8 tùy chọn ẩn để tăng tốc Google Chrome có thể bạn chưa biết

    Dink,  

    Cùng đọc bài viết này của chúng tôi để có một cái nhìn sâu hơn về tính năng ẩn "Flags" của Google Chrome và 8 cách để tăng tốc độ chạy của trình duyệt nổi tiếng này.

    Theo điều tra người dùng, Google Chrome hiện tại là trình duyệt “nổi tiếng” nhất trên thế giới. Những người tài có tật xấu, và Google Chrome cũng không phải là hoàn hảo.

    Người dùng phàn nàn nhiều nhất rằng Chrome không còn chạy nhanh được như xưa nữa, nó ngốn quá nhiều RAM và dẫn đến quá tải bộ nhớ. Tuy nhiên, có một cách để tăng tốc Google Chrome lên mà có thể bạn chưa biết. Đây là một tính năng ẩn của trình duyệt này do nó vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. May mắn thay, ta vẫn có thể “vọc” được vào chức năng này với chỉ một dòng lệnh đơn giản. Bạn chỉ cần gõ chrome://flags vào thanh trình duyệt, cửa sổ Flags của Chrome sẽ hiện ra.

    Bởi vì đây là chức năng vẫn trong giai đoạn thử, bạn nên cẩn thận với từng thay đổi tự tạo ra.

    Dưới đây là 8 cách thay đổi Flags để Chrome của bạn có thể mượt mà hơn xưa (bạn hãy dùng Ctrl F để tìm các flags một cách dễ dàng hơn):

    1. Tăng số lượng chuỗi đường quét (Numbers of raster threads)

    Đầu tiên, bạn phải hiểu đồ họa bằng mảnh quét là sự hiển thị các hình đồ họa bằng một tập hợp các chấm nhỏ riêng biệt, được gọi là ảnh bit. Độ phân giải của hình bị hạn chế bởi khả năng của thiết bị hiển thị hoặc của thiết bị in.

    Hầu như mọi website đều sử dụng công nghệ đồ họa bằng mảnh quét và máy tính “đọc” những chuối ấy bằng công nghệ quét, vì vậy việc tăng số lượng chuỗi đường quét lên sẽ tăng tốc độ đọc ảnh lên khá nhiều.

    Tìm đến mục Số lượng chuỗi đường quét, chọn giá trị là 4 từ bảng được thả xuống.

    2. Ngăn các tab tự động tải lại

    Nếu kết nối internet của bạn “đủ cùi”, bạn sẽ gặp phải trường hợp trang web không tải được sẽ tự động tải lại một lần nữa, tiêu tốn hàng đống băng thông.

    Để ngăn chặn sự việc này diễn ra, hãy tìm đến phần Chỉ tự động tải lại tab hiển thị (Only Auto-Reload Visible Tabs), chọn Đã bật (Enable). Hành động này sẽ buộc Chrome chỉ tải lại trang mà bạn đang bật xem thôi.

    Để vô hiệu hóa hoàn toàn tính năng tải trang này, bạn hãy chọn “Đã bị vô hiệu” (Disable), cùng lúc đó cũng chọn “Đã bị vô hiệu” cho “Chế độ tự động tải lại ngoại tuyến” (Offline Auto-Reload Mode).

    3. Cải thiện thời gian tải trang

    Tính năng này sẽ giúp Chrome mở ra những khung hình mờ (opaque canvases). Có nghĩa là Chrome sẽ có thể tăng tốc độ bằng cách bỏ qua việc hiển thị những nội dung mờ hoặc những hình ảnh thừa. Ví dụ: Chrome sẽ tự động loại bỏ những gì bên dưới một khung hình mờ, bởi vì nó “biết” rằng hình ảnh đó không cần thiết phải hiển thị, từ đó tăng tốc độ tải một trang web.

    Tìm đến dòng Tính năng canvas thử nghiệm và ấn vào “Bật”.

    4. Đóng tab/cửa sổ nhanh hơn (Fast tab/window close)

    Các tab và cửa sổ sẽ có thể được đóng nhanh hơn khi chạy JavaScript của Chrome tách biệt với giao diện đồ họa chung.

    Dù rằng đằng sau bức rèm mà ta tự treo lên này, chúng vẫn sẽ ngấm ngầm tắt dần cứ không tắt luôn, nhưng tab/cửa sổ được tắt sẽ lập tức biến mất khỏi màn hình.

    Tìm đến dòng Đóng tab/cửa sổ nhanh, ấn vào “Bật”.

    5. Giảm mức độ ưu tiên của tài nguyên iFrame (Low priority iframes)

    Các nhà thiết kế web sử dung iFrame làm một công cụ để thêm nội dung từ một nguồn khác vào cho trang web của mình. Đơn giản lại, đó là một trang web nằm trong một trang web khác (web-ception). Nếu một trang mà có quá nhiều khung iFrame, hiển nhiên rằng trang đó sẽ tải chậm hơn hẳn do phải gánh thêm vài trang nữa.

    Những khung iFrame này được sử dụng với mục đích quảng cáo, chèn thêm link nhúng, v.v…

    Sử dụng tính năng iFrame mức độ ưu tiên thấp sẽ khiến cho Chrome tải những khung iFrame nào mà nó cho là quan trọng nhất trước (như các khung mã nhúng youtube), những quảng cáo hay những khung iFrame lặt vặt khác sẽ được Chrome tải sau cùng, sau khi đã hoàn thành việc tải xong toàn bộ trang web.

    Tìm đến dòng iFrame mức độ ưu tiên thấp (Low priority iframes), ấn vào “Bật”.

    6. TCP Fast Open (Chỉ có trên hệ điều ành Chrome OS và Android)

    Tính năng mở nhanh tăng khả năng lưu chuyển thông tin giữa hai đầu giao-nhận. Đơn giản là bạn chỉ cần bật nó lên, dữ liệu sẽ được truyền nhanh hơn, từ đó tốc độ tải trang sẽ được cải thiện.

    7. Giao thức QUIC thử nghiệm (QUIC Protocol)

    Một cách để “hack” tốc độ truyền tải dữ liệu nữa. Một giao thức được phát triển bởi Google vào năm 2012. Giao thức này tập trung vào việc giảm thiểu băng thông sử dụng, giảm thiểu số lần đọc-ghi và giảm độ nghẽn bằng cách giảm số vòng quay cần thiết để có được một kết nối internet mới. Nói một cách khác, QUIC sẽ khiến cho số vòng làm mới kết nối ít hơn, từ đó tăng tốc độ tải trang.

    Tìm tới dòng Giao thức QUIC thử nghiệm (Experimental QUIC protocol), chọn “Đã bật” từ bảng được thả xuống.

    8. Bật lệnh bộ nhớ cache "cũ trong khi xác thực lại" (Enable the “stale-while-revalidate” cache directive)

    Cho phép triển khai thử nghiệm lệnh "Kiểm soát bộ nhớ cache: cũ trong khi xác thực lại". Thao tác này cho phép máy chủ chỉ định một số tài nguyên có thể được xác thực lại trong nền để cải thiện độ trễ.

    Độ trễ của một tài nguyên cache có thể lên tới 5 phút, sau khoảng thời gian đó thì việc trì trệ mạng sẽ xảy ra. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 60 tới 300 giây đó, trình duyệt sẽ tiến hành xử lý những tài nguyên trễ đó và ngay lập tức làm mới nó.

    Nói một cách dễ hiểu: chúng ta sẽ ít bị chặn tài nguyên hơn và tải trang nhanh hơn.

    Để bật tính năng này, tìm đến phần Bật lệnh bộ nhớ cache "cũ trong khi xác thực lại" (Enable the “stale-while-revalidate” cache directive), ấn vào “Bật”.

    Xác nhận hoặc loại bỏ mọi thay đổi bạn đã làm

    Mỗi lần đổi flag của Chrome, bạn lại cần bật lại trình duyệt một lần nữa. Chỉ cần bạn ấn vào nút Chạy lại ngay bây giờ (Relauch now) nhảy lên ở đáy màn hình. Tất cả các trang đang bật sẽ tự động tải lại, hãy nhớ lưu lại những công việc đang bỏ dở ở các tab đó để không mất công làm lại nhé.

    Nếu bạn có lỡ tay nghịch phá làm hỏng hóc gì đó và bạn không chắc là mình đã nghịch vào đâu để gây nên lỗi đó, bạn có thể tìm đến nút Đặt lại tất cả về mặc định (Reset All To Default) ở phía trên bên tay trái của toàn bộ bảng mục lục flags này. Ấn vào đó và khởi động lại trình duyệt.

    Bản thân mình đã thử những cách này và tốc độ tải trang của Chrome có cao lên đáng kể, còn bạn thì sao?

    Theo makeuseof

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ