Ở Nhật Bản, người ta có cụm từ Karoshi, được dịch đúng nghĩa là "chết vì làm việc quá nhiều". Những người bị hiện tượng này trông rất khỏe mạnh nhưng họ bị đột tử bất thình lình không rõ nguyên nhân.
Trong thế giới luôn bận rộn này, với những trách nhiệm và những công việc chất đống, stress (căng thẳng, mệt mỏi) không chừa một ai trong chúng ta cả. Nó có ảnh hưởng gì đến chúng ta? Và nó có thể khiến chúng ta mất mạng hay không?
Nếu xét về khía cạnh khoa học/sinh học, stress là một điều hoàn toàn bình thường. Giả sử nếu một con gấu đang chuẩn bị tấn công bạn một cách bất thình lình, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách gây ra hiện tượng stress để báo động cho chúng ta biết mà chạy trốn. Tuy nhiên những thứ thông thường khác, ví dụ như nợ nần chồng chất, thất nghiệp hoặc áp lực thi cử cũng có thể kích thích cơ thể gây ra stress tương tự việc trên.
Không như những loài động vật khác, vốn không có nhiều hoóc-môn sản sinh stress, vấn đề stress của con người hầu như rất khó để ngăn chặn. Ai cũng có thể bị stress vài lần trong ngày, và nó khiến cho tim chúng ta đập nhanh, cơ bắp thắt lại và khó chịu ở bao tử (cảm giác bồn chồn).
Ở Nhật Bản, người ta có cụm từ Karoshi, được dịch đúng nghĩa là "chết vì làm việc quá nhiều". Những người bị hiện tượng này trông rất khỏe mạnh nhưng họ bị đột tử bất thình lình vì tim ngưng đập. Sau nhiều cuộc nghiên cứu chính thức, các nhà khoa học đã tìm được mối liện hệ giữa stress và hiện tượng ngưng đập của trái tim.
Vậy tại sao stress có thể giết chết chúng ta?
Cortisol là hoóc-môn chính được sản sinh bởi cơ thể chịu trách nhiệm cho việc stress. Nếu tiết ra một lượng ít và vừa đủ, nó giúp hướng năng lượng trong cơ thể đến những cơ quan cần thiết. Tuy nhiên, nếu cơ thể sản sinh qua cortisol quá nhiều và trong thời gian dài, đây sẽ là một thảm họa. Hệ miễn dịch của cơ thể sẽ suy giảm mạnh, cơ thể dễ bị viêm nhiễm hơn, tế bào máu trắng (bạch cầu) mất dần, dễ bị mắc các bệnh thông thường, ngoài ra các nhà khoa học còn cho biết việc stress kinh niên có liên quan đến bệnh ung thư.
Khi nghiên cứu trên loài khỉ, các nhà khoa học nhận thấy những con khỉ hay bị căng thẳng, cáu bẳn thường bị xơ vữa và tắc nghẽn động mạch, gây ra nhồi máu cơ tim và tử vong. Tương tự như trên loài chuột bạch, những con chuột có biểu hiện stress có các tế bào não nhỏ hơn so với những con chuột khác. Tế bào não bị teo ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ghi nhớ của não. Đó là lí do những người hay thức khuya học bài thường không ghi nhớ tốt bằng những người ngủ đủ giấc.
Ngoài ra, ADN của con người cũng là nguyên nhân chính. Ở cuối đoạn nhiễm sắc thể của chúng ta có chứa telomere, nó sẽ suy giảm dần theo tuổi già và cứ thế một khi cơ thể ngừng sản sinh telomere thì chúng ta sẽ chết. Stress thúc đẩy quá trình làm suy giảm telomere này.
Cách khắc phục
Có một hoóc-môn để làm giảm các triệu chứng của stress, đó là oxytocin, nó giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu và điều hòa nhịp tim. Vậy làm thế nào để cơ thể sản sinh ra oxytocin? Hãy hẹn hò với bạn bè, ôm ấp người thương yêu, giao tiếp nhiều với mọi người. Những cảm xúc tích cực và giao tiếp với người khác sẽ sản sinh ra oxytocin rất nhiều. Các nghiên cứu chỉ ra những người hướng ngoại thường rất ít bị stress.
Vậy nên nếu khoảnh khắc nào trong đời khiến bạn bị stress và trầm cảm, nên nhớ rằng bạn không cô đơn đâu. Hãy ra ngoài và tâm sự với một ai đó, nó có thể cứu mạng của bạn đấy.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android