Xuất hiện "cầu Vàng Đà Nẵng" bản nhái ở Trung Quốc, chỉ khác nhau mỗi một ngón tay

    ĐẠT LÊ, Theo helino 

    Cây cầu Thái Hồng Tiên Thủ vừa mới khánh thành đã gây sốt MXH vì vẻ ngoài hệt như "chị em sinh đôi" với Cầu Vàng Đà Nẵng.

    Mở cửa cách đây hơn 1 năm nhưng Cầu Vàng ở Bà Nà Hills, Đà Nẵng vẫn luôn là địa điểm check-in hot nhất nhì đối với các tín đồ du lịch khi đến thăm miền Trung Việt Nam. Không chỉ tạo nên cơn sốt trong nước, chiếc cầu với thiết kế độc đáo này còn gây ấn tượng cực mạnh đối với bè bạn quốc tế. 

    Cầu Vàng nằm ở độ cao 1.400m, dài gần 150m và gồm có 8 nhịp. Dù nhìn dưới bất kỳ góc độ nào, hai bàn tay khổng lồ nâng đỡ cây cầu uốn quanh giống như người thiếu nữ đang nâng dải lụa vắt ngang qua rừng núi. Giữa phong cảnh thiên nhiên thường xuyên được bao phủ bởi sương mù của đỉnh Bà Nà, được dạo bước trên cây cầu này chẳng khác nào lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

    Xuất hiện cầu Vàng Đà Nẵng bản nhái ở Trung Quốc, chỉ khác nhau mỗi một ngón tay - Ảnh 1.

    (Ảnh: Dương Mai Việt Anh)

    Xuất hiện cầu Vàng Đà Nẵng bản nhái ở Trung Quốc, chỉ khác nhau mỗi một ngón tay - Ảnh 2.

    (Ảnh: Kiếng cận team)

    Xuất hiện cầu Vàng Đà Nẵng bản nhái ở Trung Quốc, chỉ khác nhau mỗi một ngón tay - Ảnh 3.

    (Ảnh: banahills)

    Những tưởng vẻ đẹp của Cầu Vàng là độc nhất vô nhị thì mới đây ở Trung Quốc đã "mọc" lên một cây cầu khác có vẻ ngoài tương đồng, khiến dân mạng không khỏi so sánh.

    Đó là cầu Thái Hồng Tiên Thủ được khánh thành ngày 17/8 ở khu du lịch Cổ Khê Tinh Hà thuộc huyện Vưu Khê, thành phố Tam Minh, tỉnh Phúc Kiến. Cây cầu này cũng ngay lập tức nhận kỷ lục Guinness cho thiết kế "Điêu khắc tạo hình tay Phật lớn nhất thế giới".

    Xuất hiện cầu Vàng Đà Nẵng bản nhái ở Trung Quốc, chỉ khác nhau mỗi một ngón tay - Ảnh 4.
    Xuất hiện cầu Vàng Đà Nẵng bản nhái ở Trung Quốc, chỉ khác nhau mỗi một ngón tay - Ảnh 5.
     Cây cầu lấp lánh ánh cầu vồng đầy ảo diệu trên bản thiết kế (Ảnh: Weibo)
    Xuất hiện cầu Vàng Đà Nẵng bản nhái ở Trung Quốc, chỉ khác nhau mỗi một ngón tay - Ảnh 6.
    Xuất hiện cầu Vàng Đà Nẵng bản nhái ở Trung Quốc, chỉ khác nhau mỗi một ngón tay - Ảnh 7.
    Cầu tốn hơn 1 năm để lên ý tưởng thiết kế và xây dựng, bắt đầu từ tháng 8 năm ngoái
    Xuất hiện cầu Vàng Đà Nẵng bản nhái ở Trung Quốc, chỉ khác nhau mỗi một ngón tay - Ảnh 8.

    Cây cầu trong quá trình xây dựng (Ảnh: Weibo)

    Theo Sohu, cầu Thái Hồng Tiên Thủ mang ý nghĩa "bàn tay thần nâng đỡ cầu vồng" và cũng chính là cầu treo bằng kính phản chiếu ánh nắng đầy màu sắc đầu tiên của đất nước tỷ dân. Cây cầu dài 99m, điểm nổi bật nhất là "bàn tay thần" có chiều cao 19m. Ước tính tổng kinh phí xây dựng công trình vào khoảng 16 triệu tệ (52,8 tỷ đồng).

    Hình ảnh cầu Thái Hồng Tiên Thủ cũng gắn với bàn tay Phật khổng lồ, hiện lên nổi bật giữa thiên nhiên hùng vĩ, không gian núi rừng thơ mộng thật khiến cho mọi người liên tưởng đến Cầu Vàng Đà Nẵng - vốn đã là một kiến trúc nhận được sự yêu thích nồng nhiệt của bạn bè quốc tế.

    Xuất hiện cầu Vàng Đà Nẵng bản nhái ở Trung Quốc, chỉ khác nhau mỗi một ngón tay - Ảnh 9.

    Cầu Thái Hồng Tiên Thủ nằm giữa vùng đất có khí hậu mát mẻ, mùa hè chỉ khoảng 26 độ C. Theo mô tả, ngay cả điểm thấp nhất của cây cầu cũng giăng sương mù mờ ảo. Càng bước lên cao thì lại càng bị bao phủ giữa mây trời - tạo cảm giác như "lạc vào tiên cảnh".

    Xuất hiện cầu Vàng Đà Nẵng bản nhái ở Trung Quốc, chỉ khác nhau mỗi một ngón tay - Ảnh 10.

    Cây cầu vừa khánh thành ngày 17/8 ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc (Ảnh: Sohu)

    Xuất hiện cầu Vàng Đà Nẵng bản nhái ở Trung Quốc, chỉ khác nhau mỗi một ngón tay - Ảnh 11.
    Xuất hiện cầu Vàng Đà Nẵng bản nhái ở Trung Quốc, chỉ khác nhau mỗi một ngón tay - Ảnh 12.
    Xuất hiện cầu Vàng Đà Nẵng bản nhái ở Trung Quốc, chỉ khác nhau mỗi một ngón tay - Ảnh 13.
    Xuất hiện cầu Vàng Đà Nẵng bản nhái ở Trung Quốc, chỉ khác nhau mỗi một ngón tay - Ảnh 14.
    Đây chính là "bàn tay thần" của khu du lịch Cổ Khê Tinh Hà nhưng trông có quen quen hay không? (Ảnh: Internet)

    Cư dân mạng vẫn bàn tán không ngừng về các điểm tương đồng trùng hợp giữa hai cây cầu ở Đà Nẵng, Việt Nam và Phúc Kiến, Trung Quốc.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ