Đây là 6 bước giúp tôi đương đầu với stress của thế giới hiện đại

    Long.J,  

    Stress ngày một hoành hành và trở thành một vấn nạn không loại trừ một ai trong cuộc sống hiện đại. Nhịp độ cuộc sống và cơm, áo, gạo tiền khiến ta không thể dừng lại. Sự stress ngày một gia tăng nhưng thường chúng ta không biết phải đối mặt với nó như thế nào.

    Nhận biết stress

    Điều đầu tiên và quan trọng nhất là biết cách nhận biết sự stress - thông qua các triệu chứng về thể chất như cảm giác kiệt sức, đau đầu, đau bụng và tức ngực.

    Stress ảnh hưởng tới mỗi người theo nhiều cách khác nhau, có một điểm chung là chúng ta đều cảm thấy bất lực khi sự stress tìm đến. Khi bạn nhận ra điều này, đã đến lúc hành động để ngăn chặn stress.

    Bước 1 - Tìm giới hạn của bản thân trước stress

    Chỉ có bạn mới biết những gì gây nên sự stress cho bản thân. Nhiều người cho rằng đó chỉ là "một chú áp lực của công việc" nhưng bản thân họ cũng có những nguyên nhân riêng gây ra stress. Hãy cảnh giác và tỉnh táo để nhận ra khoảnh khắc stress bắt đầu gây ảnh hưởng xấu đến bạn.

    Một cách khá đơn giản là dùng "Biểu đồ tâm trạng" - Mood graph

    Trên biểu đồ, bạn có thể thấy rõ tâm trạng đi xuống khi tôi có một cuộc họp vào buổi sáng và sau đó là họp đánh giá với sếp vào đầu giờ chiều. Theo thời gian, nó giúp tôi nhận ra cụ thể những gì đang gây ra căng thẳng cho mình.

    Lúc nào bạn cũng có thể vẽ ra biểu đồ này mọi lúc mọi nơi để đánh giá tâm trạng trong ngày của mình, không cần phải tốn quá nhiều thời gian cho loại bảng biểu phức tạp nào hết. Chỉ cần mình bạn hiểu, thế là đủ.

    Bước 2 - Chạy trốn khỏi stress

    Tôi không khuyến khích bạn chạy ra khỏi nhà hay văn phòng, chỉ là biết cách thoát khỏi những gì đang gây ra stress cho bạn. Giây phút bạn nhận ra stress bắt đầu hành hạ mình, hãy tạm thời "chạy trốn"

    Đứng dậy và đi ra khỏi nơi làm bạn stress dù có chuyện gì đang xảy ra. Nếu đang lái xe hãy tìm đâu đó an toàn và dừng lại, còn đang trong văn phòng hãy vào thẳng nhà vệ sinh rửa mặt mũi hoặc uống một tách cà phê. Trong tình huống không thể "nhấc mông" đi đâu được, nhắm mắt lại và tạm dừng suy nghĩ vài phút.

    Ở bất cứ đâu có thể, tạo một không gian riêng về vật chất lẫn tinh thần cho bản thân mỗi khi stress tìm đến. Quan trọng hơn, dần dần bạn sẽ biết cách nhận ra và ứng phó phù hợp với mỗi tình huống làm bạn stress.

    Bước 3 - Chuẩn bị tinh thần

    Cũng giống việc cần phải rèn luyện cơ thể mỗi ngày, bạn cũng cần tập luyện cho tâm trí. Cần phát triển một tư duy kiên định và tỉnh táo cho phép bảo vệ bạn khỏi những tác động xấu của stress.

    - Dành thời gian cho bản thân mỗi ngày: Hãy giữ một cái đầu trống rỗng, không suy nghĩ tính toán hay lo lắng bất cứ điều gì trong 5 phút. Điều này đặc biết có hiệu quả với những người có đặc thù công việc luôn phải sử dụng đến trí óc.

    - Nhớ về nơi khiến bạn luôn hạnh phúc: Nhắm mắt lại và nghĩ về những nơi bạn đã từng làm bạn vui vẻ. Đó có thể là bãi biển, một khu rừng hoặc thậm chí là..cái giường của bạn. Hình dung, nắm bắt mọi thứ chi tiết nhất có thể(cát dưới chân, mùi hương của lá khô trong rừng, sự mềm mại của chăn nệm..) và "ghé thăm" nơi đó thường xuyên để mang lại bình yên cho bạn.

    - Tìm một dòng nhạc phù hợp để lắng nghe trước khi bước vào những môi trường khiến bạn căng thẳng. Lời khuyên: nên tìm nhạc mang giai điệu lạc quan, vui vẻ để khích lệ bản thân trước áp lực. Ví dụ như track "FitnessGlo - Time Bomb" dưới đây sẽ khiến tinh thần của bạn tràn trề năng lượng.

    FitnessGlo - Time Bomb

    - Kiểm soát hơi thở: Nhắm mắt lại, hít vào bằng mũi. Giữ hơi thở của bạn và đếm đến 10 rồi từ từ thở ra qua miệng. Lặp lại thao tác này trong 1 phút. Hãy dành thời gian để luyện tập làm chậm hơi thở đồng nghĩa với việc tim cũng đập chậm lại giúp bạn bình tĩnh hơn.

    Bước 4 - Chuẩn bị về mặt thể chất

    Tập thể dục mỗi khi rảnh rỗi và cảm thấy mệt mỏi, vận động làm giảm tác dụng của những hormone gây stress và kích thích não bộ tiết ra endorphin(chất dẫn truyền thần kinh trong não có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng).

    Bạn không nhất thiết phải đến phòng gym, đi bộ nhanh, lên xuống cầu thang hoặc một số bài tập tại chỗ sẽ khiến bạn cảm thấy khá hơn mỗi khi stress.

    Bước 5 - Kiểm soát những gì gây áp lực cho bạn

    Khi bạn biết chính xác những gì làm bạn stress, hãy thẳng thắn nhìn nhận và vượt qua chúng. Đây là cuộc sống của bạn, cần phải nắm quyền kiểm soát nó. Một kì nghỉ phép dài hoặc thay đổi công việc mới nếu mọi thứ đi quá giới hạn chịu đựng. Trong cuộc sống, luôn cần sự thay đổi vào đúng thời điểm.

    Bước 6 - Tìm kiếm sự giúp đỡ

    Nếu tất cả những phương pháp phía trên không giúp bạn cải thiện tình hình, bạn cần sự giúp đỡ từ bên ngoài. Bạn bè, người thân luôn ở bên hỗ trợ bạn trong mọi tình huống hoặc tìm đến một bác sỹ tâm lý để chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống, một người có kinh nghiệm về tâm lý luôn biết cách cho bạn những lời khuyên phù hợp.

    Theo Lifehack

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày