triển cơ thể có một sự "không phù hợp”. Thế giới mà chúng ta đang sống hiện nay cũng luôn tồn tại sự không phù hợp nào đó.

    Tóm lại: Bạn đã nghe nói đến chế độ ăn như người thượng cổ. Nhưng bạn đã sẵn sàng trải nghiệm hạnh phúc như người thượng cổ?

    Người thông minh thường được trang bị tốt hơn để ứng phó với những thách thức mới. Kanazawa and Li cho rằng, họ có khả năng giải quyết các vấn đề cao hơn, nắm bắt và hiểu vấn đề dễ dàng hơn.

    Nếu bạn là người thông minh và có khả năng thích ứng cao bạn sẽ rất dễ dàng dung hòa khả năng tiến hóa của mình với thế giới hiện đại.Vì vậy, theo kết quả phân tích của Kanazawa và Li việc sống trong một khu vực có dân số cao có tác động không nhiều đối với những người thông minh.Tương tự như vậy, họ được trang bị tốt hơn để “vứt bỏ”mối quan hệ xã hội đặc biệt khi họ đang theo đuổi tham vọng nào đó.

    Thuyết thượng cổ chỉ ra cơ thể chúng ta hiện nay thích nghi rất tốt với môi trường của tổ tiên chúng ta xưa kia. Tuy nhiên một vài năm gần đây ý tưởng này đã bị chỉ trích nặng nề.

    Phát hiện có ý nghĩa nhất của Kanazawa và Li là về mật độ dân số. Ngoài ra tương tác xã hội và hạnh phúc thì gần như là điều hiển nhiên. Nhưng Brookings 'Carol Graham cho biết sự thiếu sót trong nghiên cứu của họ chính là việc định nghĩa hạnh phúc như là sự hài lòng với với cuộc sống ("Bạn hài lòng với cuốc sống của mình như thế nào?")

    Thêm nữa họ không quan tâm đến những trải nghiệm hạnh phúc ("Ngày hôm qua bạn đã cười bao nhiêu lần? đã bao nhiêu lần bạn tức giận?", vv). Các nhà nghiên cứu biết rằng hai loại câu hỏi đó có thể dẫn đến những đánh giá rất khác nhau về hạnh phúc.

    Về phần mình, Kanazawa và Li cho rằng sự phân biệt đó không quá quan trọng đối với thuyết savanna. Họ cho biết: "Mặc dù các phân tích của chúng tôi sử dụng thước đo sự hài lòng về cuộc sống nhưng thuyết thảo nguyên của hạnh phúc không gắn với bất kỳ định nghĩa nào cụ thể hay tương thích với bất kỳ quan điểm nào về hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống".

    Trong một email, Kanazawa cho rằng cách tiếp cận của ông để hiểu hạnh phúc về cơ bản khác với những lập luận về lợi ích của chế độ ăn thượng cổ. Ông nói: "Nhắm mắt mà giới thiệu chế độ ăn như của tổ tiên xưa trong cuộc sống ngày nay, chẳng khác nào sử dụng một toa thuốc nguy hiểm".

    Ông bổ sung thêm: "Tôi chỉ giải thích bản chất, không hề đề cập đến những điều mọi người nên và không nên làm".

    Theo Cafebiz / Trí Thức Trẻ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày