Làn sóng khởi nghiệp công nghệ giờ đây không còn chỉ là xu hướng của các cựu binh từ những công ty lớn mà còn lan rộng sang cả nhiều bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường
Bắt đầu từ nhu cầu hết sức đơn giản trong khâu tìm việc, startup này đã giúp 16.000 người tìm được việc làm như thế nào - Ảnh 1.

TopCV là công cụ viết và chỉnh sửa CV chuyên nghiệp cho người tìm việc. Ngoài dịch vụ cốt lõi là tạo CV và các dịch vụ phụ trợ như tư vấn viết CV chuyên sâu theo từng nhóm ngành, TopCV còn là một nền tảng kết nối ứng viên với nhà tuyển dụng qua các tính năng tìm kiếm và gợi ý công việc, ứng viên phù hợp cho hai bên.

Bắt đầu từ nhu cầu hết sức đơn giản trong khâu tìm việc, startup này đã giúp 16.000 người tìm được việc làm như thế nào - Ảnh 2.

Được thành lập bởi một nhóm sinh viên Đại học FPT và Ngoại Thương từ 2014 và chính thức khởi chạy vào tháng 3/2015, startup TopCV hiện nay đã đạt được những thành công nhất định về độ phủ sóng cũng như mức tăng trưởng.

Ý tưởng TopCV đến với founder Trần Trung Hiếu vào đầu năm 2014, khi đang chuẩn bị CV để ứng tuyển vào một chương trình thực tập của Facebook. Để hồ sơ ấn tượng hơn, Hiếu đã tìm các mẫu CV đẹp trên mạng và tải về chỉnh sửa bằng Photoshop. Tuy nhiên, việc chỉnh sửa không ngờ lại mất quá nhiều công sức, mỗi lần có thông tin cần thay đổi cũng ngốn không ít thời gian, trong khi đó các công cụ có sẵn khi đó cũng không khiến anh hài lòng. Chàng sinh viên năm cuối FPT đã nảy ra ý tưởng xây dựng một công cụ viết CV hoàn thiện hơn và kêu gọi bạn bè cùng bắt tay làm.

Sau một thời gian phát triển, nền tảng TopCV bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối năm 2014, chính thức ra mắt người dùng vào tháng 3 năm 2015. Đến tháng 6 năm 2016, khi công cụ CV đã trở nên phổ biến, công ty tiếp tục ra mắt nền tảng tuyển dụng cho phép các doanh nghiệp săn tìm nhân sự phù hợp trong chính cộng đồng người dùng của TopCV. TopCV chú trọng phân khúc sinh viên mới ra trường và những người có dưới 2 năm kinh nghiệm làm việc.

Bắt đầu từ nhu cầu hết sức đơn giản trong khâu tìm việc, startup này đã giúp 16.000 người tìm được việc làm như thế nào - Ảnh 3.

5 founder của TopCV

Tính đến thời điểm hiện tại, sau hơn 2 năm hoạt động, TopCV đã có khoảng 500.000 người dùng cùng hơn 2000 nhà tuyển dụng (NTD) đăng tin việc làm trên site. Theo thống kê từ một số công ty lớn, khoảng 80% lượng CV gửi tới các NTD hiện nay đều được thực hiện bằng TopCV. Với độ phủ rộng khắp trong giới sinh viên và đang lan sang cả những người đã đi làm nhiều năm, TopCV đứng đầu hầu như mọi kết quả tìm kiếm Google liên quan đến từ khóa "CV" tại Việt Nam. CEO Trần Trung Hiếu cho biết tuy lượng người dùng chưa bằng các trang tuyển dụng lâu năm như Vietnamworks, Jobstreet,… nhưng khoảng cách này đang nhanh chóng được rút ngắn với mức tăng trưởng mạnh mẽ của TopCV trong năm qua. 

TopCV đã làm được những điều này như thế nào?





Bắt đầu từ nhu cầu hết sức đơn giản trong khâu tìm việc, startup này đã giúp 16.000 người tìm được việc làm như thế nào - Ảnh 4.

Bắt đầu từ nhu cầu hết sức đơn giản trong khâu tìm việc, startup này đã giúp 16.000 người tìm được việc làm như thế nào - Ảnh 5.

Nhắc đến xin việc là nhắc đến CV, thế nhưng một bộ phận không nhỏ người tìm việc hiện nay vẫn chưa biết viết CV sao cho chuẩn.

Theo thống kê, trung bình mỗi NTD chỉ dành 6 giây liếc qua CV ứng viên để quyết định bỏ hay chọn. Chính vì vậy, chưa cần bàn đến nội dung thì một CV gọn gàng, đầy đủ thông tin và căn định dạng chuẩn đã giúp ứng viên lọt vào tầm ngắm của các "sếp" tương lai.

Như đã bàn ở trên, các công cụ như Photoshop, MS Word,… đều không dành cho phần đông ứng viên không có kỹ năng chỉnh sửa, biên tập tốt. TopCV đã bắt đúng tâm lý này để tạo ra công cụ viết CV đầu tiên tại Việt Nam. Người dùng viết CV và NTD đăng tuyển đều không mất phí; TopCV chỉ thu phí với các mẫu CV premium, dịch vụ tư vấn CV cũng như các NTD cần lấy thông tin liên hệ ứng viên hay đăng quảng cáo việc làm trên top đầu.

Từ việc giải quyết "nỗi sợ" viết CV khi trao cho người dùng công cụ tạo, chỉnh sửa và download CV dưới dạng PDF, TopCV còn tạo cơ hội cho ứng viên săn được nhà tuyển dụng biết tới qua nền tảng kết nối họ với các doanh nghiệp đang tìm kiếm nhân sự.  

Bắt đầu từ nhu cầu hết sức đơn giản trong khâu tìm việc, startup này đã giúp 16.000 người tìm được việc làm như thế nào - Ảnh 6.

Bắt đầu từ nhu cầu hết sức đơn giản trong khâu tìm việc, startup này đã giúp 16.000 người tìm được việc làm như thế nào - Ảnh 7.

Bắt đầu từ nhu cầu hết sức đơn giản trong khâu tìm việc, startup này đã giúp 16.000 người tìm được việc làm như thế nào - Ảnh 8.

Bắt đầu từ nhu cầu hết sức đơn giản trong khâu tìm việc, startup này đã giúp 16.000 người tìm được việc làm như thế nào - Ảnh 9.

Những người trước giờ vẫn biết đến TopCV như một công cụ tạo CV đẹp có thể nghĩ chiến lược lấn sân sang thị trường tuyển dụng vốn đã được các ông lớn như Vietnamworks, Jobstreet, CareerBuilder,… "bao thầu" là một bước đi mạo hiểm, nếu không muốn nói là rất khó khăn. Thế nhưng hóa ra chính khởi đầu là công cụ viết CV lại tạo ra một lợi thế không nhỏ cho startup 2 tuổi này.

Tuy cùng là mô hình kết nối ứng viên với doanh nghiệp nhưng các site lớn như Vietnamworks, Jobstreet,… đều đi theo hướng tập trung vào việc đăng tải tin tuyển dụng; người dùng vào trang sẽ đăng nhập, tải CV riêng lên hoặc điền vào một bản đăng ký khá dài về thông tin cá nhân cũng như kinh nghiệm trước đây. Các thông tin này thường chỉ được lưu trên trang, không thể download về dưới dạng CV để nộp đi chỗ khác nên muốn ứng tuyển việc trên một site khác, người dùng lại phải đăng ký, hoàn thành hồ sơ lại từ đầu – một công việc khá tiêu tốn thời gian.

Bắt đầu từ nhu cầu hết sức đơn giản trong khâu tìm việc, startup này đã giúp 16.000 người tìm được việc làm như thế nào - Ảnh 10.

Những ứng viên không muốn điền thông tin như trên sẽ chọn hình thức tải CV riêng của mình lên để NTD mở xem. Với nhóm này, chính bản thân các site tuyển dụng và doanh nghiệp lại phải đau đầu với những CV lộn xộn "tự chế", mỗi người một kiểu.

Bài toán khó ở đây không chỉ là việc nhiều CV nộp về không đạt chuẩn khiến NTD khó chịu. Xét trên khía cạnh công nghệ và quản lý dữ liệu, thông tin trên những CV này đều là dữ liệu không có cấu trúc, khiến các site tuyển dụng khó thu thập, phân loại, còn doanh nghiệp thì khó tìm được ứng viên theo các bộ lọc, từ khóa về kỹ năng, trường học, kinh nghiệm làm việc,…

Trong khi đó, TopCV thiết kế sẵn các mẫu CV có thể thu về dữ liệu như dạng form điền (hãy hình dung như form Google Docs), cho phép ứng viên lưu và cập nhật thông tin cũng như download về để ứng tuyển được nhiều nơi. Các dữ liệu người dùng điền trên CV đều được site thu thập và phân loại gọn gàng để bóc tách, xử lý. Do đó, các NTD có thể tìm được nhóm ứng viên sở hữu các kinh nghiệm, đặc điểm họ mong muốn một cách dễ dàng.

Dữ liệu có cấu trúc giúp TopCV tạo được các gợi ý việc phù hợp cho ứng viên cũng như ứng viên phù hợp cho NTD. Chẳng hạn, nếu muốn tìm kiếm nhân sự có kỹ năng sales, ngoại hình ưa nhìn, hiểu biết về bất động sản, sau khi gõ các từ khóa trên, doanh nghiệp sẽ tìm được cả những ứng viên có các đặc điểm liên quan như từng làm nhân viên kinh doanh, marketing (có kỹ năng sales), từng làm MC, người mẫu, PG,… (ngoại hình ưa nhìn) hay từng làm việc tại các công ty bất động sản như Novaland, Savills,... Chùm từ khóa liên quan như "marketing", "MC", "Novaland",… được TopCV thiết lập sẵn hoặc sàng lọc theo yêu cầu cụ thể của NTD.

Bắt đầu từ nhu cầu hết sức đơn giản trong khâu tìm việc, startup này đã giúp 16.000 người tìm được việc làm như thế nào - Ảnh 11.

Bắt đầu từ nhu cầu hết sức đơn giản trong khâu tìm việc, startup này đã giúp 16.000 người tìm được việc làm như thế nào - Ảnh 12.

Bắt đầu từ nhu cầu hết sức đơn giản trong khâu tìm việc, startup này đã giúp 16.000 người tìm được việc làm như thế nào - Ảnh 13.

Mới xuất hiện chỉ vài năm trở lại đây, "growth hacking" đã là một thuật ngữ rất được yêu thích trong giới startup công nghệ. Có thể hiểu growth hacking là những phương thức marketing giúp startup tăng trưởng đột phá (về lượng người dùng, doanh thu,...) với chi phí thấp, thậm chí là miễn phí. Growth hacking không nhắm vào các hình thức marketing truyền thống như mua quảng cáo trên TV, báo chí hay mời người nổi tiếng mà thường là những cách thức sáng tạo ít ai nghĩ đến giúp các công ty khởi nghiệp sống tốt với ngân sách eo hẹp.

Chia sẻ về kinh nghiệm growth hacking để tăng lượng người dùng từ 100.000 (thời điểm tháng 4/2016) lên đến 500.000 chỉ sau chưa đầy 1 năm với chi phí rất nhỏ, các founder trẻ tuổi cho biết điều đầu tiên là tư tưởng người sáng lập - lúc nào họ cũng cần giữ trong đầu câu hỏi "Làm sao để đột phá, để thu hút người dùng mà không gây tốn kém?", sau đó mới nghĩ đến việc tìm tòi và áp dụng các ý tưởng growth hacking.

Với trường hợp của TopCV, cơ hội đầu tiên đến từ việc chọn đúng thời điểm, khi mảng công cụ CV còn chưa được nhiều bên để mắt tới. Thứ hai là tối ưu từ khóa liên quan đến CV trên Google (SEO) – chỉ bỏ công một lần đầu nhưng lại mang về nguồn lưu lượng truy cập lớn và ổn định về sau.

Bắt đầu từ nhu cầu hết sức đơn giản trong khâu tìm việc, startup này đã giúp 16.000 người tìm được việc làm như thế nào - Ảnh 14.

Thứ ba, liên quan đến chiến lược, hãy chọn những cách giúp tối ưu hóa được chi phí và nguồn lực. Chẳng hạn như việc TopCV rất tích cực hợp tác với các công ty, tổ chức khác, không chỉ để đẩy mạnh giá trị thương hiệu mà đôi khi còn có thể trao đổi người dùng, khách hàng với họ. Tất nhiên không phải hợp tác nào cũng đem lại kết quả, nhưng lời khuyên ở đây là hãy luôn cởi mở với các cơ hội như vậy.

Một ví dụ growth hacking khác là thu thập email người dùng tiềm năng qua nhiều nguồn, có thể bằng cách cho họ điền mail để nhận được mẫu CV, tài liệu quan tâm,... Với những cách như vậy, startup hầu như chẳng mất xu nào để "săn" được một lượng lớn người dùng hay contact liên lạc.

Tuy nhiên, điều quan trọng là growth hacking hay quảng bá ra sao cuối cùng cũng chỉ là bề nổi, điều cốt lõi vẫn là một sản phẩm đem lại cho người dùng trải nghiệm tốt, khiến họ yêu thích đến mức đem giới thiệu, chia sẻ cho bạn bè, vô tình tạo nên hiệu ứng lan tỏa giúp sản phẩm được biết đến rộng khắp. Đây mới là phương pháp marketing và cạnh tranh hiệu quả nhất.

Bắt đầu từ nhu cầu hết sức đơn giản trong khâu tìm việc, startup này đã giúp 16.000 người tìm được việc làm như thế nào - Ảnh 15.

Bắt đầu từ nhu cầu hết sức đơn giản trong khâu tìm việc, startup này đã giúp 16.000 người tìm được việc làm như thế nào - Ảnh 16.

Bắt đầu từ nhu cầu hết sức đơn giản trong khâu tìm việc, startup này đã giúp 16.000 người tìm được việc làm như thế nào - Ảnh 17.

Bắt đầu từ nhu cầu hết sức đơn giản trong khâu tìm việc, startup này đã giúp 16.000 người tìm được việc làm như thế nào - Ảnh 18.

Vậy đối với TopCV, thế nào là trải nghiệm tốt?

Đầu tiên, trải nghiệm tốt đến từ chính cách tiếp cận khác biệt, như đã bàn ở trên, giúp mang lại giá trị cho cả người tìm việc và NTD.

Về phía doanh nghiệp, TopCV khiến họ thay đổi hành vi tuyển dụng thông thường: Không phải chỉ đăng tin tìm người rồi chờ ứng viên gõ cửa mà có cơ hội chủ động săn tìm, mời gọi những người thậm chí còn chưa biết đến vị trí đang mở tại công ty. Điều này không chỉ giúp NTD mở rộng tập ứng viên, nâng cao xác suất tìm được người phù hợp mà còn mở ra cho họ một nguồn ứng viên dồi dào "dự trữ" cho các vị trí thường xuyên bị luân chuyển, nhảy việc mà không cần phải chạy quảng cáo hay thuê headhunter liên tục để tìm.

Về phía ứng viên, ngay từ khi bước chân vào site, họ đã nhận thấy ngay việc phải cho ra một CV đẹp, chuẩn để gửi đi khắp nơi chứ không phải chỉ lên tìm tin tuyển dụng rồi mới ngồi điền form theo yêu cầu để nộp vào một vị trí nào đó. Nền tảng này cũng đem trải nghiệm "được NTD săn đón, mời gọi", vốn chỉ thấy ở những vị trí cao cấp như quản lý, giám đốc, đến với các bạn trẻ ít kinh nghiệm hay đang tìm công việc tầm thấp hơn. Các tính năng thông báo khi NTD mở xem CV, khi họ duyệt hay bỏ qua CV,...cũng giúp ứng viên chủ động hơn trong quá trình tìm việc. 

Tiêu chí thứ hai về trải nghiệm là tạo ra một công cụ càng đơn giản, càng ít phải suy nghĩ khi dùng càng tốt. Cụ thể ở đây là nền tảng viết CV với các công cụ cơ bản như chọn template, tông màu chủ đạo, font chữ,…, không đưa vào quá nhiều tùy biến hay template phức tạp.

Điều này thoạt nghe thì có vẻ như TopCV đang giới hạn người dùng, thế nhưng khi có quá nhiều công cụ kiểu Photoshop, người dùng sẽ rối loạn, thậm chí lại mất hàng giờ đồng hồ ngồi chỉnh sửa, vọc vạch bố cục, màu sắc,… mà vẫn không được chuẩn như template ban đầu. Quá nhiều tùy biến đôi khi cũng khiến trang load chậm, làm trải nghiệm không được liền mạch, nên ở đây, "keep it simple" lại là giải pháp tối ưu.

Bắt đầu từ nhu cầu hết sức đơn giản trong khâu tìm việc, startup này đã giúp 16.000 người tìm được việc làm như thế nào - Ảnh 19.

Thứ ba là chăm chút cả các chi tiết, thao tác nhỏ trên sản phẩm qua việc nghiên cứu, nắm rõ tâm lý người dùng. Chẳng hạn, các template CV nước ngoài thường không để mục giới tính, nhưng NTD Việt Nam muốn có thì vẫn nên đưa vào. Hay như việc mỗi người dùng sẽ thích một kiểu bố cục riêng, nhưng khi thiết kế cho hàng trăm nghìn người dùng, TopCV phải chọn phương án sao cho 80% trong số họ có thể sử dụng trơn tru. Anh Hiếu cũng chia sẻ đây là việc mà công ty phải phân tích và tối ưu liên tục hàng năm trời.

Thành quả của những nỗ lực trên là các khảo sát trên nhiều kênh cho thấy 96% người dùng hài lòng với công cụ này.

Cuối cùng, để đưa ra lời khuyên cho các startup xây dựng sản phẩm công cụ, hiệu suất hướng đến người dùng trẻ, các nhà sáng lập cho biết điều quan trọng vẫn là nắm được tâm lý người dùng, hiểu là họ "lười", không trung thành, ngại trả phí,... nên sản phẩm của bạn phải nhanh, tiện lợi, dễ dùng, thiết kế ổn, có chế độ freemium và đặc biệt là được tối ưu, chỉnh sửa liên tục theo mong muốn của các "thượng đế".


Ngọc Đỗ
Tom
Theo Trí Thức Trẻ05/04/2017