Công ty khởi nghiệp sản xuất giấy từ đá vôi thay vì gỗ giúp tiết kiệm được rất nhiều nguồn tài nguyên quý giá

    Minh Phương Spiderum,  

    Trước khi giấy viết ra đời, con người đã khắc những điều họ suy nghĩ lên các tảng đá. Có lẽ đó cũng chính là nguyên nhân ra đời của một công ty Nhật Bản, họ đang lên kế hoạch quay trở lại thời kỳ xa xưa đó bằng việc sản xuất giấy từ đá vôi.

    Anh Nobuyoshi Yamasaki cho rằng, đá vôi gần như là nguồn nguyên liệu vô tận. Vì thế, trong bối cảnh nhu cầu giấy của thế giới có thể tăng lên gấp đôi vào năm 2030, việc công ty anh chế tạo giấy từ đá vôi chính là câu trả lời cho việc hạn chế những mối quan ngại xung quanh tình trạng phá rừng và thiếu nước.

     Anh Yamasaki biến ý tưởng sản xuất giấy từ đá vôi thành hiện thực.

    Anh Yamasaki biến ý tưởng sản xuất giấy từ đá vôi thành hiện thực.

    Anh Yamasaki vốn là một cựu doanh nhân buôn ô tô cũ, đã thôi học từ năm 15 tuổi và chọn nghề mộc để bắt đầu sự nghiệp. Anh tâm sự rằng, “Tôi muốn kết thúc cuộc đời mình với tư cách là doanh nhân, người sáng lập ra công ty có thể tồn tại hàng trăm năm”.

    Để sản xuất ra một tấn giấy thông thường, người ta cần đến 100 tấn nước. Tuy nhiên, giấy Limex của công ty TBM được làm ra mà không cần chút nước nào cả. Thay vì đốn ngã 20 cây xanh, công ty TBM dùng chưa đến một tấn đá vôi cùng với 200 kg polyolefin. Gần đây, startup này đã nhận thêm 9,1 triệu USD (khoảng 202 tỷ đồng) từ một nhà tài trợ và đang hướng đến mục tiêu sẽ đưa cổ phiếu của công ty lên sàn chứng khoán vào năm 2020.

    “Nguyên liệu chúng tôi sử dụng phải là thứ có sẵn ở nhiều nơi bởi vì thế giới đang đối mặt với tốc độ tăng dân số nhanh và tình trạng thiếu nước”, anh Yamasaki đã nói như vậy trong một cuộc trả lời phỏng vấn tại trụ sở TBM ở toà nhà Ginza (Tokyo).

    Kỷ nguyên đá vôi

     Thẻ tên nhân viên được làm từ giấy Limex.

    Thẻ tên nhân viên được làm từ giấy Limex.

    Công ty TBM thu lợi nhuận chủ yếu từ việc sản xuất danh thiếp cho các doanh nghiệp. Thẻ dành cho nhân viên văn phòng có bề mặt nhẵn, láng mịn, dày hơn và dễ uốn cong hơn so với thẻ giấy. Giấy của công ty TBM rất bền và có khả năng chống ẩm khi giấy đã được viết hoặc rơi xuống nước. Công ty Sushiro Global Holdings đã đặt bút ký thoả thuận để startup TBM cung cấp tờ thực đơn cho hơn 400 nhà hàng sushi trải rộng khắp Nhật Bản của họ.

    Lấy cảm hứng từ các ngày nghỉ lễ đã trường tồn hàng trăm năm nay, anh Yamasaki luôn tìm kiếm một dự án có thể giúp anh để lại di sản của chính mình. Vào năm 2008, anh bắt gặp một loại giấy được sản xuất từ đá ở Đài Loan và quyết định phải tạo ra một sản phẩm của riêng anh dựa trên công nghệ đó.

     Dây chuyền sản xuất giấy Limex tại nhà máy TBM.

    Dây chuyền sản xuất giấy Limex tại nhà máy TBM.

    Sản phẩm thương mại bắt đầu ra mắt vào tháng 6/2016 tại một nhà máy ở Miyagi, một trong những khu vực bị tàn phá nặng nề nhất trong trận động đất ở Nhật Bản. Anh Yamasaki nói: “Mọi thứ ở đó rất khó khăn. Nhà máy đã mở cửa vào tháng 2/2015 nhưng mãi tới cuối tháng 6/2016, chúng tôi mới có danh thiếp để bán. Mặc dù thời gian đó, chúng tôi đang phải trả tiền mua nguyên liệu thô, các hoá đơn điện và tiền lương nhân viên. Tuy nhiên, lần đầu khi chúng tôi cung cấp danh thiếp cho doanh nghiệp, mọi người thực sự cảm thấy kinh ngạc khi mực in không bị trôi ngay cả khi họ chạm tay vào các dòng chữ”.

    Kiến đấu voi

    Mục tiêu của anh Yamasaki là đưa công việc kinh doanh của anh thành một doanh nghiệp thu lãi 1 nghìn tỷ yên (khoảng 204 ngàn tỷ đồng) vào giữa năm 2030. Yamasaki lên kế hoạch bán và vận hành khoảng 100 nhà máy trên toàn quốc tại các khu vực thiếu nước nhưng giàu tài nguyên đá vôi như Morocco và California. Nhưng chặng đường phía trước còn rất dài.

    Anh Yasuhiro Nakada, một nhà phân tích tại công ty Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities nói: “Trên thực tế, giá thành của giấy rất rẻ mà lại khó bán. Nhìn từ góc độ môi trường, sản xuất giấy từ gỗ vụn cần trồng nhiều cây xanh, điều này sẽ giúp cải thiện môi trường tốt hơn, do vậy, tôi không chắc lắm về sức thu hút của dự án này”.

    Hiện nay, công ty TBM đang thuê khoảng 80 nhân viên và phấn đấu đạt 1 tỷ yên (khoảng 204 triệu đồng) doanh thu trong năm nay. Đây chỉ là một phần nhỏ so với lợi nhuận của các nhà chế tạo giấy lớn ở Nhật Bản. Anh Yamashaki miêu tả tình trạng này giống như “kiến đấu với voi”. Bước đi tiếp theo của anh là xây dựng một nhà máy với khả năng sản xuất 30.000 tấn giấy vào năm 2020.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày