Giữa cơn bão chính trị đã phế truất tổng thống Park Geun-hye và đẩy phó chủ tịch Jay Y. Lee vào vòng lao lý, Samsung như một con bạch tuộc mất đầu với những xúc tu vùng vẫy hỗn loạn. Ấy vậy mà giữa những đợt biểu tình gay gắt của người dân Hàn Quốc, giữa nỗi đau Note7 vẫn còn chưa lành hẳn, gã khổng lồ Hàn Quốc lại vừa chứng kiến quý kinh doanh thành công nhất trong lịch sử với lợi nhuận vượt mặt cả Apple.
Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 1.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 2.

Một ngày thứ sáu tại Seoul, Jay Y. Lee, "thái tử" và là người đang trực tiếp lãnh đạo tập đoàn Samsung, lại tiếp tục hầu tòa tại Tòa án Quận Trung tâm Seoul. Suốt từ đầu năm đến nay, ông Lee đã phải hầu tòa với các cáo buộc liên quan tới tham nhũng và hối lộ trong một chuỗi scandal liên quan đến vụ cách chức Tổng thống Park Geun-hye vào tháng 3.

Cả đất nước Hàn Quốc nín thở dõi theo vụ xử của "thái tử Samsung". Trong hội trường xét xử kín bưng không một căn cửa sổ, các luật sư, các nhà báo và người dân Hàn Quốc đang ngồi trên ghế và la liệt trên sàn nhà đều phải toát mồ hôi vì cái nóng của mùa hè. Ông Lee cùng 4 bị đơn khác từ đội ngũ lãnh đạo của Samsung điềm tĩnh hồi đáp các công tố viên.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 3.

Jay Y. Lee, Phó chủ tịch, người thừa kế Samsung.

"Các anh đang nói đến con ngựa đua hay là..."

"Nó 20 tuổi rồi mà. Ngựa thường chỉ sống khoảng 20 năm và chỉ đạt phong độ cao nhất từ khi 8 đến 10 tuổi, đúng không?"

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 4.

Tổng thống bị phế truất Park Geun-hye.

Bên công tố cho rằng ông Lee và các đồng sự của mình đã hối lộ bà Park cùng một người bạn để có thể dễ dàng sáp nhập Cheil Industries và Samsung C&T – một bước đi được cho là sẽ tăng quyền kiểm soát của gia đình Lee lên tập đoàn Samsung. Tài sản hối lộ được chỉ định là một con ngựa đua trị giá 800.000 USD mang tên Vitana và 17 triệu USD tiền quyên góp cho các tổ chức thuộc về người bạn nói trên. Con gái của người bạn này hiện đang thi đấu để được tham dự Olympics 2020.

Phía Samsung gọi các món quà này là sự ủng hộ công tâm đối với các nỗ lực Olympics của Hàn Quốc và phủ nhận hoàn toàn các cáo buộc hối lộ.''

"Nếu nài ngựa thi đấu kém thì giá của con ngựa có bị sụt giảm hay không?", phía bị đơn đưa ra chất vấn.

Điều trùng hợp là chính ông Lee cũng đã từng tham gia đua ngựa và còn từng giành giải tầm cỡ châu lục khi còn ở độ tuổi 20. Đến phiên xử ngày hôm nay – cũng là ngày "thái tử Samsung" tròn 49 tuổi, ông Lee đã trở thành một trong những con người quyền lực nhất đất nước Hàn Quốc.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 5.

Vitana V, tâm điểm của scandal nhắm vào Samsung và tổng thống Park Geun-hye.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 6.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 7.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 8.

Được thành lập vào năm 1938 bởi Lee Byung-chull (ông nội của Jay Y. Lee), Samsung chỉ mất vài chục năm để trở thành một mạng lưới thế phiệt bao gồm 60 công ty sở hữu chồng chéo. Nhắc tới Samsung là nhắc tới mô hình chaebol đặc trưng của Hàn Quốc, một đế chế gia đình trị không chỉ gồm các mảng điện tử, di động, linh kiện mà còn cả một công ty con chuyên đóng tàu, một công ty xây dựng và cả một công viên giải trí nằm cách Seoul 30 dặm về phía Nam.

Samsung Electronics Co. hiện đang chiếm 2/3 tổng giá trị thị trường của tập đoàn Samsung. Bất chấp những sự cố gần đây – từ 2,8 triệu chiếc máy giặt bị thu hồi đến vụ nổ của Galaxy Note7, Samsung vẫn luôn được ghi nhận là một trong những đế chế công nghệ quyền uy nhất trên toàn cầu.

Đế chế này vừa vượt mặt Apple để trở thành công ty công nghệ có lợi nhuận cao nhất thế giới. Trong báo cáo tài chính mới nhất, Samsung tuyên bố doanh thu đã tăng 20% và lợi nhuận đã đạt cán mốc 12 tỷ USD. Con số tăng trưởng khủng khiếp này chủ yếu đến từ mảng chip nhớ, nhưng Samsung cũng vẫn đang đứng số 1 thế giới về thị phần smartphone. Vị thế nhà sản xuất bán dẫn số 1 thế giới đã rơi vào tay Samsung.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 9.

Tài chính - Điện tử - Công nghiệp nặng

Nhưng trái ngược với sự ủng hộ của người tiêu dùng toàn cầu, người Hàn Quốc lại đang biểu lộ sự giận dữ sục sôi với Samsung. Chính phủ của Moon Jae-in xuất hiện ngày càng nhiều các tiếng nói chống đối mô hình "gia đình trị" của Samsung. Ngay từ khi các cáo buộc về vụ hối lộ của ông Lee và bà Park mới xuất hiện, người dân đã xuống đường để tổ chức những cuộc biểu tình lớn chưa từng có kể từ thời cải cách những năm 1980 cho đến nay. Bên cạnh các hình nộm mỉa mai ông Lee và bà Park, họ giăng biểu ngữ kêu gọi "Hãy bắt Jay Y. Lee vào tù, đó mới là kẻ chủ mưu".

Ấy vậy mà có thời người Hàn Quốc thực sự tin rằng "Cái gì tốt cho Samsung thì sẽ tốt cho Hàn Quốc". Sau Nội chiến Liên Triều, "phép màu bên bờ sông Hàn" của các chaebol như Samsung, LG và Daewoo đã giúp ghi tên Hàn Quốc lên bản đồ kinh tế toàn cầu.





Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 10.

Với Samsung, những cuộc biểu tình này sẽ chỉ là một trong vô số khó khăn đang chờ đợi trước mắt. Ngay cả khi đang ở vị trí số 1 ngành điện tử, Samsung vẫn phải tìm cách thay đổi thứ văn hóa tập đoàn "trung thành, không mệt mỏi" nay đã quá lỗi thời. Nếu muốn đặt chân vào các lĩnh vực định hình tương lai như dịch vụ đám mây hoặc AI, Samsung Electronics sẽ phải thay đổi.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 11.

Mất đi sự lãnh đạo của gia đình Lee là thay đổi lớn nhất mà Samsung phải đón nhận.

Và đó có thể là một thử thách mà Samsung buộc phải vượt qua khi không còn bàn tay dìu dắt của gia đình Lee. Trong suốt hàng thập kỷ, Lee Byung-chul, Lee Kun-hee và gần đây là Lee Jae-yong (hay còn gọi là Jay Y. Lee) đã luôn giữ một sợi dây kết nối giữa các công ty con bên trong tập đoàn. Khi Jay Y. Lee bị bắt, mối liên hệ chiến lược giữa các chi nhánh của Samsung đã "không còn tồi tại nữa", theo lời của DJ Koh, chủ tịch mảng di động của Samsung. Samsung giờ giống như một con bạch tuộc không đầu, các xúc tu vẫy vùng một cách vô định trong không gian.

"Đây là một trải nghiệm mới. Chúng tôi phải tự đưa ra quyết định cho riêng mình".

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 12.

"Thay đổi" không phải là khái niệm mới tại Samsung. Nhà lãnh đạo đứng sau sự trỗi dậy mạnh mẽ của Samsung là Lee Kun-hee, con trai thứ ba của nhà sáng lập Lee Byung-chul và là cha đẻ của Jay Y. Lee. Dưới quyền Lee Kun-hee, Samsung đã dấn chân vào các lĩnh vực chip bán dẫn và màn hình hiển thị, đồng thời thâu tóm chất xám từ Nhật Bản và Châu u để xóa đi ấn tượng rằng Samsung chỉ biết tạo ra các sản phẩm nhái rẻ tiền. Năm 1993, khi doanh số hàng gia dụng bắt đầu suy giảm, ông yêu cầu các nhà lãnh đạo của Samsung phải biết "thay đổi tất cả mọi thứ, trừ vợ con".

4 năm sau, khi trị giá của Samsung Electronics suy giảm mạnh mẽ và Hàn Quốc rơi vào vòng xoáy khủng hoảng tài chính, ông Lee quyết định từ bỏ một loạt các mảng kinh doanh không trọng yếu (bao gồm xe hơi) và gia tăng đầu tư vào chip, màn hình và điện thoại. Trong vòng 10 năm, giá trị vốn hóa của Samsung tăng 10 lần. Nhờ kỳ tích này, nhiều người ca ngợi ông Lee là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của thế giới công nghệ.

Năm 2014, ở tuổi 72, Lee Kun-hee lên cơn đau tim tại nhà. Samsung tuyên bố chủ tịch Lee đang phục hồi trong tình trạng ổn định, nhưng từ đó đến nay ông Lee vẫn chưa một lần xuất hiện trước mặt công chúng. Nhiều nguồn tin khẳng định cựu chủ tịch Samsung cũng đã bị đột quỵ và hiện đã rơi vào trạng thái thực vật.





Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 13.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 14.

Tình trạng sức khỏe của Lee Kun-hee đã nhanh chóng gây ra những rối loạn trong nội bộ Samsung. Khác với các tập đoàn phương Tây, nơi các nhà sáng lập được tăng quyền kiểm soát công ty bằng một số loại cổ phiếu đặc biệt, các chaebol được xây dựng từ các mối quan hệ sở hữu chồng chéo. Ví dụ, Lee Kun-hee chỉ chiếm một khoản cổ phần rất nhỏ tại Samsung Electronics (3.8%) nhưng lại là cổ đông lớn nhất (20%) tại Samsung Life Insurance (bảo hiểm). Samsung Life chiếm 8% tại Samsung Electronics. Tổng cộng, mạng lưới cổ phần chéo giúp cho Lee Kun-hee có thể kiểm soát 20% cổ phần Samsung Electronics.

Mô hình chồng chéo này sẽ giúp hạn chế quyền lực của các nhà đầu tư khác, nhưng cái giá mà họ Lee phải trả cũng là rất đắt: để được sở hữu cổ phần của người cha tại tất cả các công ty Samsung, Jay Y. Lee sẽ phải trả tổng cộng 6 tỷ USD tiền thuế thừa kế. Một vòng xoáy luẩn quẩn sẽ diễn ra: muốn có đủ 6 tỷ USD, Jay Y. sẽ phải bán bớt một phần cổ phiếu của mình tại các công ty con.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 15.

Đây chính là tình huống dẫn tới scandal hối lộ của bà Park. Năm 2015, Jay Y. Lee bắt đầu tiến hành sáp nhập Cheil Industries (chủ sở hữu nhiều địa điểm giải trí) vào Samsung C&T (xây dựng) để "tăng mức độ cạnh tranh". Gia đình Lee sẽ nắm quyền kiểm soát lớn hơn tại C&T sau sáp nhập, qua đó gián tiếp mở rộng vòng kìm kẹp đối với Samsung Electronics.

Nhưng trước sự chống đối của một vài nhà đầu tư hoạt động, Samsung cần sự đồng thuận của một cổ đông C&T khác: Dịch vụ Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc, NPS. Sau khi bất đồng với NPS trong một vụ làm ăn khác, Samsung đã nhờ tới sự can thiệp của văn phòng tổng thống để chắc chắn nhận được cái gật đầu từ Dịch vụ này. Tại tòa, bên công tố đã đưa ra các tài liệu cho thấy mối liên hệ giữa con ngựa giống được tặng và người bạn của bà Park cũng như các bản ghi âm cuộc gọi, tin nhắn giữa lãnh đạo Samsung và văn phòng tổng thống.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 16.

Bất kể phán quyết cuối cùng là ra sao, vụ án của Jay E. Lee cũng đã phơi bày ra một mối mâu thuẫn gay gắt tại Hàn Quốc. Bất chấp nguồn thu quảng cáo khổng lồ từ Samsung, truyền thông nước này đã từ bỏ góc nhìn rằng "Cái gì tốt cho Samsung đều là tốt cho Hàn Quốc". Đã có thời, sức ảnh hưởng của Samsung lớn tới mức chỉ 1 trong 3 tờ báo lớn nhất dám đăng tin ông Lee Kun-hee phải hầu tòa vì cáo buộc trốn thuế lên trang nhất.

Bây giờ, các trang báo thường xuyên đăng tải hình ảnh thái tử họ Lee bị dẫn giải trong gông cùm, bị bao vây bởi cảnh sát. Và đó mới chỉ là một trong những nỗi xấu hổ công khai của Samsung.





Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 17.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 18.

Cách đây gần một năm, mảng di động của Samsung Electronics đang đi vào giai đoạn rực rỡ nhất. Galaxy S7 và S7 edge đạt được những thành công vang dội, thị phần của Samsung tại Mỹ cũng đã vượt mặt Apple. Trong không khí sôi sục ấy, Note7 với màn hình cong và bút stylus sẽ mở ra một mùa mua sắm thành công chưa từng có trong lịch sử Samsung.

"Đó là một khoảnh khắc tuyệt vời", Lee Young-hee, phó chủ tịch phụ trách marketing của Samsung Electronics hồi tưởng. 

Một tuần sau, khi đang tham dự một hội thảo tại Berlin, bà Lee (không có họ hàng với gia đình Kun-hee) bỗng nhiên nhận được các thông báo rằng rất nhiều mẫu Note7 đã gặp sự cố phát nổ. "Tôi không dám tin vào các báo cáo mà mình nhận được". Các vụ nổ tiếp tục tiếp diễn. Các hãng hàng không bắt đầu ra lệnh cấm Galaxy Note7. "Một khoảnh khắc kinh hoàng. Note7 là niềm tự hào của chúng tôi".

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 19.

Để xử lý sự cố, các nhà lãnh đạo của Samsung Electronics tại Suwon đã cùng nhau thành lập một nhóm chuyên trách dưới quyền D.J. Koh, chủ tịch mảng di động. Trong vòng 4 tháng trời, họ tiến hành những cuộc họp đều đặn vào lúc 7 giờ sáng hàng ngày để cùng nhau "chữa cháy". Các trung tâm kiểm thử gồm hàng trăm kỹ sư kiểm thử được thành lập để truy tìm nguyên nhân, và Samsung phải thực hiện một đợt thu hồi smartphone quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử. Ông Koh cho rằng chi phí cho toàn bộ sự cố Note7 rơi vào khoảng 5 tỷ USD.

Gia đình họ Lee không hề tỏ ra mảy may lo lắng về khoản tiền khổng lồ này. Phó chủ tịch Jay Y. Lee lắng nghe và bày tỏ sự ủng hộ rõ rệt: "Ông Lee chẳng nói gì về tiền bạc. Ông ấy chỉ nói, ông Koh ah, hãy điều khiển công việc hồi phục này thật tốt".

Đến tháng 1/2017, Samsung tổ chức họp báo để công bố kết quả điều tra. Nguyên nhân phát nổ của Note7 được xác định là do những chiếc pin vừa bị thiết kế lỗi bởi một công ty con khác của Samsung (Samsung SDI), vừa bị các nhà cung ứng phụ gấp rút đưa vào sản xuất. Samsung hứa sẽ kiểm tra thành phẩm và linh kiện của mình một cách kỹ càng hơn nữa. Kết thúc buổi lễ, ông Koh cúi đầu rất sâu để xin lỗi.





Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 20.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 21.

Nhưng những người theo dõi Samsung vẫn chưa cảm thấy vừa lòng. Gã khổng lồ Hàn Quốc đã bác bỏ mọi cáo buộc cho rằng quá trình phát triển Note7 đã bị tiến hành một cách cẩu thả để kịp đón đầu iPhone 7. Nhiều người còn cho rằng thể chế phân tầng đã ngăn các cảnh báo từ cấp dưới không thể đến tai giới chóp bu, gián tiếp tạo ra scandal cháy nổ khi sản phẩm đã đến tay người tiêu dùng. Bình luận về sự kiện, một giáo sư tại ĐH George Washington cho rằng "Nhân viên Samsung cảm thấy phải tạo ra những quyết định có thể làm vừa lòng ông chủ quyền lực của mình".

Trong nhiều năm, Samsung đã liên tục cố gắng thay đổi nền văn hóa ngột ngạt này. Năm 2009, một chương trình nội bộ có tên Work Smart đã được tiến hành để khuyến khích nhân viên nghỉ ngơi vào dịp cuối tuần và dùng thời gian hiệu quả hơn khi làm việc. Năm 2012, chương trình "119" ra mắt, yêu cầu nhân viên tại các sự kiện giải trí nội bộ chỉ được giới hạn 1 món đồ uống có cồn, tại 1 quán bar duy nhất và phải về nhà lúc 9 giờ. Gần đây nhất, "Startup Samsung" ra mắt với tham vọng loại bỏ tính quan liêu khỏi cơ chế quản lý.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 22.

Nhưng những chướng ngại khổng lồ vẫn còn đó. Ví dụ, không chỉ tại Samsung mà là tại gần như tất cả các công ty Hàn Quốc, nhân viên thường gọi nhau bằng chức vụ chứ không phải bằng tên riêng. Những truyền thống như vậy sẽ khiến nhân viên Samsung khó có thể nói thẳng, nói thật, nhất là khi nhắc đến những sự cố tiềm tàng. "Tôi ghét cái văn hóa đó. Nhân viên mới sẽ sợ hãi, họ sẽ không dám cất tiếng nói". Samsung đang bắt đầu khuyến khích nhân viên của mình gọi nhau bằng tên riêng: ông Koh đang yêu cầu cấp dưới gọi mình là "DJ" chứ không phải là "ngài chủ tịch".

Nhưng "Họ sẽ không thể dễ dàng thay đổi chỉ trong một ngày"





Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 23.

It nhất, Samsung đã lấy lại được danh tiếng về mặt công nghệ. Chiếc Galaxy S8 kể từ ngày ra mắt đến nay vẫn chưa gặp phải bất cứ một sự cố đáng kể nào. Một phiên bản "Fan Edition" của Note7 cũng đã ra mắt, và chỉ vài tháng sau, người hâm mộ lại sôi sục chờ đợi Note8. Lòng dũng cảm đã giúp cho thương hiệu Note tiếp tục ở lại.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 24.

Samsung Town tại khu trung tâm Seoul.

Để hiểu rõ tinh thần kiên cường ấy của người Hàn Quốc, bạn sẽ phải lái xe 45 dặm về phía Nam của Soul, qua những quãng đường từng có thời là ruộng đồng đầy... phân bò, phân lợn. Qua một con đường nhỏ cạnh một khu dân cư sang trọng mới được xây dựng, bạn sẽ nhìn thấy một khu công trình khổng lồ.

Đi dọc đường chân trời của mảnh đất rộng 3 triệu mét vuông, các tòa nhà mang những tên gọi đặc biệt như "trung tâm phòng vệ thảm họa" bao quanh 2 tòa nhà chính – 2 công trình khổng lồ với những tấm kính trang trí gợi nhắc về kiến trúc sư huyền thoại Piet Mondrian.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 25.

Siêu tổ hợp tại Pyeongtaek.

Đây chính là Pyeongtaek, nhà máy bán dẫn mới nhất của Samsung Electronics. 2 tòa nhà này sẽ đóng phần quan trọng để Samsung có thể tiếp tục giữ vị thế thống trị về chip nhớ, vừa bành trướng trên lĩnh vực chip xử lý: mới chỉ cách đây vài ngày, Samsung đã vượt qua Intel để trở thành tên tuổi số 1 thế giới về bán dẫn.

Pyongtaek cũng chính là dự án cuối cùng được Jay Y. Lee tự tay bật đèn xanh trước khi rơi vào những rắc rối pháp lý. Những con chip đầu tiên của siêu công trình này đã kịp ra lò, phá vỡ tiêu chuẩn tiến độ thông thường của ngành bán dẫn: thông thường, mỗi nhà máy phải mất 3 đến 5 năm mới có thể đi vào sản xuất. Nhưng Samsung Electronics có thể rút ngắn đáng kể thời gian này, bởi gã khổng lồ Hàn Quốc đã hiểu quá rõ về các ngành công nghiệp lõi, tự động hóa; có thể dễ dàng kêu gọi nhân lực và chuyên môn từ những "người anh em" khác trong tập đoàn. Tiền bạc cũng không phải là vấn đề: Pyeongtaek sẽ tiêu tốn 27 tỷ USD, tức là chưa đến một nửa khoản dự trữ 63 tỷ USD của Samsung.





Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 26.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 27.

Trong nhiều năm, túi tiền dư dả đã giúp cho gia đình Lee vẫn có thể đẩy mạnh đầu tư ngay trong lúc toàn bộ ngành công nghiệp chip nhớ vẫn đang ngập chìm trong suy thoái. Khi quá trình hồi phục tất yếu bắt đầu, Samsung Electronics đã kịp bỏ xa các đối thủ ở phía sau. Mark Durcan, cựu CEO của đối thủ Micron Technology kể lại: "Với chúng tôi, xây dựng chỉ 1 nhà máy duy nhất đã là cả một vấn đề. Những con số là quá khủng khiếp. Samsung không gặp phải vấn đề ấy".

Gã khổng lồ Hàn Quốc không hề tỏ ra khiêm tốn về sự thống trị của mình. Trong một viện bảo tàng trên đường từ nhà máy Pyeongtaek đến Hwaseong, Samsung cho trưng bày một chiếc đồng hồ với 5 con số: "25 năm, 17 ngày, 11 giờ, 24 phút, 54 giây". Đó là quãng thời gian kể từ ngày Samsung chiếm ngôi vị số 1 của ngành chip nhớ cho đến ngày hôm nay.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 28.

Cửa sổ bảo tàng nhìn ra một công xưởng chip của Samsung. Dây chuyền lắp ráp bằng robot kéo dài đến hết tầm nhìn của mắt người. Cả nhà máy rộng mênh mông chỉ có 2 con người trong bộ đồ bảo hộ màu vàng, dõi theo quá trình lao động của máy móc.

Và Samsung cũng không dừng lại để ăn mừng. Tháng 5 vừa qua, chaebol này vừa mở cửa một mảng gia công chip riêng dành cho các khách hàng không muốn tự sản xuất chip. Hiện tại, thị trường gia công chip đang chịu sự thống trị của TSMC (Đài Loan). Trong cuộc chiến có thể xóa nhòa ranh giới giữa đối thủ và đối tác, Samsung vẫn tin rằng "thành công sẽ đến trong 10 năm", theo lời Yoon Jong-shik, chủ tịch Samsung Foundry.





Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 29.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 30.

Nhưng bất chấp kinh nghiệm hàng chục năm lấn lướt ngành nghề sản xuất của Nhật Bản và Mỹ, Samsung vẫn đang thua cuộc trên một lĩnh vực quan trọng: phần mềm. Tại thời điểm hiện tại, gã khổng lồ này vẫn đang tìm cách cạnh tranh với Amazon, Google và Apple trên các lĩnh vực dịch vụ đám mây và trợ lý ảo, đặc biệt là với các ứng dụng có thể kết nối smartphone với TV, máy giặt và tủ lạnh cùng mang thương hiệu Samsung.

Phần mềm đã luôn là một cuộc chiến dài kỳ và khó nhọc: "con đẻ" của Samsung là hệ điều hành Tizen đã không thể cạnh tranh với Android và hiện chỉ còn có mặt trên smartwatch và đồ gia dụng. Tất cả các dịch vụ như Samsung Health, Samsung Cloud hay Milk Music đều tỏ ra mờ nhạt trước đối thủ. Chỉ duy nhất Samsung Pay là có vẻ có tiềm năng khi đã phủ sóng được 20 quốc gia.

Hiện tại, Samsung đang hy vọng rằng trợ lý ảo Bixby sẽ là "cú hit" đầu tiên trên lĩnh vực phần mềm. Nhưng cái cách Samsung nói về Bixby vẫn có thể khiến phương Tây lắc đầu ngán ngẩm.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 31.

"Các anh có chạm vào người trợ lý, thư ký của mình không", ông Koh cất tiếng hỏi một phóng viên trong căn phòng.

"Tôi không có trợ lý, nhưng như thế sẽ là một sự vi phạm về con người".

"Đúng rồi. Bạn không được phép 'chạm'. Do đó, nếu như chúng ta thay đổi cách tương tác từ 'chạm' thành 'giọng nói', mọi thứ sẽ trở nên tuyệt vời".

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 32.

Khi được một phóng viên chỉ ra rằng Google cũng có trợ lý ảo giọng nói, và rằng Bixby có thể gây ra mâu thuẫn với ông chủ của hệ điều hành đang có mặt trên phần lớn các thiết bị di động của Samsung, ông Koh sử dụng lại một câu nói nổi tiếng của Woody Allen:

"Anh đã cưới vợ chưa?"

"Tôi mới đính hôn thôi."

"Anh cần mấy chiếc nhẫn (ring)?"

"Uh... 2 cái?"

"Tôi sẽ nói là 3. Nhẫn đính hôn, nhẫn cưới và một cái 'ring' khác lúc nào cũng cần phải có: suffering."

(suffering: sự đau khổ).





Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 33.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 34.

Nhân viên của ông Koh bật cười. Vị lãnh đạo của Samsung Mobile giải thích thêm: "Trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi vẫn hợp tác chặt chẽ với Google. Nhưng anh biết đấy, kể cả khi anh đã đính hôn rồi, chẳng lẽ anh chẳng bao giờ cãi vã với vợ, với bạn gái?"

"Dù sao, đối thủ chính của chúng tôi không phải là ở Mountain View", ông Koh trả lời. Không được nhắc đến, nhưng ai cũng biết kẻ thù đó nằm ở Cupertino.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 35.

Những tiếng cười của sự kiện Bixby trái ngược hoàn toàn với phiên tòa xử Jay Y. Lee. Trong một buổi điều trần, tòa án đưa ra xem xét cáo buộc rằng mảng dược phẩm của Samsung đã tiến hành những cuộc vận động trái phép để được chính phủ Park cho phép lên sàn chứng khoán quốc gia.

Đối lập với bầu không khí nặng nề bên trong tòa án là sự giận dữ thiêu đốt ở bên ngoài cánh cổng tòa án. Một nhóm người biểu tình đang chờ giây phút mặt đối mặt với thái tử họ Lee.

Dẫn đầu là Han Hye-kyung, một người phụ nữ với khối u não ở tuổi 30. Trên xe lăn, cô Han treo tấm biển "Hãy trừng phạt Jay Y. Lee". Áo cô Han ghi dòng chữ "Không một cái chết nào tại Samsung nữa". Trong quá khứ, Samsung đã liên tục tiến hành một cuộc chiến pháp lý chống lại công nhân cũ – những người đưa ra cáo buộc rằng môi trường làm việc phải tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh chết người, đặc biệt là ung thư. Phải đến tận gần đây, tập đoàn Hàn Quốc mới đưa ra khoản bồi thường dàn xếp 90 triệu USD.

Nhưng nhiều người từ chối khoản dàn xếp này. Về phía mình, Samsung nói vẫn sẽ tiếp tục đối thoại để giải quyết nốt những trường hợp còn lại.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 36.

Ông Lee rời tòa án trong tiếng mắng chửi của người biểu tình. Nhưng chính họ Lee cũng có những người ủng hộ có mặt tại cổng tòa án. Phần đông là người già, họ đại diện cho một bộ phận dân chúng Hàn Quốc đang phản đối các thay đổi được chính quyền lâm thời của tổng thống Moon mang đến.

"Jay Y. Lee đã làm gì sai? Anh ta chỉ cố gắng giúp cho đất nước Hàn Quốc trở nên vĩ đại hơn bằng cách làm cho Samsung vĩ đại hơn!"

"Samsung đã nuôi chúng ta hàng thế hệ rồi. Họ giúp cho Hàn Quốc trở nên nổi tiếng. Các người là lũ không biết xấu hổ".

Nhân viên an ninh đổ ra giữ trật tự, và mọi thứ tạm thời lắng xuống. Nhưng chẳng mấy chốc mà những tiếng chửi bới lại vang lên, và mùa hè sóng gió của Samsung lại tiếp tục.

Mùa hè Samsung: bão lửa scandal, sự kiên cường của người Hàn và quý thành công nhất lịch sử - Ảnh 37.

Cuộc biểu tình và bức ảnh của những công nhân được cho là đã thiệt mạng vì môi trường làm việc độc hại tại Samsung.

Gia Cường
PSD
Tom
Theo Trí Thức Trẻ13/8/2017