Thử nghiệm cho thấy tỷ lệ sinh kháng thể trong máu chống lại Delta đã giảm xuống dưới 10% với một liều vắc-xin đầu tiên.
- Bất chấp Covid-19 đang bùng phát, dân Bangladesh đổ xô đi chụp ảnh selfie với con bò nhỏ nhất thế giới
- Biến thể COVID-19 mới Lambda: Nó nguy hiểm đến đâu, có kháng được vắc-xin hay không?
- Giáo sư Mỹ cảnh báo: Không tiêm vắc-xin sẽ biến cơ thể bạn thành "lò ấp biến thể" COVID-19 tiềm năng
- Mỹ chế ra khẩu trang phát hiện Covid-19, đeo 30 phút là ra kết quả, giá chỉ 5 USD
- Trẻ em ở Anh lên TikTok học cách làm giả xét nghiệm COVID-19 dương tính để được nghỉ học
Các nhà khoa học cho biết hai loại vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca và Pfizer vẫn có hiệu quả tốt để chống lại biến thể Delta của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, hiệu quả đó phần lớn phụ thuộc vào việc bạn đã hoàn thành đủ 2 mũi tiêm hay chưa.
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature cho thấy biến thể Delta đã kháng được một trên hai liều vắc-xin COVID-19. Theo đó, tỷ lệ sinh kháng thể trong máu với liều vắc-xin đầu tiên đã tụt xuống dưới 10%.

Nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Viện Pasture, Pháp. Trong đó, họ cho biết dòng virus SARS-CoV-2 B.1.617 được xác định lần đầu tiên tại Ấn Độ vào tháng 10 năm 2020. Kể từ đó, nó đã lây lan mạnh và thống trị ở một số khu vực Ấn Độ, Vương Quốc Anh và tiếp tục lan rộng ra hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Dòng virus SARS-CoV-2 này lại chia làm 3 nhánh phụ chính bao gồm B.1.617.1, B.1.617.2 và B.1.617.3. Chúng chứa các đột biến trên gai protein – thứ virus dùng để xâm nhập tế bào - ở vùng đầu cuối N (NTD) và vùng liên kết thụ thể (RBD). Điều này có thể làm tăng khả năng trốn tránh miễn dịch. Trong đó, B.1.617.2 còn gọi là biến thể Delta có tốc độ lây lan nhanh hơn các biến thể khác.
Do vậy, các nhà khoa học tại Viện Pasture đã phân lập một biến thể Delta trong người một du khách trở về từ Ấn Độ để kiểm tra độ nhạy cảm của nó với kháng thể đơn dòng (mAbs) và với các kháng thể có trong huyết thanh của những người đang điều trị COVID-19 hoặc những người đã được tiêm vắc-xin.
Kết quả cho thấy biến thể Delta có khả năng chống lại sự trung hòa bởi một số kháng thể đơn dòng chống NTD và RBD. Huyết thanh từ bệnh nhân đã được điều trị sau 12 tháng cũng bị giảm hiệu lực tới 4 lần với biến thể Delta, trong so sánh với biến thể Alpha (B.1.1.7 hay biến thể Anh) xuất hiện trước đó.
Đặc biệt, huyết thanh của những người đã được tiêm 1 liều vắc-xin COVD-19 của Pfizer hoặc AstraZenenca hầu như không ức chế được biến thể Delta. Nó mất tác dụng trong 90% số mẫu phẩm.

Tuy nhiên, điều may mắn là ở những người đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin mỗi loại, phản ứng trung hòa đã xuất hiện tới 95%. Mặc dù vậy, hiệu giá chống lại biến thể Delta của vắc-xin cũng thấp hơn 3-5 lần so với Alpha.
Các nhà khoa học nhận định chính sự đề kháng với các kháng thể nhắm vào protein gai là thứ giúp biến thể Delta lây lan mạnh. Nó đã "thoát được một phần đáng kể" hiệu ứng miễn dịch bảo vệ của vắc-xin, họ kết luận.
Trước đó, một số nghiên cứu khác cũng cho thấy một liều vắc-xin hiện không đủ để chống lại biến thể Delta. Một phân tích ở Anh vào tháng 5 cho thấy một liều vắc-xin của Pfizer hoặc AstraZeneca chỉ có 33% hiệu quả chống lại COVID-19 có triệu chứng do Delta gây ra.
Sau hai liều, hiệu quả đó đã tăng lên 88% đối với vắc-xin Pfizer và 60% đối với vắc-xin của AstraZeneca. Hai liều vắc-xin của Pfizer cũng có hiệu quả 96% trong việc ngăn ngừa các ca nhập viện do mắc biến thể Delta, trong khi hai liều vắc-xin của AstraZeneca có hiệu quả khoảng 92% theo cùng tiêu chuẩn.


Trong khi đó, một nghiên cứu của Canada phát hiện ra rằng một liều tiêm Pfizer duy nhất có hiệu quả ngăn ngừa 56% các ca mắc COVID-19 có triệu chứng do biến thể Delta gây ra sau hai tuần.
Tỷ lệ đó là 67% cho một mũi tiêm của AstraZeneca và 72% cho mũi tiêm của Moderna. Khi nói đến việc ngăn ngừa các ca nhập viện liên quan đến biến thể Delta, hiệu quả đã tăng lên 78% đối với vắc-xin của Pfizer, 88% đối với AstraZeneca và 96% đối với Moderna.
Nghiên cứu tương tự cho thấy rằng sau 2 liều, vắc-xin Pfizer có hiệu quả 87% để ngăn ngừa các ca mắc COVID-19 có triệu chứng do biến thể Delta gây ra. Nhưng các nhà nghiên cứu không có đủ dữ liệu cho vắc-xin của AstraZeneca và Moderna.

Tổng hợp lại, các nghiên cứu khuyến khích người dân tuân thủ toàn bộ phác đồ tiêm chủng với 2 mũi vắc-xin COVID-19 tất cả. Sự thật là có nhiều người đã nản lòng vì tác dụng phụ sau mũi tiêm đầu tiên nên không quay lại trạm y tế để được nhận mũi thứ hai.
Chẳng hạn như ở tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ, giám đốc sở y tế của họ, Tiến sĩ José Romero cho biết có tới 15% những người đã tiêm một liều vắc-xin đầu tiên của Pfizer hoặc Moderna đã không tiêm mũi thứ hai sau 2 tuần.
"Chúng ta có một tỷ lệ đáng kể các cá nhân đã được tiêm một trong hai liều vắc-xin COVID-19 nhưng không quay lại tiêm liều thứ hai trong thời hạn hoặc trong vòng 42 ngày sau khi tiêm", ông nói. "Như vậy, họ đang không có được sự bảo vệ đầy đủ mà họ nên có".
Tham khảo Businessinsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
-
Xiaomi công bố hợp tác cùng Leica: Sản phẩm đầu tiên sẽ là Xiaomi 12 Ultra?
Sự hợp tác giữa Xiaomi và Leica là một điều đã được dự đoán trước.
-
Đang sửa tầng hầm, người đàn ông phát hiện cả một thành phố cổ sâu 18 tầng bên dưới nhà mình