Uber tuyển kỹ sư lập trình theo cách thức chưa từng có tiền lệ

    Kuroe,  

    Một trong những phương pháp tuyển dụng mới lạ được Uber nghĩ ra - đưa ra một bài kiểm tra lập trình nho nhỏ ngay trên ứng dụng điện thoại để những khách hàng hứng thú có cơ hội thể hiện tài năng của mình trước công ty này.

    Kỹ sư Joshua Debner đến từ Microsoft, trên đường tới gặp một người bạn tại Seattle bằng dịch vụ của Uber thì bất ngờ nhận được một thông báo "lạ" trên màn hình điện thoại.

    Uber muốn ông tham gia một trò chơi mang tên "Code ngay trên đường".

    Đây là cách mà Uber mới đưa vào áp dụng để tìm kiếm những kỹ sư công nghệ tài năng làm việc cho công ty này - thông qua việc thử tài lập trình của khách hàng trên những chuyến xe.

     Bạn có muốn tham gia vào thử thách của Uber hay không?

    Bạn có muốn tham gia vào thử thách của Uber hay không?

    Debner hoàn toàn không hiểu tại sao công ty này lại biết ông là một kỹ sư lập trình. Trong trí nhớ của mình, ông chưa từng một lần nói chuyện với Uber, cũng như chưa từng có nhà tuyển dụng nào tìm đến ông cả. Bản thân Debner cũng chưa bao giờ nộp hồ sơ cho Uber hết.

    Ông cũng không sử dụng địa chỉ email của Microsoft cho tài khoản của mình, hay dùng dịch vụ của Uber cho công việc của công ty. Và đương nhiên, việc đi tới cơ quan hàng ngày của Debner cũng không được thực hiện bằng Uber.

    Uber khẳng định rằng, công ty này hoàn toàn không sử dụng những thông tin cá nhân của khách hàng để tìm kiếm những ứng viên tiềm năng cho mình. Những gì họ làm chỉ là tìm kiếm những "ứng viên tiềm năng" tại các khu vực có nhiều công ty hay tập đoàn về công nghệ.

    Và việc mà một kỹ sư như Debner nhận được "bài kiểm tra" của Uber, đồng nghĩa với việc phương thức "tuyển dụng" trên có vẻ khá hiệu quả để tìm kiếm những ứng cử viên tiềm năng.

    "Chúng tôi luôn muốn sử dụng những cách thức mới mẻ để tìm kiếm những ứng viên tiềm năng có thể đồng hành cùng công ty trong tương lai, và giúp Uber giải quyết những vấn đề thú vị. Nếu bạn thường xuyên sử dụng dịch vụ của Uber tại những khu vực mà ở đó, các công ty về công nghệ tập trung, thì nhiều khả năng bạn đã từng nhìn thấy thông báo 'Code ngay trên đường' của chúng tôi rồi." - Nhà phát ngôn của Uber chia sẻ. "Việc lựa chọn tham gia vào trò chơi này, chính là cơ hội để những hành khách có hứng thú thể hiện khả năng của mình với Uber - bất kể việc họ đang đeo đuổi công việc lập trình viên hay chỉ coi đây là một nghề tay trái".

    Một khi đồng ý tham gia vào "trò chơi", Uber sẽ đưa ra 3 câu hỏi về lĩnh vực lập trình cho hành khách giải quyết. Thời gian để trả lời cho mỗi câu hỏi là 60 giây, và Uber sẽ đánh giá điểm số dựa theo câu trả lời của những người tham gia.

     Một câu hỏi được Uber đưa ra, và thông báo nếu như bạn có kết quả tốt

    Một câu hỏi được Uber đưa ra, và thông báo nếu như bạn có kết quả tốt

    Theo như Debner, những câu hỏi mà "Code ngay trên đường" đưa ra chỉ là các câu hỏi lập trình hết sức chung chung, chứ không đi sâu vào những lĩnh vực chuyên môn của từng người. Thay vào đó, bài kiểm tra này giống như một "lời gợi ý" với các lập trình viên tiềm năng về một công việc tại Uber.

    "Tôi nghĩ phương thức tuyển dụng này khá là hên xui" - Debner chia sẻ. "Đối với tôi, việc trả lời vài ba câu hỏi với thời hạn 60 giây trên một chiếc Uber không phải là cách hiệu quả cho lắm. Nhất là khi bạn phải giải quyết những câu hỏi này trong lúc tài xế đang cố gắng nói chuyện với mình. Mà, nếu có ai đó trả lời qua hết cả 3 câu, thì thực ra cũng không thể hiện được gì nhiều".

    Nếu những người tham gia trò chơi có kết quả tốt, trên ứng dụng sẽ xuất hiện một nút "Liên hệ" để bấm vào.

    Debner cũng gửi kết quả của mình cho Uber vì tò mò muốn biết công ty này sẽ làm gì tiếp theo. Và những gì ông nhận được là một bức thư điện tử với đường link để ứng tuyển vào Uber nếu ông hứng thú. Còn lại, ông không nhận được thêm bất cứ phản hồi nào khác.

    Ngoài Seattle, Uber còn thử áp dụng phương pháp "tuyển dụng" mới này tại Austin, Boston, Denver và Portland - đều là những khu vực tập trung nhiều người làm việc về lĩnh vực công nghệ.

     Bài kiểm tra được Google ẩn giấu ngay trên ứng dụng tìm kiếm của mình

    Bài kiểm tra được Google ẩn giấu ngay trên ứng dụng tìm kiếm của mình

    Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên những "bài kiểm tra" để tuyển dụng được ẩn giấu trong chính các sản phẩm phục vụ khách hàng. Trước đây, Uber đã từng đưa ra #UberBot để thử tài các lập trình viên trên trang Codefight, với kết quả hiện tại vẫn hết sức ấn tượng - 24766 trận thắng, hòa 230 lần, và chỉ để thua chưa tới 5000 lần. Bản thân Google cũng có một bài kiểm tra bí mật, chỉ xuất hiện khi người sử dụng tìm kiếm một vài từ khóa đặc biệt liên quan đến lĩnh vực lập trình.

    Tham khảo BusinessInsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ