Vụ rò rỉ dữ liệu của 50 triệu người dùng Facebook khiến chúng ta không khỏi băn khoăn: Liệu dữ liệu của chúng ta có an toàn?

    KON,  

    Sau khi có nhiều cáo buộc cho rằng Cambridge Analytica đã dùng thông tin cá nhân của người dùng Facebook để làm vũ khí chính trị, nhiều người đã đặt ra câu hỏi lớn.

    Các cáo buộc cho rằng Cambridge Analytica đã sử dụng dữ liệu thu thập được từ hơn 50 triệu tài khoản Facebook để nhắm mục tiêu đến những cử tri bầu cử trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 tại Mỹ đã khiến cả hai công ty phải hứng chịu nhiều búa rìu từ dư luận.

    Để hạn chế thiệt hại của vụ việc, Facebook đã chặn Cambridge Analytica ra khỏi nền tảng của công ty, và tiến hành điều tra các cáo buộc.

    Tuy nhiên, gốc rễ của vụ việc còn ẩn sâu hơn nhiều. 2,2 tỷ người thường xuyên sử dụng Facebook có thể sẽ không khỏi băn khoăn, rằng dữ liệu cá nhân của họ có thực sự an toàn? Và liệu Facebook có đang thực hiện đủ các biện pháp để bảo vệ thông tin đó?

    Và tại sao phải đến thứ sáu tuần trước, Facebook mới đưa ra phản ứng về vụ việc, trong khi họ đã biết rằng nó có thể là một vấn đề tiềm ẩn trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm qua?

    Vào tháng 8 năm 2016, Facebook đã gửi một lá thư pháp lý đến Christopher Wylie, một cựu nhân viên của Cambridge Analytica, yêu cầu anh này phải xoá bất cứ dữ liệu bị thu thập bất hợp pháp mà anh đang nắm giữ.

     Christopher Wylie, cựu nhân viên của Cambridge Analytica

    Christopher Wylie, cựu nhân viên của Cambridge Analytica

    Vụ rò rỉ thông tin đã bị Facebook giấu nhẹm vào thời điểm đó, và có vẻ như họ đã không làm gì cả, ngoại trừ việc yêu cầu những bên liên quan "tự chứng nhận" là họ đã xoá dữ liệu.

    Chỉ cho đến tuần trước, bốn ngày sau khi Observer tra hỏi Facebook về sự chuyển giao dữ liệu không hợp pháp, thì Facebook mới có động thái ngăn chặn Cambridge Analytica ra khỏi nền tảng mạng xã hội.

    Một vấn đề nhức nhối nữa là, Facebook dường như không hề có một hệ thống phản hồi nào để có thể đảm bảo rằng những vụ vi phạm dữ liệu tương tự sẽ không xảy ra một lần nữa.

    Facebook đã không lường trước được cách thức và lí do các bên thứ ba truy cập dữ liệu thông tin người dùng trên nền tảng của mạng xã hội này. Nhưng, liệu Facebook có thể làm được gì để ngăn chặn không cho những thông tin này bị phát tán?

    Một công ty đã thu thập dữ liệu Facebook một cách hợp pháp để thực hiện một mục đích nhất định. Sau đó, công ty đó có thể bị mua lại bởi một công ty khác, và họ muốn dùng dữ liệu thu thập được cho một mục đích khác hoàn toàn. Khi cân nhắc quy mô rộng lớn của hệ sinh thái Facebook, có nhiều khả năng là các công ty khác cũng đã được thừa kế dữ liệu kiểu như vậy.

    Trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều người dùng cũng đã thắc mắc về cách mà chính Facebook đã sử dụng thông tin của người dùng. Khi công ty nói chuyện với các chính trị gia, Facebook có vẻ tự hào về khả năng xác định đối tượng cử tri một cách chính xác, sử dụng những thông tin mà họ đã cung cấp cho trang web. Facebook cũng có thể phân loại những người dùng "đang tích cực tham gia vào những nội dung chính trị, và có khuynh hướng chia sẻ lại những nội dung đó."

    Những tuyên bố của Facebook khá là giống với những lời quảng cáo của Cambridge Analytica. Có lẽ nào, cách mà họ dùng thông tin của người dùng cũng chả khác Cambridge Analytica là bao.

    Tham khảo The Guardian

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ