Kanye West muốn làm Steve Jobs của giới mộ điệu nhưng Yeezy sẽ không bao giờ trở thành chiếc iPhone của làng sneakers

    Long.J,  

    "Tôi chỉ mang Yeezy 2 lần mỗi tuần, còn iPhone phải dùng 150 lần mỗi ngày."

    Vào hè năm 2015, Kanye West ra mắt mẫu sneakers khiến làng giày thế giới chao đảo - adidas Originals x Yeezy Boost 350, phối màu "Turtle Dove". Yeezy 350 là sản phẩm thứ 2 mà Kanye hợp tác thực hiện cùng adidas. Trước đó là mẫu Boost 750, tuy nhiên không gây nhiễu loạn thị trường nhiều như 350.

    Kanye West muốn làm Steve Jobs của giới mộ điệu nhưng Yeezy sẽ không bao giờ trở thành chiếc iPhone của làng sneakers - Ảnh 1.

    adidas Originals x Yeezy Boost 350 "Turtle Dove"

    Trong thời trang đường phố, "hiệu ứng Kanye" là cái gì đó rất đắt giá. Sneakerhead trên toàn thế giới lũ lượt móc hầu bao, bỏ thời gian chỉ để sở hữu bằng được một đôi. Kanye đã từng hợp tác với Nike và Louis Vuitton và tạo ra những siêu phẩm, Yeezy Boost 350 chính là nước cờ tiếp theo của gã quái chiêu này.

    Vào thời điểm đó, mối quan hệ giữa Kanye và adidas mới ở giai đoạn đầu. Đương nhiên hoạt động sản xuất và phân phối Yeezy phải ở quy mô nhỏ để tránh bão hòa. Hàng triệu người trên thế giới mong muốn trong tuyệt vọng để sở hữu Yeezy, tuy nhiên đợt đầu chỉ có tổng cộng 9000 đôi. Hầu hết người yêu sneakers kém may mắn đều bị bỏ rơi, chỉ biết ngậm ngùi chờ đợi đợt phát hành tiếp theo.

    Tới tháng 2/2015, ngay sau khi cơn sốt Yeezy bùng nổ - nhiều cậu choai đã bị trấn lột mất đôi hài nghìn đô ngay trên đường phố. Khi đó, Kanye nói: "Tôi muốn xin lỗi những đứa trẻ và các vị phụ huynh đã không thể sở hữu Yeezy vì chỉ có 9000 đôi, vả lại giá bán lẻ lên tới 350$ nên nó vượt ra khỏi tầm với."

    "Tôi biết các anh có thể đuổi theo và trấn đôi Yeezy của đứa nhóc 14 tuổi, nhưng hãy kiên nhẫn một chút vì chúng tôi sẽ làm ra nhiều Yeezy hơn. Sự thật, ai muốn Yeezy sẽ có Yeezy, adidas hứa với tôi rồi. Có quá nhiều người muốn sở hữu những không có khả năng."

    Khi đó, làm sao mà ai cũng sở hữu được đôi sneakers cháy nhất thị trường. Kanye lại để lộ tham vọng cân bằng thị trường bất kể các sneakerhead la ó sợ bão hòa. Kanye một lần nữa khẳng định quyết tâm đó vào ngày 21/9 vừa qua, bằng một đợt phát hành Yeezy 350 V2 "Triple White" lớn nhất từ trước đến giờ.

    Nếu bạn thích Yeezy và thông tin trên khiến bạn phấn khởi? Không sao, vì Kanye muốn biến Yeezy thành lực lượng thống trị mới trong công nghiệp sneakers. Tuy nhiên, con đường dẫn đến thành công không còn đơn giản như thuở ban đầu - đặc biệt là với streetwear, thời trang đường phố.

    Vivian Frank, người sáng lập nhóm Facebook Yeezy Talk Worldwide (chuyên trao đổi thông tin và mua bán Yeezy), kẻ theo sát cơn sốt Yeezy từ những ngày đầu, nhắc nhở chúng ta:

    "Kanye muốn đứng ngang hàng với những con người vĩ đại trong một số lĩnh vực, như Walt Disney và Steve Jobs. Nhưng, giờ tôi chỉ mang Yeezy 2 lần mỗi tuần, còn iPhone phải dùng 150 lần mỗi ngày."

    Câu hỏi đặt ra là: Người hâm mộ Yeezy có thực sự muốn đôi giày hot hit này trở thành món đồ thời trang đại chúng?

    Trong quý II năm 2017, chỉ số Lyst - đo lường mức độ phổ biến và ảnh hưởng của thương hiệu - đặt Yeezy xếp thứ 2. Một năm sau, Yeezy biến mất hoàn toàn khỏi top 10.

    Kanye West muốn làm Steve Jobs của giới mộ điệu nhưng Yeezy sẽ không bao giờ trở thành chiếc iPhone của làng sneakers - Ảnh 2.

    Yeezy Boost 350 V2 "Triple White"

    Trên thực tế, mỗi lần xuống hạng là số lượng bán ra lại tăng lên - vào năm 2016, Kanye nói với Harper’s Bazaar rằng chỉ cần 2 phút để 40.000 đôi Yeezy bốc hơi. Động cơ của Kanye rất rõ ràng, nhiều người cũng có Yeezy dưới chân hơn. Tuy nhiên, nó đang gây ra hiệu ứng ngược lại.

    Oli, một người hâm mộ kiêm reseller đến từ Anh, cho hay: "Tầm 220 USD cho đôi sneakers tràn ngập thị trường cũng hơi oải, hơn nữa nó chẳng phải thương hiệu xa xỉ."

    Con buôn này tin rằng, việc dễ dàng sở hữu những phối màu Yeezy mới khiến quan niệm của khách hàng với thương hiệu thay đổi.

    "Mỗi lần mang Yeezy bản mới ra đường tôi thấy hơi ngại, nó đã bị bão hòa và không còn mốt cho lắm nữa."

    Đó là với những lần phát hành đại trà, còn người hâm mộ "hardcore" vẫn lùng sục trên những nền tảng bán lẻ đắt đỏ như StockX hoặc Flight Club. Ngày nay, sự thành công của mỗi mẫu sneakers được nhiều người đo đếm bằng mức giá bán lại trên các nền tảng kể trên.

    Cụ thể, theo dữ liệu cung cấp bởi StockX, giá bán lại trung bình của một đôi Yeezy 350 "Turtle Dove" lên đỉnh điểm 2081 USD vào tháng 7/2017. Tuy nhiên, khi rộ lên tin đồn Kanye và adidas sẽ sản xuất ồ ạt Yeezy "cho mọi người" - giá bán lại trung bình có lần tụt tới 500 USD trong 1 tháng.

    Kanye West muốn làm Steve Jobs của giới mộ điệu nhưng Yeezy sẽ không bao giờ trở thành chiếc iPhone của làng sneakers - Ảnh 3.

    Ngành công nghiệp "hype sneakers" không hoạt động theo các quy tắc trong ngành công nghệ như của Apple, hoặc phim ảnh, nơi Disney thống trị. Nhìn thấy 1 tá iPhone X ngoài bến xe bus không ngăn cản doanh số bán hàng của nó, nhưng nó sẽ xảy ra với 12 đôi Yeezy cùng có mặt trên một chuyến xe.

    Nếu Kanye vẫn quyết tâm tăng số lượng Yeezy trên thị trường như hiện tại, nó sẽ sớm biến thành Nike Roshe One, mẫu giày ngon bổ rẻ ai cũng nên có.

    Theo Highsnobiety

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày