Với những tuyên bố "Tạm biệt. Tôi phải đi đây. Tôi sẽ tiếp tục điên cuồng và tôi sẽ ra khỏi đây", Steve Jobs dường như đã có linh cảm rằng cuộc sống của ông sẽ sớm thay đổi.
Bữa tiệc sinh nhật tuổi 30
Bước sang tuổi 30 là dấu mốc quan trọng với hầu hết mọi người, đặc biệt là với những người của thế hệ đã tuyên bố sẽ không bao giờ tin tưởng bất cứ ai trên đời ở độ tuổi đó. Để kỷ niệm sinh nhật lần thứ ba mươi của mình, vào tháng 2 năm 1985, Jobs đã hào phóng tổ chức một buổi tiệc tối trang trọng không kém phần hấp dẫn với chủ đề "vest đen với giày tennis" cho 1.000 người trong khán phòng khách sạn st Francis ở San Francisco.
Trên giấy mời có ghi một dòng chữ, "Có một ngạn ngữ cổ của người Ấn Độ nói rằng "30 năm đầu của cuộc đời, bạn sẽ hình thành nên những thói quen. Và 30 năm cuối của cuộc đời, thói quen sẽ hình thành nên con người bạn" Hãy cùng đến mừng kỷ niệm này với tôi".
Một bàn tiệc được dành riêng cho những nhân vật có thế lực trong ngành phần mềm, bao gồm cả Bill Gates và Mitch Kapor. Một bàn khác được dành riêng cho những người bạn cũ như là Elizabeth Holmes, người đã đến bữa tiệc cùng với một phụ nữ lạ mặc bộ vest tuxedo màu đen, Andy Hertzfeld, và Burrell Smith thuê một vài bộ vest tuxedo để mặc và đi giày thể thao mềm, điều này đã khiến cho điệu nhảy trên nền giai điệu walz Strauss do dàn giao hưởng San Francisco biểu diễn trở nên đáng nhớ hơn.
Ella Fitzgerald đã đến biểu diễn một mình trong bữa tiệc, vì Bob Dylan từ chối tham gian. Cô hát những ca khúc khá nổi tiếng của mình, mặc dù thỉnh thoảng cũng có một số bài hát khác như "The Girl from Ipanema" hát về cậu bé đến từ Cupertino. Khi cô hỏi lời yêu cầu bài hát, Jobs đưa ra một vài lời ý. Ella kết thúc với giai điệu chậm rãi du dương của ca khúc "Happy Birthday".
Sculley lên sân khấu để nói lời chúc mừng đến "nhà chiến lược có tầm nhìn xa nhất của giới công nghệ". Wozniak cũng bước lên và tặng Jobs một khung ảnh cụp lại trò bịp về chiếc máy tính cá nhân Zaltair của Wozniak tại Hội chợ máy tính Bờ Tây (West Coast Computer Fair) năm 1977, địa điểm mà chiếc máy tính cá nhân Apple II đã được giới thiệu.
Nhà đầu tư Don Valentine bày tỏ sự ngạc nhiên trước sự thay đổi của công nghệ trong thập kỷ mà ông được chứng kiến. "Anh ấy đã khởi đầu khá đặc biệt, người nói không bao giờ tin tưởng bất kỳ ai trên ba mươi tuổi, nay đã trở thành người có thể được nhận món quà sinh nhật cho tuổi ba mươi từ siêu sao Ella Fitzgerald", ông nói.
Nhiều người đã cố ý chọn những món quà đặc biệt cho một người không dễ dàng mua quà chút nào. Ví dụ như Debi Coleman đã tìm ấn bản đầu tiên cuốn tiểu thuyết "The Last Tycoon" (tạm dịch Ông trùm cuối cùng) của nhà văn F. Scott Fitzgerald. Nhưng Jobs, vẫn luôn hành xử một cách thiếu lịch sự như thường tình, bỏ lại tất cả những món quà đó trong một phòng của khách sạn. Woziak và một số thành viên kỳ cựu của Apple, không dùng được món pho mát dê và trứng cá hồi được phục vụ trong bữa tiệc, đã gặp nhau và đi ăn tối tại một nhà hang của chuỗi Denny.
Steve Jobs và các bạn trong giới công nghệ.
Nỗi buồn của Steve Jobs
"Rất hiếm khi người ta thấy một nghệ sĩ trong độ tuổi 30 hoặc 40 có thể thực sự đóng góp một điều gì đó đáng kinh ngạc cho xã hội", Jobs nói một cách buồn bã với nhà báo David Sheff, người đã đăng tải cuộc phỏng vấn dài và thân mật với ông trên tờ Playboy trong tháng mà Steve bước sang tuổi ba mươi. "Tất nhiên, có một số người được sinh ra với bản tính tò mò, mãi mãi là đứa trẻ trong niềm sợ hãi cuộc sống của họ, nhưng họ rất đặc biệt". Cuộc phỏng vấn đề cập đến nhiều khía cạnh, nhưng chủ đề khiến Jobs suy ngẫm sâu sắc nhất đó là về việc trưởng thành và đối mặt với những vấn đề trong tương lai.
"Suy nghĩ của bạn tạo nên những khuôn mẫu như một giàn giáo trong tâm trí của bạn. Bạn mắc kẹt trong những khuôn mẫu đó, giống như là những đường rãnh than trên đĩa than, và họ không bao giờ thoát ra được khỏi chúng.
Tôi sẽ luôn luôn giữ mối liên kết chặt chẽ với Apple. Tôi hy vọng rằng trong suốt cuộc đời mình, tôi có thể dệt những sợi dây kết nối giữa Apple với những sợi liên kết của cuộc đời mình, giống như một tấm thảm vậy. Có thể tôi không có mặt ở đó một vài năm, nhưng tôi sẽ luôn luôn trở lại.
Nếu bạn muốn cuộc sống của bạn một cách sáng tạo, như một nghệ sĩ, bạn sẽ không nhìn lại quá nhiều. bạn phải sẵn sang chấp nhận bất cứ việc gì mình làm, chấp nhận con người của bạn cho dù bạn là ai và bỏ qua tất cả điều đó.
Thế giới bên ngoài sẽ cố gắng để kìm hãm ý tưởng của bạn, sẽ khó khăn hơn để tiếp tục là một nghệ sĩ, đó là lý do tại sao nhiều lần, các nghệ sỹ phải nói, "Tạm biệt. Tôi phải đi đây. Tôi sẽ tiếp tục điên cuồng và tôi sẽ ra khỏi đây". Nhưng rồi họ sẽ nằm ì lại một chỗ nào đó. Cũng có thể sau này họ sẽ quay trở lại nhưng mờ nhạt chẳng chút thay đổi."
Với những tuyên bố đó, Jobs dường như đã có linh cảm rằng cuộc sống của ông sẽ sớm thay đổi. Có lẽ mối liên kết cuộc sống riêng của ông sẽ thực sự đan xen vào các mối liên kết của Apple. Có lẽ thời điểm để từ bỏ một phần những gì ông đã đạt được. Có lẽ đã đến lúc để nói "Tạm biệt, tôi phải đi" và sau đó sẽ trở lại, với lối tư duy khác.
(Nội dung tham khảo cuốn sách Tiểu sử Steve Jobs)
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín