Boeing tiết kiệm chi phí tới 3 triệu đô mỗi máy bay nhờ công nghệ in 3D các linh kiện làm bằng titanium

    Nam Le,  

    Tuy không hề phổ biến trong đời sống hàng ngày, công nghệ in 3D tiếp tục tìm được chỗ đứng trong ngành sản xuất công nghiệp. Boeing sẽ sử dụng các linh kiện titanium được chế tạo bằng công nghệ này trong quá trình lắp ráp các máy bay 787 Dreamliner.

    Theo nhà sản xuất Norsk Titanium, đây sẽ là các phần cứng cấu trúc đầu tiên chế tạo bởi công nghệ in 3D và được thông qua bởi Cơ quan Quản trị Hàng không Liên Bang Mĩ. Về lâu dài, điều này sẽ giúp Boeing cắt giảm chi phí sản xuất của mỗi chiếc máy bay xuống gần 3 triệu đô.

     Một linh kiện hoàn chỉnh làm bằng titanium được in 3D bởi Norsk Titanium

    Một linh kiện hoàn chỉnh làm bằng titanium được in 3D bởi Norsk Titanium

    Công nghệ này rất có giá trị đối với Boeing khi hãng vẫn đang chịu lỗ cho mỗi chiếc 787 được bán ra vào năm ngoái. Quá trình nghiên cứu và phát triển các mẫu máy bay mới thường tốn rất nhiều tiền của nên phần lớn quy trình sản xuất máy bay dân dụng sẽ phải chịu lỗ một thời gian. Tuy nhiên, các khoản lợi nhuận sẽ bắt đầu đổ về sau khi dây chuyền sản xuất được cải tiến và đạt hiệu quả cao. Các chiếc Dreamliner chỉ bắt đầu mang về lợi nhuận sau khi Boeing chịu khoản lỗ lên tới 29 tỉ đô.

     Chiếc A 787-9 Dreamliner được lắp ráp dành cho Air New Zealand

    Chiếc A 787-9 Dreamliner được lắp ráp dành cho Air New Zealand

    Giá thành của các chiếc 787 bị đẩy lên rất cao vì có quá nhiều các bộ phận được cấu tạo từ titanium, một hợp kim độ bền cao nhưng lại có trọng lượng thấp, giúp cho máy bay tiêu tốn ít nhiên liệu hơn. Hợp kim này có giá cao gấp bảy lần nhôm, nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất các bộ phận cho máy bay dân dụng. Trong năm 2015, mỗi chiếc Dreamliner được bán ra với giá 265 triệu đô với 17 triệu đô trong số đó là giá của các bộ phận được làm bằng titanium.

    Công nghệ in 3D giúp giảm các con số trên xuống. Norsk đã phát triển thành công công nghệ sản xuất các bộ phận làm bằng titanium của riêng họ. Chúng sẽ được in 3D thông qua quá trình kết tủa plasma liên tục (Rapid Plasma Deposition), được tiến hành bằng cách bao phủ các khối titanium bằng khí Argon. So với cách sản xuất truyền thống, giá thành của nguyên liệu thô cũng như điện năng tiêu thụ trong việc rèn và xử lý đều thấp hơn.

     Các linh kiện in 3D làm bằng titanium trước và sau khi được xử lý của Norsk Titanium

    Các linh kiện in 3D làm bằng titanium trước và sau khi được xử lý của Norsk Titanium

    Boeing vẫn đang sử dụng các bộ phận được chế tạo bằng công nghệ in 3D trong động cơ phản lực của họ. Điểm khác biệt chính là các sản phẩm được sản xuất bởi Norsk đều là bộ phận quan trọng trong cấu trúc của máy bay, được tổ chức FAA chứng nhận.

    Trong năm nay, Norsk Titanium mong muốn rằng toàn bộ quy trình sản xuất sẽ được chứng nhận, cho phép công ti này sản xuất thêm rất nhiều bộ phân làm bằng titanium cho cho Boeing hay các hãng khác. Chip Yates, phó chủ tịch marketing của Norsk đánh giá điều này như một bước ngoặt mới, giúp các linh kiện titanium được in 3D có mặt rộng rãi hơn trên các máy bay dân dụng.

    Tham khảo TheVerge

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ