Thuyền trưởng tàu sửa cáp khẳng định rằng việc cá mập cắn cáp là có thật

    Dink,  

    Nhưng cá mập không phải là mối lo duy nhất khi sửa cáp ngoài biển xa kia.

    Internet là một thứ gì đó vô hình không thể nắm bắt, nhưng đường dây được sử dụng để truyền mạng thì lại không như vậy. Ngoài những nhân viên sửa cáp ra, ít người có thể “nắm bắt” được sự hữu hình của một đường dây mạng cũng như trải nghiệm sự mỏng manh của nó.

    Thuyền trưởng Guillaume Le Saux trên con tàu Piere de Fermat là một người như vậy. Ông là người chịu trách nhiệm chính trên con tàu sửa cáp biển hiện đại hàng đầu của công ty truyền thông Orange.

     Thuyền trưởng Guillaume Le Saux.

    Thuyền trưởng Guillaume Le Saux.

    Cuộc sống của một người đàn ông sửa cáp cũng không dễ dàng gì. Không nhất thiết phải liên tục rong ruổi trên biển nhưng thuyền trưởng Le Saux phải luôn trong tình trạng túc trực công tác, phải sẵn sàng tiến ngay ra biển khơi chỉ vài giờ sau khi nhận thông báo về đường cáp hỏng.

    Khi thuyền trưởng Le Saux tới nơi cần sửa cáp, ông và đội ngũ các thuyền viên của mình đưa xuống làn nước sâu con robot tàu ngầm Hector nặng bảy tấn, với khả năng di chuyển trên nền đáy biển và có thể lặn sâu được 5.000 mét.

    Nhiệm vụ của con robot này là kiểm tra thiệt hại của dây cáp, chôn dây xuống sâu hơn hoặc mang đoạn dây cáp đứt lên tàu để sửa chữa. Toàn bộ các hành động của Hector đều được điều khiển từ trên tàu.

    Vào ngày cuộc phỏng vấn diễn ra, chiếc thuyền the Pierre de Fermat đang đỗ tại cảng thương mại Portland, Anh, thủy thủy đoàn đang tiến hành những bước chuẩn bị cuối cùng cho hành trình sửa cáp ngoài khơi phía nam eo biển Manche, những thủy thủ trên tàu đang đưa bằng tay những đoạn cáp dài 2 km vào bể chứa chuyên dụng. Theo như thuyền trưởng Le Saux nói, phương pháp thủ công tiện và hiệu quả hơn nhiều việc sử dụng máy móc.

     Tàu Piere de Fermat.

    Tàu Piere de Fermat.

    Chuyến hành trình sửa đường cáp nối Vương quốc Anh với Hà Lan sẽ kéo dài 3 tuần. Vị thuyền trưởng cũng như những người thủy thủ kia mang trên vai trọng trách nPiere de Fermatối liền tín hiệu kết nối hàng ngàn người dân với thế giới.

    Trong lúc con tàu đợi khâu chuẩn bị hoàn tất, thuyền trưởng Guillaume Le Saux đã chia sẽ những câu chuyện thú vị về công việc cốt yếu nhưng gian nan này. Ông cũng vén màn bí mật về truyền thuyết “cá mập cắn cáp”.

    Nhiều người sẽ thốt lên biết ngay mà khi nghe những lời này.

    Việc cá mập cắn cáp ngầm dưới biển là có thật, nhưng việc này không thường xuyên diễn ra lắm. Cá mập có thể ngửi thấy điện, ngửi thấy những bức xạ điện từ phát ra từ những đoạn cáp kia, chúng tò mò và cố gắng cắn thử những đoạn cáp”, thuyền trưởng Le Saux nói.

    Ông còn nói thêm rằng khi nước biển ấm áp vào một số mùa nhất định trong năm, những người sửa cáp biển sẽ bọc bảo vệ cáp bằng một lớp nhôm mỏng để ngăn bức xạ phát ra, những loại cáp này có tên gọi riêng là “cáp cá cắn”. Lớp nhôm bảo vệ kia sẽ làm giảm mức độ tò mò ngứa răng của những con cá mập kia.

    Và nếu có ai hỏi về việc loài cá voi to lớn có gây ảnh hưởng gì tới cáp không thì xin thưa, câu trả lời là không. Cáp biển được đặt nằm sâu tại đáy nước, dưới tầm bơi trung bình của cá voi nhiều.

    Lại nói tới cáp và đáy biển, qua những câu chuyện của ông Le Saux, ta cũng biết được thêm về phương pháp đặt cáp dưới đáy biển. Chắc hẳn không ít người tò mò về việc làm thế nào để đặt cáp xuyên lục địa tại một độ sâu như vậy. Các kĩ sư và những thợ có những cách thức tính toán và làm việc cả đó chứ!

    Khi lắp đặt, họ sẽ cố gắng tiết kiệm cáp hết mức khó thể. Họ tránh những địa hình đáy biển có nhiều dãy đá ngầm lởm chởm hay những khe nứt sâu không đáy. Ví dụ như đường cáp biển nối liền Châu Âu và Châu Mỹ, sợi cáp sẽ phải băng qua biển Đại Tây Dương và nằm im tại độ sâu 5.000 mét, địa điểm sâu nhất từng được đặt cáp biển. Hơn nữa, tàu rải cáp cũng đi với tốc độ rất chậm, chỉ gần 10 km/h để đảm bảo cáp có thể tới được đáy biển.

    Việc đặt cáp liên quan tới rất nhiều bên, cả phía nhà cung cấp dịch vụ lẫn các quốc gia sử dụng dịch vụ. Tất cả đều có trách nhiệm bảo vệ những đường cáp này. Mỗi khi đường cáp chuẩn bị được lắp đặt hay được kéo lên sửa chữa, cảnh sát địa phương luôn được huy động để đảm bảo an toàn cho đường cáp liên lạc quý giá kia.

    Thế mới thấy, cá mập cắn cáp chỉ là một phần khó khăn công việc của những người thợ sửa ngoài khơi này. Ngoài cá mú ngứa răng, điều kiện biển bất thường, thủy thủ đoàn trên Pierre de Fermat còn phải đối mặt với nạn “cáp tặc” nữa.

    Đã có những trường hợp ngư dân nghèo miền biển đã kéo khoảng 200 m cáp lên tàu đánh cá của họ, chụp ảnh lại “con tin” và gửi yêu cầu trả tiền chuộc nếu đoàn sửa chữa muốn mang đoạn cáp này về nguyên vẹn và an toàn. Tất nhiên là chính sách thỏa hiệp chưa bao giờ được thông qua, những đoạn cáp ngư dân kéo lên thông thường là cáp không hoạt động, thuyền trưởng Le Saux và thủy thủ đoàn chỉ sửa lại đường cáp thiếu và không bỏ ra bất cứ đồng nào để chuộc về. Có lẽ những đoạn cáp ấy sẽ được ngư dân bán sắt vụn.

    Công việc sửa cáp nặng nhọc và nhiều rủi ro là thế - hết đụng độ cá mập rồi lại gặp “cáp tặc”, tại sao người ta không làm ra những đoạn cáp chắc chắn hơn? Đơn giản là vì, như ở trên đã nói, việc cá mập cắn cáp có diễn ra nhưng khá là hiếm, cáp hỏng chủ yếu là do con người gây ra.

    Mỗi khi cáp biển hỏng, có lẽ rằng 80% là do con người gây ra. Và trong 80% hành vi con người ấy, có lẽ là lại có 80% nữa đến từ các hoạt động đánh bắt cá. Đa số thiết bị lùa cá đều quét sát đáy biển, vì thế không thể tránh khỏi việc cáp bị ảnh hưởng”, ông Le Saux nói.

    Chưa hết, những mỏ neo của thuyền thả xuống cũng ảnh hưởng nặng nề tới đường cáp đặt đáy biển kia. Ví dụ như người ta thả neo sai chỗ, rồi đến lúc thuyền dời đi, neo sẽ kéo cả cáp biển theo cùng. Trường hợp này cũng không phải là ít gặp.

    Thông thường, khi một đoạn cáp bị hỏng, đoàn sửa chữa sẽ có 24 giờ chuẩn bị từ khi nhận thông báo để lên đường ra biển. Khi trường hợp hỏng hóc xảy ra, công ty cung cấp dịch vụ sẽ chỉ mất khoảng vài giờ để xác định chính xác địa điểm cần cứ đội tới sửa.

    Tôi đã làm thuyền trưởng tàu sửa cáp được bốn năm rưỡi rồi. Nhưng trước đó, tôi đã làm thuyền phó, làm trưởng bộ phận kĩ sư và tất cả bắt đầu chỉ với chức danh thuyền viên, đã 16 năm từ khi tôi bước chân vào nghề này. Gần như tôi đã ngồi trên thuyền sửa cáp toàn bộ sự nghiệp công tác của mình”, ông Le Saux chia sẻ.

    Ông kể về những thay đổi của ngành liên lạc trong 16 năm dài. Ngày nay, các công ty trở nên lớn mạnh hơn và tập trung hơn, cáp biển giờ đã mạnh mẽ hơn khiến cho công việc của ông cũng nhàn hạ hơn chút ít. Một số nước lớn 15 năm trước không có tàu trải cáp nhưng giờ, họ cũng đã có một đội ngũ lắp đặt và sửa chữa cáp biển cho riêng mình rồi.

    Khi được hỏi về việc có khi nào cáp biển cung cấp dịch vụ Internet sẽ biến mất trong tương lai, thuyền trưởng Le Saux cười và nói rằng “Tôi chắc chắn rằng ta sẽ vẫn cần cáp mà thôi. Bởi khả năng của bản thân đường cáp là rất lớn, hơn nữa nó lại còn rẻ hơn mạng vệ tinh”.

    Cũng thật trớ trêu, khi nghe câu chuyện mà thuyền trưởng Le Saux kể lại về việc tín hiệu Internet trên tàu cũng khá yếu. “Chúng tôi không hề có mạng internet từ đường cáp! Toàn bộ tín hiệu được gửi xuống từ vệ tinh”.

    Có lẽ câu tục ngữ “Làm nghề nào ăn nghề đấy” không áp dụng được với thuyền trưởng Guillaume Le Saux cùng với thủy thủ đoàn trên tàu Pierre de Fermat rồi.

    Tham khảo Wired

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ