Động vật nhìn thế giới bằng một con mắt rất khác chúng ta, con người dù tiến hóa cao cấp cũng còn lâu mới có khả năng này

    Dink,  

    Ta đang có những thứ công nghệ mà các loài động vật đã sở hữu từ thời cổ đại rồi.

    Khả năng cảm nhận thế giới xung quanh của con người chỉ dừng lại ở năm giác quan: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác. Đây cũng là điều đã khiến những nhà triết học cổ xưa đã tự hỏi mình từ thuở xa xưa, rằng thực tại này có thực sự như ta đang trải nghiệm nó không.

    Không biết những triết gia cổ đại sẽ bất ngờ tới chừng nào khi biết rằng khoa học hiện đại đã mở ra cho con người thêm biết bao cách cảm nhận khác, những “góc nhìn” mới của toàn bộ thế giới xung quanh ta. Đa số những cách nhìn ấy có trên các loài động vật, đối với chúng ta, có lẽ đó là những thứ “siêu sức mạnh” mà bản thân ta không bao giờ được sở hữu.

    Và đó là:

    Một tấm bản đồ làm bằng âm thanh

    Loài dơi và hệ thống cảm nhận môi trường xung quanh của chúng là một trong những thứ được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều nhất. Ngược lại với những gì đại đa số người vẫn nghĩ, loài vật có vú biết bay này không hề mù, nhưng đôi mắt chúng sẽ gần như mất hoàn toàn tác dụng trong đêm tối, khi mà chúng bay ra ngoài kiếm ăn.

    Tiếng kêu của dơi phát ra, va vào những sự vật xung quanh (bao gồm cả mồi của dơi) sẽ đổi hướng, đổi tần số và từ đó, dơi sẽ có được một bản đồ âm thanh chi tiết về môi trường xung quanh chúng, cho phép chúng săn mồi với độ chính xác cực cao trong môi trường tối hoàn toàn.

    Thị lực X-quang

    Hệ thống định vị của cá heo về cơ bản cũng là một hệ thống xác định tiếng vọng như của loài dơi, chỉ khác là nó được sử dụng dưới nước. Những âm thanh mà con các heo tạo ra sẽ cho phép nó cảm nhận môi trường xung quanh mình với một bản đồ ba chiều.

    Nhưng khả năng này còn có điểm siêu việt hơn ở chỗ sóng âm thanh mà các heo phát ra có thể xuyên qua được một số vật thể và những mô mềm, từ đó cho phép chúng có một thứ thị lực xuyên thấy X-quang, vẽ ra tầm nhìn rõ ràng hơn về con mồi hay các mối đe dọa khác dưới nữa.

    Các kĩ sư vẫn đang tìm cách cải thiện hệ thống định vị của con người dựa theo nguyên mẫu tự nhiên này.

    Một trong những trường hợp đặc biệt khác là loài narwhal, hay còn gọi là kỳ lân biển. Loài động vật này có một chiếc ngà dài, sống và kiếm ăn dưới lớp băng dày của Bắc Cực, chúng có thể tìm được chính xác những khe hở trên băng để ngoi lên lấy không khí.

    Tại sao chúng lại có thể cảm nhận được rõ ràng đâu là điểm băng hở để có thể ngoi lên như vậy? Nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống định vị của loài kỳ lân biển này là thứ “công nghệ dẫn đường” tiên tiến nhất trong các loài động vật với độ chính xác cực kì ấn tượng.

    Theo như Kristin Laidre tới từ Đại học Washington, đồng tác giả của nghiên cứu kể trên mô tả, thì hệ thống định vị của kỳ lân biển là một cơ cấu được tiến hóa ở cấp bậc rất cao, cho phép loài vật này có thể có được một tầm nhìn hoàn hảo dưới làn nước tối tăm của 1.500 mét dưới lớp băng dày. “Âm thanh đóng một phần rất quan trọng trong việc tìm thức ăn, tìm đường dưới làn nước tối của biển băng và để chúng liên lạc với nhau”, cô Laidre nói.

    Những cơ quan thụ cảm mạnh mẽ để tìm thức ăn

    Nếu như ta đưa tay lại gần một bếp lửa đang nói, ta sẽ cảm nhận được nhiệt lượng tỏa ra mà không phải thực sự chạm vào chúng nhờ các neuron cảm nhận trên da chúng ta, nhưng con người chỉ có thể cảm nhận nhiệt độ từ 43 độ C trở lên mà thôi.

    Các loài vật khác có cơ chế cảm nhận nhiệt hiệu quả hơn nhiều, bởi lẽ đó là công cụ kiếm ăn của chúng. Ví dụ như loài dơi hút máu có thể sử dụng mũi và môi trên của mình để phát hiện ra một vật có nhiệt độ 30 độ C ở cách chúng 20 cm. Khả năng này cho phép chúng tìm ra được nơi nào thuận tiện nhất cho việc săn mồi và tuyệt vời hơn, tìm ra được đâu là nơi tập trung nhiều máu để hút.

    Một số loài rắn, trăn cũng có khả năng cảm nhận nhiệt mạnh mẽ này. Thông qua những thông tin mà chúng thu được, kích thước, khoảng cách đến con mồi sẽ được chúng tính toán chính xác.

    Mạng lưới điện

    Điện là một thứ vô hình với con người nhưng với nhiều loài vật, đó lại là những tín hiệu giao thông cho phép chúng cảm nhận và tìm đến được mục tiêu của mình.

    Cá mập và một số loài cá khác có thể phát hiện ra điện nhờ vào một hệ thống kênh cảm nhận ở dưới da, cho phép chúng có thể cảm nhận và săn mồi dưới làn nước tối. Và cũng do việc cảm nhận điện này, cá mập mới hay ngứa răng và cắn cáp.

    Một trường hợp đáng ngạc nhiên khác là loài ong nghệ. Một nghiên cứu năm 2016 chỉ ra rằng loài công trùng này tạo ra một lượng điện tích dương khi bay, sau đó chúng sử dụng lông chân để cảm nhận và kéo chúng về hướng những bông hoa mang điện tích âm cần được thụ phấn.

    Khả năng dẫn đường, tìm đường bằng ánh sáng

    Mắt của một số loài côn trùng cũng như một số loài động vật khác như bạch tuộc có một khả năng mà chúng ta không có được: chúng có thể phân biệt được ánh sáng bị phân cực, có nghĩa là chúng xác định được loại ánh sáng có một hướng xác định trong không gian.

    Khả năng này của mắt những loài vật kia tạo cho chúng khả năng tìm đường rất chính xác và đó cũng là lý do tại sao những con kiến, những con ong ở rất xa tổ nhưng vẫn có thể tìm được đường về với đàn của mình. Sau khi phát hiện ra được khả năng này ở loài vật, ta đang cố gắng áp dụng nó vào công nghệ tìm đường hoàn toàn mới để không còn phải phụ thuộc vào tín hiệu vệ tinh nữa.

    Những bông hoa phát ánh cực tím

    Dưới con mắt chúng ta, những bông hoa kia chỉ là sản phẩm trang trí đến từ tự nhiên. Nhưng sự thực nằm ẩn sâu dưới những màu sắc sặc sỡ kia không chỉ đơn giản như thế.

     Hoa bồ công anh - Bên trái là dưới ánh sáng thường còn bên phải là dưới ánh sáng cực tím.

    Hoa bồ công anh - Bên trái là dưới ánh sáng thường còn bên phải là dưới ánh sáng cực tím.

    Những bông hoa cạnh tranh với nhau, tìm cách thu hút nhiều loài công trùng tới hút mật và thụ phấn. Nhiều loài hoa có những dải màu chỉ có thể được nhìn thấy trong phạm vi quang phổ cực tìm, mắt thường của con người không thể nhìn thấy được nhưng mắt loài ong thì lại khác.

    La bàn tự nhiên của loài vật

    Đã nhiều thập kỷ, trong những quan sát và nghiên cứu đầu tiên, có một số loài vật thường đặt cơ thể mình trùng với trục Bắc-Nam của từ trường Trái Đất. Nhưng cũng đã nhiều năm rồi, các nhà khoa học không thể tìm ra một lời giải thích hợp lý cho khả năng này, một khả năng kì lạ có từ các loài vi khuẩn cho tới các loài có xương sống.

    Những loài động vật khác nhau được cho là có cơ chế định hướng khác nhau. Ví dụ, có một loại cơ quan cảm nhận ánh sáng xanh mang tên cryptochrome có trong mắt một số loài. Cơ quan này được kích hoạt khi có ánh sáng xanh phát ra từ một cơ chế lượng tử dễ bị ảnh hưởng bởi từ tính. Các nhà khoa học cho rằng cơ chế này cho phép các loài vật có thể nhìn được từ trường dưới dạng những vệt sáng xanh.

    Bên cạnh đó, họ cũng tìm thấy những hạt từ tính nằm trong mỏ một số loài chim, còn loài ong có một vòng hạt từ tình nằm quanh bụng chúng, đó đều là những la bàn tự nhiên cho phép những loài vật này có thể tìm được đường về sau khi bay nhiều kilomet xa khỏi tổ của mình.

    Tham khảo BVAOM

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày