YouTube tung báo cáo phản hồi lại các nghệ sĩ âm nhạc: tiền ở đây chứ ở đâu

    Anhdroid,  

    Báo cáo mới nhất của Google về vấn đề vi phạm bản quyền đã chỉ rằng Youtube là nguồn thu nhập cực kì lớn đối với nền công nghiệp âm nhạc.

    Có thể nói, YouTube và công nghiệp âm nhạc vừa là bạn vừa là thù, có tác động qua lại lẫn nhau dù không ít lần xảy ra mâu thuẫn. Các hãng ghi âm lớn gần đây cũng đang thoả thuận lại với “mạng xã hội video” lớn nhất thế giới này nên mọi chuyện cũng có vẻ ổn thoả hơn trước. Ngày hôm nay, Google đã đưa ra báo cáo về vi phạm bản quyền và cho biết hệ thống Content ID đã trả 2 tỉ USD cho các bên giữ bản quyền, gấp đôi so với năm 2014.

    Content ID thực chất là tâm điểm của những lời phàn nàn rất nặng nề gần đây tới từ nền công nghiệp âm nhạc với YouTube. Hệ thống yêu cầu các bên giữ bản quyền upload một file ví dụ như MV ca nhạc và từ đó sẽ tự động phát hiện bất cứ bản copy nào của file trên được tải lên bởi các người dùng khác. Chủ sở hữu bản quyền có thể yêu cầu hệ thống tự động báo cáo, chặn hay cho phép kiếm tiền từ việc phát hiện các bản sao chép khác, và YouTube cho rằng các hãng ghi âm thường chọn tuỳ chọn cuối cùng trong các tuỳ chọn trên.

    Nhưng Content ID không bù được khoản mất mát, đó là lời than phiền của các nghệ sĩ

    Các hãng ghi âm đã bác bỏ và cho rằng hệ thống hoạt động không hiệu quả và khá tốn tiền. Trong báo cáo gửi đến Văn phòng bản quyền Mỹ và cũng là một phần trong Luật bảo vệ bản quyền tác giả, Universal Music Group (UMG) đã đặt ra câu hỏi về sự hiệu quả của hệ thống Content ID. Trong ghi chú, UMG cũng cho biết rằng Content ID không thể nhận diện tới 40% các sản phẩm của họ trên Youtube. Và đồng thời hệ thống cũng tốn hàng triệu nhân lực chỉ để lọc Youtube và gỡ bỏ các file vi phạm bản quyền bởi lẽ chúng được tải lên lại rất nhanh, có khi vừa mới gỡ ra đã lại xuất hiện trở lại.

    Và để phản bác lại những cáo buộc đó, báo cáo mới nhất của Google cũng đã đưa ra những con số cụ thể. Họ cho rằng Content ID là giải pháp rất hiệu quả lên đến 98% trong vấn đề quản lí bản quyền trên Youtube, 2% còn lại là từ việc người dùng bỏ qua thông báo của hệ thống. Google cũng cho biết các hãng ghi âm chọn cách kiếm tiền từ hơn 95% báo cáo bản quyền, có nghĩa là họ cũng để các video trên hệ thống dịch vụ. Có đến một nửa thu nhập của các hãng lớn trên YouTube đến từ video của các fan – cover, remix, hay các video nhảy – thông qua Content ID.

    Báo cáo cũng chỉ ra con số mà Google dành ra để vận hành Content ID: chỉ 60 triệu USD. Vấn đề trở nên rõ ràng hơn nhiều: trong khi các hãng ghi âm kêu ca và đưa ra ước tính mù mờ về vấn đề bản quyền và chi phí đối với chúng, Google đã đưa ra các dữ liệu chính xác cho thấy xu hướng tích cực hơn so với những gì các hãng nghĩ.

    Trách nhiệm bây giờ là thuộc về các hãng ghi âm, họ nên đưa ra những sự thật chi tiết và thực sự hiểu rõ về chúng.

    Tham khảo: Theverge.com

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ