Batman có thể học hỏi gì từ chiến thần Kratos?

    PV, Invisible 

    Batman: Arkham City sắp ra mắt, và có rất nhiều khả năng để trở thành một quả bom tấn của làng game 2011, nhưng liệu Rocksteady có thể sửa chữa những 'thất bại' của mình trong Arkham Asylum không?

    Batman: Arkham City sắp ra mắt, và có rất nhiều khả năng để trở thành một quả bom tấn của làng game 2011, nhưng liệu Rocksteady có thể sửa chữa những 'thất bại' của mình trong Arkham Asylum không? Họ có thể học hỏi điều gì từ God of War – một game có lối chơi khá giống Batman, tuy ra đời trước nhưng lại thành công hơn nhiều? Hi vọng bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời.
     
    Batman có thể học hỏi gì từ chiến thần Kratos? 
     
    Giờ này chắc các fan của Batman đang rất mong chờ đến tháng 10, lúc mà họ lại được mặc chiếc áo choàng của người dơi và đi khám phá các ngõ ngách trong thành phó Arkham. Chính vì thế mà không ai mong muốn phần kết của Batman: Arkham City sẽ hụt hẫng như phần 1, nếu không muốn nói là quá thất vọng. Tuy nhiên, nếu như Rocksteady biết cách học tập từ Santa Monica, cha đẻ của God of War, thì Kratos cũng sẽ phải ghen tị với Batman!
     
    Hãy cùng nhìn lại Arkham AsylumGod of War III. Với số điểm lần lượt là 91 và 92 theo thang điểm của Metacritic, 2 tựa game này được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, cốt truyện của chúng lại đầy những lỗ hổng! Cho dù trên phương diện lối chơi, không ai có thể phủ định đây chính là 2 tượng đài của làng game, nhưng chúng lại không mang đến một cốt truyện thật sự lôi cuốn và hợp logic.
     
    Ở phương diện này, Arkham Asylum thành công ở một điểm  thì God of War III thất bại ở điểm đó và ngược lại. Tất cả mọi người đều có thể dễ dàng tìm thấy những khuyết điểm trong câu chuyện của Batman và Kratos.
     
     
    Batman và Kratos có khá nhiều điểm chung. Đầu tiên, cả hai đều là những con người trưởng thành từ bi kịch của gia đình. Batman thì mất cả cha lẫn mẹ ngay từ nhỏ, còn Kratos lại tự tay sát hại vợ con của mình, không những thế còn đối đầu với người cha, vị thần quyền lực nhất thế gian – Zeus.
     
    Cả 2 đều nung nấu ý định trả thù những ai đã gây cho họ quá khứ nghiệt ngã bằng vũ lực, quyết tâm đi theo chí hướng đó dù có phải trả giá bằng mạng sống. Trong game, cả 2 đều xuất hiện với vẻ ngoài hoành tráng, những đòn combo đa dạng, sống động cùng trí tuệ hơn hẳn những tên "tứ chi phát triển" khác.
     
    God of War sử dụng quá nhiều bạo lực không cần thiết.
     
    Đầu tiên, hãy nhìn vào God of War III. Về mặt kĩ thuật, God of War xứng đáng đạt điểm 10 cho chất lượng. Hệ thống điều khiển tốt, các trận chiến mãn nhãn, hoành tráng và mang phong cách của Hollywood… Nhưng cốt truyện thì lại đơn giản hơn nhiều. Trong God of War III nói riêng và God of War nói chung, Kratos chỉ có một mục tiêu duy nhất: giết từng nhân vật trong danh sách 'phải giết' của anh ta, dẫn đến điều tất yếu là hàng loạt trận chiến sinh tử đẫm máu xảy ra.
     
     
    Và cái kết của GoW 3 thì lại quá bạo lực, chắc hẳn không ai chơi GoW 3 mà không nhớ cảnh Kratos kết liễu Zeus. Trên màn hình, như thường lệ, xuất hiện phím O để người chơi nhấn theo, và mỗi lần nhấn O thì Kratos sẽ “hành xác” Zeus cho dù Zeus đã chết. Điều đáng nói ở đây là nếu cứ nhấn theo chỉ dẫn trên màn hình thì bạn sẽ không bao giờ kết thúc được game. Chỉ khi bạn ngừng làm theo (cho dù trên màn hình vẫn “bảo” bạn nhấn !!!!) thì Kratos mới dừng lại. Liệu có cần bạo lực một cách thái quá và khó hiểu như thế ?!?
     
    Ngược lại, Arkham Asylum lại mang đến một không gian rất sống động và có tính “mở” (cho dù nghe “Asylum” chúng ta lại liên tưởng đến một không gian chật hẹp và khép kín) với các nhân vật thú vị từ trong thế giới truyện tranh.
     
    Tựa game còn là sự dung hòa tuyệt vời của các yếu tố hành động lén lút, chiến đấu tự do, khám phá không gian mở, ngoài ra những cuộc đối đầu với từng tên trùm khét tiếng còn được xây dựng đẹp như phim hành động. Hình ảnh và sự đa dạng của các nhân vật trong Arkham Asylum có lẽ là “đỉnh”, điều này cũng là dễ hiểu khi nó khai thác từ nguồn tài nguyên vô tận: những cuốn truyện tranh về Batman.
     
    Cốt truyện của Batman cần nhiều nút thắt và gợi mở hơn. 
     
    Phần 1 của tựa game làm về Batman này cũng không ngần ngại khai thác tâm lí của người anh hùng qua một số chi tiết và màn chơi. Đây là một điểm rất hay, các fan đều thấy hài lòng. Tuy nhiên, chúng ta lại không thể không thất vọng với cốt truyện của phần 1.
     
    Trong 1 đêm, Batman đi khắp các ngõ ngách của nhà tù Arkham, lần lượt đánh bại những “món đồ chơi” của Joker; cuối cùng, đụng độ Joker trên một võ đài trên bờ sông và đánh bại hắn. Câu chuyện của Batman rốt cuộc chẳng khác gì câu chuyện của một game chiến đấu giết trùm một chiều truyền thống! Sẽ là tuyệt vời nếu Rocksteady học được một điều từ cái kết của GoW.
     
    Thế giới của người hùng Batman rộng lớn hơn rất nhiều.
     
    Studio Santa Monica đã rất thành công trong việc thắt những cái “nút” trong cốt truyện từ đầu game, để rồi lúc cuối mới mở toàn bộ nút thắt khiến cái kết trở nên đắt giá (bí ẩn về những thứ trong chiếc rương Pandora). Batman: Arkham City nên có một cái kết để lại cho người chơi những dư âm và cảm xúc chứ không nên chỉ là màn đấu một chiều nhạt nhẽo!
     
    Trong khi GoW 3 là một tựa game chỉ chú trọng vào nhân vật chính, chú trọng vào những pha chém giết vũ lực thì Arkham Asylum lại tạo ra được một thế giới vô cùng linh hoạt, sống động nhưng không biết làm gì với nó, để mặc cho một cốt truyện vô nghĩa phát triển. Tuy nhiên, cả 2 vẫn được đánh giá rất cao, vì điệp khúc “cốt truyện của game chỉ cần thế này thôi” vẫn được dùng để lấy ra làm cái cớ…
     
     
    Chỉ còn vài tháng nữa thôi, tựa game có thể nói là được mong đợi nhất trong năm, Batman: Arkham City, sẽ ra mắt. Hi vọng những người phát triển đã có cách để phần này 2 là một tựa game hoàn chỉnh, không có nỗi thất vọng nào chờ người chơi ở cái kết. Hi vọng lần trở lại này sự cân bằng giữa gameplay và cốt truyện sẽ được chú trọng, giống như chính sự cân bằng giữa sức mạnh và trí tuệ của Người Dơi vậy!
     
    Tham khảo tại IGN.

    NỔI BẬT TRANG CHỦ