Trải nghiệm chiếc máy ảnh "giả phim" gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo

    Tuấn Lê,  

    "Hồi sinh lại những giá trị cũ", đó là thông điệp mà đội ngũ phát triển này muốn đem đến, nhưng liệu cú hồi sinh này có đáng hay không?

    Còn nhớ cách đây 1 năm, vào ngày 10/10/2017, cộng đồng mạng lẫn người dùng yêu chụp phim được một phen hứng khởi khi Yashica - một thương hiệu nổi tiếng với hơn 70 năm kinh nghiệm sản xuất máy ảnh và ống kính đến từ Nhật Bản tuyên bố ra mắt dòng máy ảnh Yashica Y35 trên trang gây quỹ Kickstarter lẫn Indiegogo.

    Sự trở lại của thương hiệu này đã được rất nhiều người quan tâm, có thể thấy rõ qua con số 6.935 backer (người ủng hộ gây quỹ) trên Kickstarter với số tiền hơn 10 triệu HKD (khoảng 29,7 tỉ VND) và sau đó tiếp tục mở thêm trên Indiegogo rồi nhận được hơn 1,5 triệu USD (khoảng 35,2 tỉ VND). Tuy nhiên sau thời gian nhận được số tiền từ các nhà ủng hộ, phía bên nhóm phát triển này khá im hơi lặng tiếng, thậm chí cũng không ít backer bắt đầu lo lắng và cho rằng họ dính phải cú lừa.

    Tuy nhiên sau đúng 1 năm chờ đợi, chiếc máy ảnh này cũng đã lần lượt đến tay những người dùng đầu tiên, một cách âm thầm lặng lẽ

    Chiếc máy này được chuyển thẳng đến nhà người bạn của tôi vào hôm Thứ 6 vừa qua và tất nhiên bạn cũng rất bất ngờ khi cuối cùng máy đã xuất hiện. Cách đóng hộp của máy trông cũng khá đơn giản, không cầu kỳ hay phức tạp, tuy nhiên các ngăn đựng bên trong đều làm từ nhựa mềm trong suốt nên cảm giác khá "rẻ tiền".

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 1.
    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 2.

    Cạnh hộp ghi "2017.10.10", đánh dấu ngày dự án chính thức ra mắt.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 3.

    Đôi dòng cảm ơn những người ủng hộ.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 4.

    Phần nhựa trong làm ngăn đựng sản phẩm trông khá "rẻ tiền". Do phiên bản bạn tôi lựa chọn là một máy và 4 cuộn digiFilm (phim giả lập) với mức giá 1.168 HKD (gần 3,5 triệu đồng) nên vẫn còn trống 2 slot, bản full sẽ là 6 cuộn phim.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 5.

    Ngoài máy và phim, phụ kiện kèm theo chỉ là sợi dây cáp để chép ảnh ra, sách hướng dẫn và tấm postcard.

    Tôi còn nhớ những chiếc máy ảnh phim rangefinder của Yashica đa phần đều làm bằng kim loại và rất nặng, nhưng đến khi cầm Y35 này thì cảm giác hoàn toàn trái ngược, máy rất nhẹ do toàn bộ đều được làm từ nhựa.

    Ngoài khoản thân xác nhựa ra thì ngoại hình của Y35 này giống với hầu hết các dòng rangefinder film trước đây của Yashica, tuy nhiên có một số điểm trên thân máy chỉ dùng để "ngó cho vui" chứ chẳng có tác dụng gì cả.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 6.

    Phần núm bên trái máy, nếu như ở trên máy chụp phim thì có tác dụng xoay trả phim về nhưng ở chiếc máy này, do là digital giả phim nên nó chỉ là cái núm vô dụng mà thôi.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 7.

    Vòng xoay trên lens cũng chỉ để cho vui và không xoay được. Với dòng Yashica phim thì thường bạn sẽ xoay được vòng khẩu và xoay vòng tốc. Chiếc Yashica Y35 này sử dụng một khẩu độ duy nhất là F/2.0, lấy nét free focus từ 1,5 m đến vô cực.

    Theo cảm nhận cá nhân, Yashica Y35 thành công về mặt ngoại hình khi mới nhìn vào, rất nhiều người khi thấy tôi cầm chiếc máy này đều hỏi một câu giống nhau: "Bạn đang cầm máy phim à?". Tuy nhiên đi sâu vào chi tiết thiết kế thì nó thật sự khiến tôi phải suy nghĩ lại, chất lượng gia công vẫn còn rất tệ.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 8.

    Một ví dụ rõ nhất là lẫy mở buồng phim không phải dạng lò xo bật mà bạn phải dùng cả 2 tay: 1 để gạt lẫy và 1 để kéo nắp buồng phim ra.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 9.

    Tiếp đến là nắp đóng/mở khe thẻ nhớ SD rất lỏng lẻo, cảm giác nếu dùng một thời gian nữa thì khả năng sẽ gãy mất.

    Nếu chấm về điểm thiết kế, tôi sẽ cho chiếc máy này 7 điểm. Sở dĩ lên được số điểm này là vì nó tạo cho tôi ít nhiều cảm giác đang cầm một chiếc máy phim (dù rằng nó vẫn chỉ là con máy số) và có cảm hứng muốn chụp lại.

    Thực tế đã có một số người dùng than phiền về chất lượng gia công của máy, thậm chí là "một số chi tiết bị vỡ và rơi ra" theo như phía Petapixel thu thập thông tin. May thay, phiên bản mà tôi được trải nghiệm thì không rơi vào trường hợp này.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 10.

    "Expect the Unexpected" - câu slogan quảng bá của nhóm phát triển quả không sai

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 11.

    Như đã nói ở trên, chiếc Y35 này phần nào khiến tôi có cảm giác như đang chụp một chiếc máy ảnh phim, bởi bạn cần phải lắp loại phim phù hợp để chụp (digiFilm) và tất nhiên mỗi loại phim sẽ có ISO, chất màu khác nhau. Hơn nữa, việc kết quả bạn chụp thế nào sẽ không biết được ngay lúc đấy mà phải chờ qua quá trình tráng phim, còn với chiếc máy giả lập này thì ta phải chờ đến lúc cắm thẻ nhớ vào máy.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 12.

    Đây là buồng lắp phim, bên phải dùng để gắn 2 viên pin AA. Một lưu ý nhỏ là nhà sản xuất không tặng kèm bất kì viên pin nào, buồn hơn nữa là dây đeo máy cũng không được tặng kèm nốt.

    Theo thông số mà nhà sản xuất giới thiệu, máy có tốc độ màn trập từ 1/30 giây đến 1/6000 giây, tiêu cự 35mm, kích thước cảm biến 1/2.5 inch CMOS với độ phân giải 14 MP. Nghe đến đây thì cũng tạm ổn, một chiếc máy ảnh mang phong cách lomo giơ lên bấm và không cần suy nghĩ gì, cũng hay đấy chứ.

    Nhưng không, tôi đã sai, chiếc máy này có phần "đỏng đảnh" hơn tôi nghĩ. Nhìn theo những gì mà phía nhà sản xuất dán tờ hướng dẫn trên thân máy, bạn phải chờ tín hiệu đèn LED tím hiện ra thì mới biết ảnh đã được chụp. Lên cò phim, bấm nút chụp... nhưng chờ mãi đến tầm 1 giây thì đèn tím mới hiện lên. Điều này có nghĩa, máy không hề chụp ngay mà luôn có độ trễ mỗi khi người dùng ra lệnh và như thế sẽ rất ảnh hưởng đến khoảnh khắc mà bạn cần ghi lại.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 13.

    Lên cò để chuẩn bị chụp, cũng hay đấy!

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 14.

    ... ơ kìa, bấm cả buổi mới đèn tím cho chụp là thế nào???

    Chính vì báo tín hiệu quá delay nên đôi khi việc chụp của bạn không chỉ mất khoảnh khắc mà còn bị "hớ" tay, bấm xong lo đưa máy xuống nhanh mà quên mất lúc đấy máy chưa chụp xong và kết quả thì như thế này đây:

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 15.

    Ngoài ra một điểm cần lưu ý khác là do phần kính ngắm đặt bên trái máy còn ống kính để chụp lại nằm giữa nên nếu chụp ở khoảng cách gần (tầm 1,5 m) thì ảnh sẽ bị lệch khung, như ví dụ dưới đây tôi chụp cô gái này khi canh là giữa nhưng ra ảnh sẽ là lệch sang trái. Một phần nữa khiến cho bức ảnh bị lệch khung chính là do chụp bằng phim khổ vuông 6x6 nhưng trên viewfinder không hề cho người dùng biết cách canh bố cục (thường phải có vạch chia), thế nên ảnh ra là "auto" bị cắt gọn một khoảng trái:

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 16.

    Ngoài phần chụp chậm và khung ảnh bị lệch ra, mọi thứ khác trên chiếc máy này đạt ở mức ổn. Chí ít Yashica Y35 vẫn khiến cho người dùng có được trải nghiệm phải lắp đúng loại phim thì mới ra được chất màu như ý muốn, hoặc muốn có ảnh sáng hơn trong môi trường thiếu sáng thì phải lắp phim có ISO lớn hơn.

    Về màu phim, cá nhân tôi thích nhất cuộn digiFilm khung 6x6 vì cho tông ngả vàng và xanh, trong khi đó loại ISO 200 lại cho tông màu không mấy ấn tượng lắm, hoặc có thể nói là giống với thực tế chứ không có màu phim gì cả, còn ISO 1600 thì grain khá to. Cuộn BW cũng làm tròn nhiệm vụ của mình, tông màu đen không có nhiều tương phản, hướng xám xanh nhiều hơn (giống kiểu film Shanghai, Arista Edu hoặc Ilford Pan đời cũ) và theo tôi nó tạo nên cái chất phim cổ điển.

    y35_0070

    digiFilm 6x6 khổ vuông.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 18.

    digiFilm 6x6 khổ vuông.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 19.

    digiFilm 6x6 khổ vuông.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 20.

    digiFilm 6x6 khổ vuông.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 21.

    digiFilm B&W.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 22.

    digiFilm B&W.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 23.

    digiFilm B&W.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 24.

    digiFilm B&W.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 25.

    digiFilm B&W.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 26.

    digiFilm ISO 200.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 27.

    digiFilm ISO 200.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 28.

    digiFilm ISO 1600.

    Cũng có người cho rằng chất lượng ảnh chụp của chiếc máy ảnh này thật sự không tốt, riêng tôi thì điểm khen và chê ở Yashica Y35 này đều có cả: chụp bị delay, chất lượng gia công còn kém, nhưng bù lại nó giúp tôi quay lại được cảm giác hoài cổ, không phải suy nghĩ đến việc tấm ảnh vừa rồi có tốt hay không, thay vào đó là cứ chụp đi đã, lát sau xem lại ảnh thì sẽ có cảm xúc hơn. Một người bạn khác của tôi ở Hội An cũng vừa nhận được máy vào hôm qua, khác với những gì mà nhiều người phàn nàn trên mạng, anh ấy lại có cảm nhận "chụp vui là chính, và hơn hết nó cho tông màu khá đẹp và ưng ý, vậy là đủ".

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 29.

    Hai bạn trẻ backer người Việt đã comment than phiền trên trang Kickstarter về việc dán nhầm nhãn BW sang xác phim màu khác.

    Đón chờ những thứ bất ngờ sẽ đến, đến bây giờ thì tôi đã thấy được câu nói của nhóm phát triển này là đúng. Họ đã khiến cho cả cộng đồng backer đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ những cái im lặng, chậm giao hàng, cho đến khi nhận được thì người buồn người vui, kẻ cười người khóc vì gặp những lỗi vớ vẩn "trên trời rớt xuống".

    Nhưng tựu chung, nếu bạn nhận được chiếc máy lành lặn (giống tôi) thì hãy tận hưởng và trải nghiệm, chi tiết ảnh có thể không như mong đợi nhưng dù sao nó cũng là một ý tưởng hay mà chưa có hãng nào làm trước đó. Hơn nữa, cầm chiếc máy ảnh đồ chơi này đi lượn phố hoặc du lịch trải nghiệm cũng là một ý kiến hay đấy chứ, cứ thử xem.

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 30.

    À để tay chơi thôi, ống kính này không có vòng lấy nét manual đâu...

    Trải nghiệm chiếc máy ảnh giả phim gây hao tổn biết bao giấy mực của cộng đồng mạng trên Kickstarter lẫn Indiegogo - Ảnh 31.
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ