Đại học RMIT Việt Nam đưa công nghệ tương tác AR vào giảng dạy thực tế

    PV,  

    Giờ đây, việc chuyển hình ảnh của mô hình 3D vào điện thoại di động đã thành hiện thực với công nghệ tương tác thực tế Augmented Reality (AR) và sự hỗ trợ từ ứng dụng Augment. Đây là dự án các sinh viên ngành Thiết kế của RMIT Việt Nam đang thực hiện.

     Sinh viên Đại học RMIT Việt Nam thực hiện các dự án tương tác thực tế.

    Sinh viên Đại học RMIT Việt Nam thực hiện các dự án tương tác thực tế.

    Đại học RMIT Việt Nam cho biết, mới đây trường này đã đưa công nghệ tương tác thực tế Augmented Reality (AR) vào chương trình giảng dạy.

    ​Giảng viên Ondris Pui của Khoa Truyền thông và Thiết kế, Đại học RMIT Việt Nam cho hay, các sinh viên đã dùng ứng dụng Augment của công ty Augment (Pháp) để tạo ra nội dung cho môn học kéo dài 6 tuần về tương tác thực tế trong môn học truyền thông số. “Thể hiện ý tưởng trong môi trường hoạt hình 3D với chữ và âm thanh giúp việc thiết kế trở nên thú vị hơn với sinh viên. Các công ty cũng có thể dùng công nghệ này cho thuyết trình và các chiến dịch tương tác”, ​ông Ondris Pui nói

     Fruity- một sản phẩm tương tác thực tế của sinh viên Đại học RMIT Việt Nam.

    Fruity- một sản phẩm tương tác thực tế của sinh viên Đại học RMIT Việt Nam.

    Các sinh viên ngành Thiết kế của RMIT Việt Nam đã đưa ra nhiều ý tưởng rất sáng tạo trong đó nổi bật là Eggy - trò chơi theo phong cách Tamagotchi của sinh viên Nguyễn Trần Thị Thảo và Historium - trò chơi tương tác giúp học lịch sử của sinh viên Trương Thành Hưng.

    Nói về “Eggy - trò chơi theo phong cách Tamagotchi”, sinh viên Nguyễn Trần Thị Thảo cho biết: “Eggy là thú cưng ảo, dành cho nữ sinh từ tiểu học đến trung học, đối tượng quen thuộc với công nghệ hiện tại và đang phát triển. Eggy là món đồ chơi thật đi kèm với phiên bản ảo trên điện thoại di động. Tôi đang phát triển mô hình thật có thể thông báo với người dùng về tình trạng của nhân vật. Mô hình này sẽ kết nối với ứng dụng qua Bluetooth và sẽ tỏa ra màu khác nhau ứng với tâm trạng của Eggy”.

    Với ứng dụng Augmetn, sinh viên Nguyễn Trần Thị Thảo đã đưa ra ý tưởng sáng tạo Eggy - trò chơi theo phong cách Tamagotchi.
    Với ứng dụng Augmetn, sinh viên Nguyễn Trần Thị Thảo đã đưa ra ý tưởng sáng tạo "Eggy - trò chơi theo phong cách Tamagotchi".

    Còn theo chia sẻ của sinh viên Trương Thành Hưng, bạn tạo ra Historium vì muốn các bé học lịch sử theo cách tự trải nghiệm, tương tác với những gì các bé học thay vì học vẹt. “Mọi người thích các câu chuyện trong tiểu thuyết, phim, phim hoạt hình, game nhưng khi đề cập đến truyện lịch sử, họ lại ghét. Là một người thiết kế, tôi hiểu tầm quan trọng của lịch sử đối với tương lai. Đó là lý do tại sao tôi muốn thay đổi quan điểm, đặc biệt là quan điểm của các em nhỏ về lịch sử”, sinh viên Trương Thành Hưng nói.

    ​Thảo và Hưng cho biết trước khi học môn này, cả hai đều chưa biết gì về công nghệ AR và phải mất khá nhiều thời gian để học, đặc biệt là về thiết kế 3D và lập trình; tuy nhiên hai sinh viên đều tin rằng môn học sẽ giúp hai bạn trong công việc là một nhà thiết kế sau này.

    Sinh viên Trương Thành Hưng chia sẻ: “Công nghệ Augmented Reality sẽ trở nên phổ biến trong thời gian ngắn. Tôi cần thích nghi với những thay đổi đang diễn ra trên thế giới cho công việc tương lai là một người thiết kế UI/ UX (tạm dịch là Giao diện người sử dụng/ Trải nghiệm người dùng). Tôi học được một điều rằng vấn đề ở đây không phải là công nghệ mà chính là lý do đằng sau đó: thiết kế và thể hiện”.

    Augmented Reality - AR là công nghệ cho phép con người quan sát những vật trong thế giới thật thông qua một thiết bị điện tử nào đó. Khi đó, ngoài những gì mắt thường ta nhìn thấy, thiết bị điện tử còn cho ta biết những thông tin khác liên quan đến vật đang được quan sát. Với AR, thiết bị di động có thể biết người dùng đang ở đâu và hiển thị thông tin về những gì họ nhìn thấy trước mắt. Đây sẽ là một trong những xu hướng thú vị nhất của thế giới di động thời gian tới.

    Công nghệ tương tác thực tế AR đặc biệt hữu ích trong du lịch, giáo dục và y tế. Chẳng hạn, trong tiết Sinh học, học sinh có thể dùng ứng dụng AR để tham khảo thông tin về nội tạng khi mổ một con cóc. Hay khi tham quan New York (Mỹ), người sử dụng có thể bật camera, hướng vào một bảo tàng và thiết bị lập tức kể họ nghe về lịch sử tòa nhà đó, như được xây dựng thế nào, vào năm bao nhiêu, có bao nhiêu tầng, bên trong trưng bày những gì...

    Theo ICTNews

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày