Thời hoàng kim của Jailbreak đã qua: "Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn"

    Hải Tố,  

    Với sự phát triển ngày càng tinh vi của malware đe doạ trực tiếp tới những dữ liệu quan trọng và nhạy cảm, bên cạnh sự hoàn thiện nền tảng hệ điều hành thì việc jailbreak hay root chỉ dành cho những người thật sự đam mê khám phá và trang bị đầy đủ kiến thức.

    Những chiếc smartphone cao cấp hiện nay đều sở hữu cấu hình và sức mạnh như trên một chiếc laptop, nhưng thực tế nó vẫn bị giới hạn rất nhiều. Người dùng chỉ có thể cài đặt ứng dụng “đã được kiểm duyệt" từ kho ứng dụng chính thức như Appstore hoặc Google Play, trong khi đó có vô vàn lựa chọn khi sử dụng máy tính. Đấy là nguyên nhân tại sao khái niệm “jailbreak" ra đời.

    Jailbreak mang lại cho thiết bị của người dùng rất nhiều tính năng hay ho

    Vượt ngục" để mang tới sự tự do cho chiếc smartphone của bạn. Nền tảng iOS hạn chế các ứng dụng của bên thứ 3 trong khi các thiết bị Android vô hiệu hoá tất cả các ứng dụng này. Tuy nhiên, với “bí kíp" jailbreak cũng như root đầy rẫy trên Internet, bạn có thể ngay lập tức mở khoá cho smartphone của mình. Giờ đây bạn sẽ thoải mái cài đặt các ứng dụng từ bên thứ 3, ứng dụng trả tiền, tuỳ chỉnh smartphone một cách thoải mái - điều mà Apple, Android và các nhà cung cấp dịch vụ mạng khác đều lo sợ.

    Những ứng dụng từ Cydia được người dùng đánh giá rất cao

    Nhưng khi nền tảng hệ điều hành di động đang rất phát triển, rủi ro ngày càng lớn với những người dùng bình thường thực hiện jailbreak hay root smartphone của họ. Những nền tảng di động như iOS và Android bây giờ đã dễ sử dụng hơn ngày trước rất nhiều, cập nhật thêm các tính năng và mang lại trải nghiệm thú vị cho người sử dụng. Việc jailbreak bây giờ chỉ thật sự hữu ích với các nhà phát triển ứng dụng hoặc những người có tài “táy máy".

    MALWARE ĐANG CHUYỂN NHÀ TỪ MÁY TÍNH SANG SMARTPHONE

    Thực tế, khi người dùng jailbreak hoặc root smartphone, họ đã vô tình mở ra lối vào cho những malware nguy hiểm. Theo thống kê của công ty bảo mật Sophos, sự bùng nổ mã độc trên smartphone còn kinh khủng hơn trên nền tảng máy tính nhiều khi chỉ trong 18 tháng qua, số điện thoại lây nhiễm malware nhiều hơn trên PC trong vòng 15 năm qua.

    Có thể kể ra một số malware nguy hiểm như: SMS trojan - tự động gửi tin nhắn trên smartphone, malware trên iOS đánh cắp AppleID đòi tiền chuộc, các ứng dụng Android đòi quền truy cập vào hệ thống để cài đặt mã độc,...

    Việc bị trộm Apple ID là chuyện không hiếm thấy

    "Có một sự thật mà đa số người dùng không biết, luôn có những hacker ngày đêm tìm cách đột nhập vào hệ thống của bạn. Qua thời gian, nền tảng di động được cải thiện bảo mật khá nhiều nhưng những ứng dụng độc hại cũng trở nên  tinh vi không kém. Sự kém hiểu biết và ngây thơ của người dùng chính là lỗ hổng để những hacker trục lợi".

    Những thiệt hại mà malware gây ra cho người sử dụng thiết bị iOS là không hề nhỏ

    Vậy mã độc lây lan lên smartphone như thế nào? Khi người dùng cài đặt ứng dụng từ kho ứng dụng thứ 3, họ không thế biết trong ứng dụng đó là một ổ malware nguy hiểm đang sẵn sàng xâm nhập vào điện thoại. Sau khi lây nhiễm thành công, các mã độc sẽ tiếp cận mọi thông tin trong hệ thống của điện thoại và lấy đi những gì nó cần.

    "Khi người dùng jailbreak iPhone, hệ thống của điện thoại sẽ bị thay đổi và dễ bị chiếm quyền điều khiển từ xa, bất kỳ ứng dụng nào từ bên thứ 3 đều có thể chiếm quyền truy cập hệ thống mà không cần sự xác nhận của người dùng.” chuyên gia Wisniewski chia sẻ.

    Mã độc trên Android ngày càng nhiều và tinh vi

    Ở Trung Quốc và Nga, nơi mà sự hiện diện chính thức của Google bị hạn chế thì thị trường smartphone ở đây tràn ngập các thiết bị di động được root sẵn, tuỳ biến với rất nhiều ứng dụng hấp dẫn từ bên thứ ba. Đây chính là mảnh đất màu mỡ để các mã độc tung hoành và lây lan ra trên toàn thế giới.

    Những ứng dụng diệt virus trên Android vẫn chưa phải là biện pháp an toàn nhất

    Để giải quyết vấn đề này, Google cùng các công ty bảo mật đã phát triển các ứng dụng diệt malware trên smartphone. Nhưng cũng giống như trên máy tính, những ứng dụng này không thể bảo đảm 100% an toàn cho người sử dụng khi mã độc ngày càng tinh vi và nguy hiểm.

    CẦN GÌ JAILBREAK KHI HỆ ĐIỀU HÀNH DI ĐỘNG NGÀY CÀNG ĐƯỢC HOÀN THIỆN?

    Câu hỏi đặt ra bây giờ là: “Người dùng có nên đánh đổi sự an toàn của thiết bị với những tính năng hấp dẫn và ứng dụng từ bên thứ 3 hay không"? Câu hỏi này đã được chính những nhà sản xuất điện thoại trả lời.

    Hệ điều hành iOS 8 đã bổ sung rất nhiều tính năng mới

    Với những thiết bị iOS chạy hệ điều hành cũ (trước iOS8), người dùng phải jailbreak để sử dụng các tính năng như tuỳ chỉnh bàn phím, mở nhanh menu cài đặt, bật tắt đèn flash,... Nhưng giờ đây, nền tảng iOS 8 với sự bổ sung nhiều tính năng  và mang lại cho người dùng những trải nghiệm phong phú, việc jailbreak đã trở nên không cần thiết.

    Còn Android - hệ điều hành mã nguồn mở cũng đã cập nhật những tính năng mà truớc đây chỉ có root máy mới làm được. Phiên bản Android của LG đã thay đổi rất nhiều sau sự thất bại trên LG G2, Samsung cũng đã đưa TouchWiz lên Galaxy S5. Tất nhiên vẫn còn đó những ứng dụng mang tính thương mại của hãng trên rom gốc làm người dùng cảm thấy khó chiụ, và cách duy nhất để xoá các ứng dụng này là root máy đồng thời chấp nhận mọi rủi ro. Nhưng có lẽ rất ít người chấp nhận liều lĩnh như vậy.

    ĐIỀU ĐÓ PHỤ THUỘC HÀNH ĐỘNG CỦA BẠN!

    Tuy nhiên, theo dự đoán việc jailbreak iOS và root Android có lẽ vẫn còn tồn tại và phát triển trong thời gian tới. Những nhà phát triển ứng dụng bên thứ 3 vẫn sáng tạo ra những tính năng đặc biệt mà hệ điều hành gốc không sở hữu. Những tính năng này đã trở thành “chuẩn" trên hàng triệu thiết bị di động và hứa hẹn sẽ xuất hiện trên những iOS 9, iOS 10 trong tương lai.

    Jailbreak vẫn là một "thú vui" được giới công nghệ quan tâm trong thời gian tới

    Vượt rào, bẻ khoá để mày mò và khám phá và sử dụng hết tiềm năng của một chiếc smartphone đã từng là hành vi “không phải nghĩ" với mọi người dùng. Tuy nhiên giờ đây, với sự phát triển ngày càng tinh vi của malware đe doạ trực tiếp tới những dữ liệu quan trọng và nhạy cảm, bên cạnh sự hoàn thiện nền tảng hệ điều hành thì việc jailbreak hay root chỉ dành cho những người thật sự đam mê khám phá và trang bị đầy đủ kiến thức.

    Jailbreak giời đây chỉ dành cho những người có kiến thức và sự đam mê

    Jailbreak hay root giờ không còn là giải pháp để “sửa chữa" những tính năng còn thiếu trên điện thoại nữa. Việc vượt rào hay không tuỳ thuộc vào sở thích của bạn, và khi bạn đã bước vào con đường này, tốt nhất bạn nên biết rõ những rủi ro phía trước.

    Tham khảo: gizmodo

    >> Xuất hiện công cụ nguy hiểm biển iDevice thành cục gạch sau khi jailbreak

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ