Vòng tròn luẩn quẩn của thế giới công nghệ và "lời nguyền iPhone"

    Lê Hoàng,  

    Bạn không thể không nhận ra một xu hướng tất yếu: bất cứ một gã khổng lồ nào đi tiên phong cho một cơn sóng công nghệ thống trị phía trước gần như chắc chắn sẽ ngã trên cơn sóng tiếp theo.

    Sau báo cáo tài chính đầy thất vọng vừa qua với doanh số iPhone giảm hẳn 10 triệu máy so với cùng kỳ năm ngoái, cổ phiếu Apple đang bị các nhà đầu tư "trừng phạt" khi liên tục sụt giảm mà vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Sự thật là chừng nào vẫn còn có người sử dụng smartphone thì Apple sẽ vẫn sống tốt nhờ làm chủ phân khúc cao cấp, nhưng điều đó không thể khiến bất cứ ai an tâm về tương lai của Táo.

    Lý do là bởi không ai có thể đoán được khi nào thì ai đó sẽ ra mắt một sản phẩm có thể thay thế smartphone như smartphone đã từng thay thế điện thoại tính năng. Và đáng lo ngại hơn, lịch sử điện toán cho thấy bất cứ ông lớn nào đón đầu và thành công nhờ một trào lưu thì đều sẽ thất bại trên trào lưu tiếp đó.

     Đây là 2 công ty đã từng đứng trên đỉnh thế giới và sau đó ngã ngựa vì smartphone.

    Đây là 2 công ty đã từng đứng trên đỉnh thế giới và sau đó ngã ngựa vì smartphone.

    Ví dụ điển hình nhất có thể kể tới Microsoft. Gã khổng lồ phần mềm đã áp đảo thị trường hệ điều hành và đã có thời điểm gần như độc tôn trình duyệt. Nhưng rồi Google xuất hiện. Google đại diện cho một tầm nhìn mới, khi người dùng chỉ cần tới các dịch vụ dữ liệu chất lượng trên nền web - một nền tảng vốn không hề phân biệt hệ điều hành hay trình duyệt. Kết quả là Microsoft liên tục đi xuống và gần đây mới có dấu hiệu hồi phục, còn Google đến giờ vẫn độc tôn thị trường tìm kiếm, web mail, bản đồ trực tuyến, ứng dụng văn phòng online...

    Song, chính Google cũng bỏ lỡ nhiều xu thế mới. Dịch vụ dữ liệu của Google tốt, nhưng khi thế giới điện toán muốn đưa không chỉ ứng dụng lên mạng (SaaS) mà còn cả nền tảng (PaaS) và thậm chí là toàn bộ hạ tầng IT (IaaS), Google chậm chân. Một trong 2 đối thủ đang dẫn đầu lĩnh vực này và áp đảo Google là Microsoft, ông chủ của các dịch vụ cho đến nay vẫn còn quá kém cỏi so với Google như Bing và Bing Map.

    Nhưng có lẽ không có niềm đau nào của Google lớn hơn mạng xã hội. Cuộc cách mạng social manh nha từ những năm đầu thập niên 2000 trước khi bùng nổ với sự trỗi dậy của Facebook. Trong khi Facebook ra đời từ tận 2005, Google đợi đến tận 2011 mới ra mắt được một sản phẩm có thể cạnh tranh với Facebook là Google . Vị thế của Facebook đã được khẳng định quá rõ ràng và Google coi như chết tức tưởi vào khoảng 4 năm sau đó, khi cha đẻ của mạng xã hội này buộc phải rời bỏ gã khổng lồ tìm kiếm.

     Thành công của Facebook đặc biệt ở chỗ mạng xã hội này liên tiếp đón đầu được các trào lưu có thể thay thế cho mảng kinh doanh cốt lõi của họ.

    Thành công của Facebook đặc biệt ở chỗ mạng xã hội này liên tiếp đón đầu được các trào lưu có thể thay thế cho mảng kinh doanh cốt lõi của họ.

    Điểm đặc biệt của Facebook là ở chỗ mạng xã hội này rất mạnh tay đón đầu các cuộc cách mạng mới. Những thương vụ lớn nhất, được nhắc tới nhiều nhất của Facebook đều là các thương vụ mang tính đón đầu, ví dụ như mua lại Instagram để thâu tóm đối tượng người dùng trẻ tuổi thích chụp ảnh hay mua lại WhatsApp để chặn trước những tên tuổi muốn vươn trong cuộc cách mạng biến ứng dụng chat thành nền tảng. Quan trọng nhất, Facebook mua lại Oculus để đi trước trong lĩnh vực thực tại ảo/hỗ trợ đang gây sốt.

    Và riêng trên lĩnh vực này thì Microsoft đang là một trong những tên tuổi cùng Facebook đi đầu nhờ có chiếc kính HoloLens đầy ấn tượng. 2 kẻ thua cuộc trước nay đã trở lại vượt mặt 2 gã khổng lồ đi đầu cuộc cách mạng smartphone là Apple và Google, vốn gần như không có chút động tĩnh nào để xâm chiếm lĩnh vực này. Google mới chỉ ra mắt dự án kính thực tại ảo "nửa mùa" bằng bìa carton, còn Apple thì hoàn toàn vắng bóng. Máy Mac của Táo thậm chí còn không đủ sức mạnh phần cứng để nghiêm túc tham gia vào VR/AR.

    Đây cũng chính là lý do vì sao người ta lo ngại về Apple khi doanh số iPhone vẫn còn rất cao và doanh thu của Apple vẫn bằng cả Google, Microsoft và Facebook cộng lại. Lịch sử của Apple nói riêng cho thấy gần như sau khi "ăn quả đậm" thì công ty do Steve Jobs sáng lập sẽ chìm khuất. Máy Mac đã từng là một trong những dòng PC đi tiên phong của thị trường khi "máy vi tính" còn là thứ gì đó đắt đỏ và xa lạ, nhưng đến khi PC desktop và laptop phổ cập thì Mac cũng ngày một ít được ưa chuộng hơn. Apple sau đó phục hận trong cuộc cách mạng thiết bị di động khi liên tiếp ra mắt iPod, iPhone và iPad.

    Nhưng khi các thiết bị di động bắt đầu trở nên nhàm chán, Apple rõ ràng là đang tụt hậu trong những cuộc cách mạng tiếp theo. Nếu lịch sử lặp lại, thành công của iPhone có thể coi là "lời nguyền" đảm bảo cho Apple thất bại trên những trào lưu mới, bất kể đó là nhà thông minh hay VR.

    Vòng tròn có lặp lại?
    Vòng tròn có lặp lại?

    Không chỉ riêng Apple, tất cả các đối thủ đều vậy. Việc "đi đầu bước này, vấp ngã bước sau" gần như đã trở thành một quy luật tất yếu của ngành công nghệ cao. Ông vua di động Nokia chết tức tưởi sau khi thống trị thị trường điện thoại tính năng, cùng lúc Intel nhường chỗ cho ARM và Qualcomm. Sony đại diện cho toàn bộ thị trường TV CRT rồi bắt đầu chìm xuồng khi LCD phổ biến. Nintendo thống trị game console di động rồi bỏ lỡ hoàn toàn cơn bão game smartphone có giá hàng tỷ USD.

    Mới đây nhất, một loạt các "cựu vương" như Cisco, Dell và Intel bắt đầu thúc đẩy nỗ lực "điện toán sương mù" khi "điện toán đám mây" còn chưa hết thời. Ông vua của đám mây là Amazon đang đứng ngoài trào lưu này. Chưa ai biết "sương mù" có thay được đám mây hay không, nhưng rõ ràng là những cuộc cách mạng mới thường không có chỗ cho những vị vua của thời đại trước.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ