Samsung có lẽ là đối thủ lớn nhất của Apple trong ngành sản xuất điện thoại thông minh. Hai ông lớn này đã đối đầu với nhau trong suốt gần chục năm với hàng loạt các vụ kiện liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, khi mà Apple cho rằng Samsung đã "bắt chước iPhone quá nhiều". Thế nhưng, Samsung lại là một trong những nhà cung cấp linh kiện hàng đầu cho iPhone, đồng thời cũng là đồng minh với Apple trong cuộc đối đầu với Qualcomm - một trong những tập đoàn sản xuất linh kiện bán dẫn hàng đầu thế giới.
Apple - Qualcomm và cuộc chiến xung quanh một con chip chỉ có giá 400 nghìn đồng - Ảnh 1.

Apple - Qualcomm và cuộc chiến xung quanh một con chip chỉ có giá 400 nghìn đồng - Ảnh 2.

Chiếc iPhone X với màn hình tràn viền và khả năng nhận dạng khuôn mặt tân tiến FaceID là cú hit lớn của Apple – đây là điều không cần phải bàn cãi. Người ta xếp thành những hàng dài dằng dặc trước các cửa hàng của Apple để có thể trở thành những người đầu tiên trên thế giới sở hữu siêu phẩm này. Những đoạn video "đập hộp", trải nghiệm chiếc điện thoại trên mang internet đều thu hút được không ít sự quan tâm. Có thể nói Apple đang tiến rất gần tới mục tiêu đánh dấu chặng đường 10 năm của chiếc iPhone, bằng việc biến dòng sản phẩm này trở thành mặt hàng tiêu dùng thành công nhất mọi thời đại.

Nhưng hãy nhớ rằng, thành công của iPhone nói riêng cũng như của Apple nói chung còn đến cả từ những toan tính đằng sau các cuộc đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Câu chuyện mà chúng tôi sắp kể sau đây, không phải là một câu chuyện về những thành công rực rỡ mà iPhone có được trên chặng đường 10 năm lịch sử, mà là về một cuộc đối đầu giữa những ông lớn trong ngành để giành lấy một trong những linh kiện quan trọng bậc nhất trong chiếc điện thoại thông minh: modem mạng viễn thông.

Apple - Qualcomm và cuộc chiến xung quanh một con chip chỉ có giá 400 nghìn đồng - Ảnh 3.

Câu chuyện của chúng ta bắt đầu vào hai năm trước, tại một cuộc hội thảo diễn ra ở Idaho, khi hai người lãnh đạo cấp cao của Apple và Samsung có đôi lời nói chuyện với nhau.

Samsung có lẽ là đối thủ lớn nhất của Apple trong ngành sản xuất điện thoại thông minh. Hai ông lớn này đã đối đầu với nhau trong suốt gần chục năm với hàng loạt các vụ kiện liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, khi mà Apple cho rằng Samsung đã "bắt chước iPhone quá nhiều". Thế nhưng, Samsung lại là một trong những nhà cung cấp linh kiện hàng đầu cho iPhone, đồng thời cũng là đồng minh với Apple trong cuộc đối đầu với Qualcomm - một trong những tập đoàn sản xuất linh kiện bán dẫn hàng đầu thế giới.

Apple - Qualcomm và cuộc chiến xung quanh một con chip chỉ có giá 400 nghìn đồng - Ảnh 4.

Qualcomm hiện đang nắm trong tay 130.000 bằng sáng chế khác nhau, và sáng chế quan trọng nhất có lẽ là công nghệ cho phép điện thoại gửi và nhận thông tin tốc độ cao. Chính vì lý do này, nếu bạn muốn sản xuất và bán ra một chiếc điện thoại có khả năng kết nối mạng viễn thông tốc độ cao (như 3G hay 4G), thì bản quyền sử dụng công nghệ do Qualcomm cung cấp là thứ không thể thiếu. Khoản tiền bạn cần phải bỏ ra để được Qualcomm cấp bản quyền là khoảng 5% giá bán ra của chiếc điện thoại - điều này cũng đồng nghĩa với việc những ông lớn như Apple hay Samsung sẽ phải nộp cho Qualcomm trung bình khoảng hơn 30 USD với mỗi chiếc điện thoại mà họ bán ra. Nhờ hình thức kinh doanh như vậy, Qualcomm đã phát triển doanh thu tăng gấp 3 lần chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây.

Mức giá này theo lời Qualcomm là "hết sức công bằng và hợp lý"; và nếu nhìn từ một góc độ nào đó thì có vẻ đúng là như vậy. Suy cho cùng, con số 30 USD là rất nhỏ để đổi lấy khả năng kết nối mạng viễn thông cho những chiếc điện thoại thông minh. Các nhà sản xuất điện thoại gọi đây là "khoản thuế Qualcomm" và hầu hết đều bằng lòng nộp thuế như vậy. Nhưng đương nhiên là cũng có những hãng khác tỏ ra không bằng lòng và cố kiện Qualcomm ra tòa, nhưng đều không thành công. Một số khác thì tìm cách đàm phán với Qualcomm để được "giảm thuế".

Với địa vị của một ông lớn như Apple, việc đàm phán diễn ra có vẻ dễ dàng hơn các hãng nhỏ khác - khi mà Apple đã thuyết phục được Qualcomm giảm thuế xuống chỉ còn 10 USD cho mỗi thiết bị được bán ra. Đổi lại, Apple hứa sẽ không tìm cách khiếu nại bằng sáng chế của Qualcomm.

Quay trở về với hội thảo diễn ra ở Idaho năm 2015; đây là thời điểm mà Apple nhìn thấy cơ hội để hướng sự chú ý của các nhà điều tra về phía Qualcomm, từ đó buộc Qualcomm phải giảm khoản thuế xuống sâu hơn nữa. Vị lãnh đạo cấp cao của Apple (nhiều khả năng là Tim Cook) đã yêu cầu Samsung gây sức ép tới các cơ quan điều tiết chống độc quyền của Hàn Quốc để họ tích cực tiến hành điều tra và xử phạt Qualcomm nếu như tập đoàn này có vấn đề.

Apple - Qualcomm và cuộc chiến xung quanh một con chip chỉ có giá 400 nghìn đồng - Ảnh 5.

Theo những lời cáo buộc sau này của Qualcomm thì Apple khi ấy đã tìm cách lợi dụng sự ảnh hưởng của Samsung với chính phủ Hàn Quốc, để hướng sự chú ý của các nhà quản lý về phía Qualcomm, với hy vọng sẽ có thể buộc hãng này phải giảm giá sử dụng bằng sáng chế xuống. Cáo buộc càng trở nên nghiêm trọng hơn sau vụ bê bối tham nhũng của cựu tổng thống Park Geun-hye, kéo theo việc phó chủ tịch Lee Jae-yong của Samsung bị truy tố vì tội hối lộ. Giữa những sức ép chính trị diễn ra như vậy, phó chủ tịch của Ủy ban thương mại Hàn Quốc KFTC cũng từ chức. Tuy nhiên Apple đã chối bỏ tất cả trách nhiệm của mình trong vụ việc nói trên. Theo lời Bruce Sewell, đại diện của Apple, những gì diễn ra tại Idaho chỉ là một cuộc đối thoại bình thường giữa hai nhà lãnh đạo cấp cao.

Apple - Qualcomm và cuộc chiến xung quanh một con chip chỉ có giá 400 nghìn đồng - Ảnh 6.

Bruce Sewell cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại tổng hành dinh Cupertino của Apple.

Cuối năm 2016, dưới sức ép của KFTC, Qualcomm phải nộp phạt 850 triệu USD vì "lợi dụng sự độc quyền", đồng thời bị buộc phải thay đổi cơ chế định giá. 3 tuần sau đó, đến lượt Ủy ban thương mại Liên bang Mỹ cáo buộc Qualcomm đã sử dụng chiến lược chống cạnh tranh bằng cách buộc Apple chỉ được sử dụng chip modem do Qualcomm cung cấp để đổi lấy mức phí bản quyền thấp hơn.

Chỉ 3 ngày sau khi Ủy ban thương mại Liên bang Mỹ đưa ra cáo buộc nói trên, Apple đệ đơn kiện lên tòa án California, yêu cầu Qualcomm phải đền bù 1 tỉ USD cho Apple; cũng như phải hạ mức phí bản quyền xuống sâu hơn. Đồng thời Apple sẽ không nộp các khoản thanh toán thường niên lên tới 2 tỉ USD cho Qualcomm nữa.

Apple - Qualcomm và cuộc chiến xung quanh một con chip chỉ có giá 400 nghìn đồng - Ảnh 7.

Giá trị vốn hóa thị trường của Qualcomm giảm mạnh vào hồi đầu năm nay.

Và thế là Qualcomm từ chỗ có giá trị vốn hóa thị trường hơn 100 tỉ USD vào tháng 12 năm 2016, đã bị tụt mất 25% giá trị chỉ trong vòng vài tuần. Theo nhận định của ban lãnh đạo Qualcomm thì tình trạng hiện tại của tập đoàn này "đúng như những gì Apple toan tính". Chủ tịch Derek Aberle của Qualcomm trong một bài phỏng vấn vào tháng 7 vừa qua đã nói: "Chiến lược của Apple là chèn ép người khác đến khi họ trả lời rằng, 'Được rồi, tôi không chịu nổi nữa. Thỏa thuận đi và tôi sẽ đồng ý'." Còn phía Apple thì lại coi hành động của họ là để giành lại sự công bằng: "Không phải là chúng tôi không có tiền trả, mà là chúng tôi không cần phải nộp tiền cho họ."

Vụ kiện này sẽ được đưa ra tòa án tại San Diego vào đầu năm 2018, và bất kể bên nào thắng kiện cũng đều sẽ gây ra ảnh hưởng tới ngành kinh doanh điện thoại di động. Nếu Qualcomm chiến thắng, nỗ lực yêu cầu giảm giá của Apple sẽ không thành, và Qualcomm sẽ giành lại được khoản doanh thu không nhỏ từ các nhà sản xuất điện thoại thông minh trên toàn thế giới. Ngược lại chiến thắng của Apple sẽ đồng nghĩa với cái kết của "khoản thuế Qualcomm", từ đó khiến sự cân bằng quyền lực trong ngành công nghiệp bán dẫn bị đảo lộn.


Apple - Qualcomm và cuộc chiến xung quanh một con chip chỉ có giá 400 nghìn đồng - Ảnh 8.

Chúng ta có hai cách để nhìn vào bất cứ một sản phẩm nào của Apple. Cách thứ nhất, cũng là cách được Apple ưa chuộng, là tập trung vào vẻ ngoài của sản phẩm. Thường thì cứ đến mỗi kỳ Apple ra mắt sản phẩm mới, đại diện của họ sẽ lên sân khấu và giới thiệu về "thiết kế đột phá, phương pháp sản xuất tân tiến, cũng như sự kết hợp hoàn hảo giữa phần cứng và phần mềm của thiết bị." Nói vậy không có nghĩa là Apple không chú tâm vào mặt cấu hình sản phẩm; chỉ là họ không muốn khách hàng của mình chú ý nhiều đến điều đó mà thôi. Theo như cách nói của cựu chủ tịch quá cố Steve Jobs, thi "Đơn giản là nó hoạt động".

Apple - Qualcomm và cuộc chiến xung quanh một con chip chỉ có giá 400 nghìn đồng - Ảnh 9.

Với Samsung Dex, chiếc Note8 đã có thể thay thế hoàn toàn những chiếc máy vi tính trong công việc.

Cách thứ hai, được các nhà sản xuất phần cứng như Qualcomm ưa chuộng, là tập trung vào những linh kiện bên trong. Những chiếc điện thoại thông minh của chúng ta bây giờ có thể đảm nhận công việc của máy vi tính, với kích cỡ nhỏ gọn trong lòng bàn tay. Với công nghệ 4G như hiện tại, những chiếc điện thoại di động có thể truyền tải dữ liệu với tốc độ không thua kém gì mạng Wi-Fi tại nhà, tại bất cứ nơi nào sóng điện thoại có thể đến được.

"Với số tiền bạn bỏ ra hàng tháng giống như 20 năm trước, lượng dữ liệu bạn có thể nhận được nhiều hơn cả triệu lần. Chúng ta có được điều này bởi những tiến bộ vượt bậc trong việc tạo ra các thiết bị điện tử kết nối không dây," Phó chủ tịch điều hành Matt Grob đến từ Qualcomm chia sẻ.

Trước đây, dữ liệu di động được các nhà mạng truyền tải bằng cách cho mỗi người một khoảng thời gian ngắn chỉ chưa đầy một mili giây để gửi đi một cụm dữ liệu lớn. Câu thoại của bạn sẽ được chia nhỏ ra và gửi đi từng mảnh một, rồi ráp lại ở máy điện thoại của người nhận. Vậy nên các cuộc đàm thoại khi ấy chỉ có vẻ là đang diễn ra liên tục mà thôi. Hệ thống này có khả năng đáp ứng được nhu cầu nghe gọi bình thường, cũng như cho phép bạn lướt web ở tốc độ chậm, hoặc cùng lắm là nghe online những bản nhạc chất lượng thấp. Tuy nhiên, khi mà số lượng người tham gia đàm thoại vào cùng một thời điểm càng ngày càng nhiều thì hệ thống kể trên bộc lộ rõ yếu điểm của mình; vì dù gì đi chăng nữa số lượng “khoảng thời gian” cũng chỉ hữu hạn mà thôi – dẫn đến tình trạng nghẽn mạng khi có quá nhiều người cùng gọi điện nhắn tin một lúc.

Đáp án cho vấn đề kể trên được Irwin Jacobs, nhà đồng sáng lập của Qualcomm đưa ra. Theo phương án này, tất cả các cuộc đàm thoại sẽ diễn ra và truyền tải cùng một lúc, nhưng được gán mã hiệu riêng. Hệ thống này được gọi là đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA – Code Division Multiple Access), có khả năng truyền tải một lượng dữ liệu gấp năm lần trên cùng một lượng phổ vô tuyến. Chiếc điện thoại của bạn sẽ chỉ bắt sóng và nhận những gói dữ liệu có cùng mã đã được quy định – giống như cách não bộ của bạn tiếp nhận lời từ người mà mình đang đối thoại cùng trong không gian ồn ào.

Apple - Qualcomm và cuộc chiến xung quanh một con chip chỉ có giá 400 nghìn đồng - Ảnh 10.


Chuẩn CDMA của Qualcomm được ngành viễn thông chấp thuận vào năm 1993; cùng với đó là thông số cho hệ thống 3G – thứ được đưa ra thị trường năm 1999. Tuy nhiên, phải tới gần một thập kỷ sau đó 3G mới trở nên phổ biến – thậm chí chiếc iPhone đầu tiên còn chẳng có công nghệ này. Với 3G, kỷ nguyên mới của những chiếc điện thoại thông minh được mở ra.

Apple - Qualcomm và cuộc chiến xung quanh một con chip chỉ có giá 400 nghìn đồng - Ảnh 11.

Bức tường Sáng chế" – nơi trưng bày tất cả những bằng sáng chế mà Qualcomm sở hữu.

Và cũng kể từ đó, doanh thu đến từ bản quyền của Qualcomm cũng nhảy vọt lên gấp gần ba lần chỉ sau chưa đầy một thập kỷ: tăng từ 2,8 tỉ USD vào năm 2007 lên thành 7,7 tỉ USD vào cuối năm ngoái.

Qualcomm hết sức tự hào về những bằng sáng chế mà họ sở hữu, khi mà tổng hành dinh của hãng có nguyên một bức tường chỉ đế trưng bày những tấm bằng sáng chế kể trên.

Tại “Bức tường Sáng chế” này, hàng trăm chứng nhận về bằng sáng chế của Qualcomm được trưng bày, trong đó sáng chế về hệ thống CDMA của Irwin Jacobs được đặt tại một vị trí hết sức trang trọng với những chú thích kèm theo.

“Tôi không thể nghĩ ra bất cứ thao tác nào trên điện thoại mà không động đến một, hoặc một vài thành phần do Qualcomm phát minh ra” – CEO Steve Mollenkopf của Qualcomm cho biết. Bản thân Mollenkopf cũng là một kỹ sư điện tử giống như nhiều nhà quản lý cấp cao khác của Qualcomm. Tấm name card của Mollenkopf ngoài chức danh CEO ra, còn có dấu “Nhà phát minh” được đóng ở góc dưới cùng bên phải – là danh hiệu mà Qualcomm dành cho bất cứ nhân viên nào có phát minh được ghi dấu trên “Bức tường Sáng chế”. Số lượng bằng sáng chế của Mollenkopf là 13. Trong khi đó, phó chủ tịch điều hành Matt Grob sở hữu tới hơn 70 bằng sáng chế.

Apple - Qualcomm và cuộc chiến xung quanh một con chip chỉ có giá 400 nghìn đồng - Ảnh 12.

Các hãng sản xuất tham gia vào cuộc chơi điện thoại di động thỏa thuận với các nhà phát minh lớn như Qualcomm để tìm ra một mức giá “công bằng và hợp lý” với tất cả – để thiết bị của mình có đầy đủ những tính năng từ cơ bản như bộ thu phát tín hiệu không dây, đến cao cấp hơn một chút như cảm biến, vân tay, v...v... Việc bắt tay như vậy vừa đảm bảo doanh thu cho những nhà phát minh; vừa giúp việc sản xuất điện thoại di động trở thành cuộc chơi của mọi nhà – ai cũng có thể tạo ra được một chiếc điện thoại di động, miễn là đồng ý “nộp thuế” đầy đủ và đúng hạn.

Apple - Qualcomm và cuộc chiến xung quanh một con chip chỉ có giá 400 nghìn đồng - Ảnh 13.

“Hướng phát triển của chúng tôi cho phép ngày càng nhiều nhà sản xuất tham gia vào ngành công nghiệp này,” Mollenkopf chia sẻ. Theo lời của ông thì chiếc điện thoại Essential do cha đẻ Android Andy Rubin sản xuất, nếu so sánh về mặt tính năng với những chiếc iPhone của Apple thì “bên tám lạng, người nửa cân” – trong khi chỉ là sản phẩm của một công ty với khoảng 100 nhân viên và giá trị vốn hóa 300 triệu USD. Tất nhiên những người sử dụng có thể sẽ không đồng ý với ý kiến này, nhưng bản thân việc Essential Phone được đem ra so sánh với iPhone X đã là cả một thành tựu lớn. Nhất là khi Apple đã bỏ ra hơn 10 tỉ USD dành riêng cho mảng nghiên cứu và phát triển vào năm 2016.

“Có lẽ thị trường điện thoại di động này đã trở thành sân chơi của mọi nhà” – Mollenkopf nói thêm.


Apple - Qualcomm và cuộc chiến xung quanh một con chip chỉ có giá 400 nghìn đồng - Ảnh 14.

Đương nhiên dưới góc độ của Apple, thì việc “Ai cũng làm được điện thoại” không phải là điều tốt. Việc Qualcomm tính phí dựa theo giá của thiết bị cũng có nghĩa rằng họ đang giảm giá cho những hãng sản xuất điện thoại giá rẻ, giúp những hãng này có thể dễ dàng phát triển trong sân chơi khắc nghiệt này hơn. Chỉ trong năm nay thôi, các hãng điện thoại giá rẻ của Trung Quốc đã có những bước tăng trưởng rất mạnh, khi mà Huawei đạt mức tăng 20% số lượng điện thoại bán ra chỉ trong quý 2 năm 2017 – đưa hãng này tới vị trí thứ ba sau Apple trong cuộc đua về thị phần (Theo ước tính của International Data Corp). Doanh số của Oppo và Xiaomi cũng đạt mức tăng trưởng lần lượt là 22% và 59%. Trong khi đó, 2 ông lớn thuộc top đầu danh sách là Samsung và Apple chỉ đạt mức tăng trưởng doanh số chưa đến 2% mà thôi.

Xét về thiết kế bên ngoài, đương nhiên một chiếc điện thoại cao cấp của iPhone và một chiếc điện thoại phân khúc thấp của Xiaomi khác nhau một trời một vực. Tuy nhiên, khi xét về cấu tạo bên trong (tạm bỏ qua cấu hình) thì có lẽ mọi chiếc điện thoại đều giống nhau, với viên pin chiếm phần lớn không gian, bo mạch chủ, các con chip, màn hình và dây nối. Chính những con chip này là thứ khiến cho smartphone trở nên thông minh như tên gọi của chúng. Nằm đâu đó trong số những con chip này là chip mạng viễn thông – thứ biến sóng vô tuyến được các cột phát tín hiệu của nhà mạng phát ra thành âm thanh và dữ liệu.

“Đây, nó đây,” luật sư Bruce Sewell của Apple vừa nói vừa đẩy một con chip mạng viễn thông của Qualcomm ra giữa bàn hội thảo. “Thứ này đáng giá khoảng 18 USD.”

Apple - Qualcomm và cuộc chiến xung quanh một con chip chỉ có giá 400 nghìn đồng - Ảnh 15.

Modem X12 LTE do Qualcomm sản xuất trên bo mạch chủ iPhone 6

Mô hình kinh doanh của Qualcomm đối với những nhà nhỏ là hào phóng, còn với những ông lớn thì lại là “cắt cổ”. Nhưng những nhà sản xuất điện thoại không có quyền lựa chọn. Họ có thể dùng chip của Qualcomm, cũng có thể sử dụng chip của một trong 5 nhà sản xuất khác (nhưng cũng đều theo công nghệ của Qualcomm hết). Dù là phương án nào đi chăng nữa, tiền vẫn đổ vào túi của Qualcomm mà thôi.

Do Qualcomm đã nghiên cứu và phát triển công nghệ này lâu hơn bất cứ ai, nên đương nhiên những con chip mạng viễn thông của hãng này cũng là tân tiến nhất. Ngay bản thân Apple cũng phải công nhận rằng, chỉ có những con chip mạng của Qualcomm mới đủ tốt để dùng cho iPhone. Điều này cũng chính là nguyên nhân khiến Apple phải ngoan ngoãn đồng ý với luật lệ của Qualcomm lâu đến như vậy. Bằng không, Qualcomm sẽ cắt nguồn cung chip mạng, buộc Apple phải sử dụng những con chip chất lượng thấp hơn.

Tuy nhiên đến năm 2015, Apple đã bắt đầu tìm cách thoát khỏi “bàn tay thao túng” của Qualcomm khi bắt tay với Intel để sản xuất chip mạng viễn thông cho riêng mình, thử nghiệm trong một vài phiên bản của iPhone 7.

Apple - Qualcomm và cuộc chiến xung quanh một con chip chỉ có giá 400 nghìn đồng - Ảnh 16.

Bruce Sewell chia sẻ.

Trong mắt của Apple lúc này thì chip mạng viễn thông giờ chỉ là một trong số nhiều thành phần mà một chiếc điện thoại thông minh sở hữu. Kể cả khi không có sóng điện thoại, bạn vẫn hoàn toàn có thể online nhờ vào mạng Wi-Fi, và tính năng này hoạt động nhờ vào một con chip khác. Ngày nay điện thoại không chỉ đơn thuần là thiết bị dùng để nghe, gọi và nhắn tin như trước đây; nó còn là công cụ chỉ đường, ví điện tử, thiết bị theo dõi sức khỏe, máy ảnh, máy chơi game, v...v... Tất cả những tính năng nói trên đều có thể hoạt động tốt mà chẳng cần đến con chip mạng viễn thông của Qualcomm.

Apple - Qualcomm và cuộc chiến xung quanh một con chip chỉ có giá 400 nghìn đồng - Ảnh 17.

Cũng theo lời Sewell thì ắt hẳn ban lãnh đạo của Apple cảm thấy chính sách của Qualcomm rất có vấn đề, khi mà cùng là một con chip mạng viễn thông do Qualcomm sản xuất, nhưng ở phiên bản iPhone 7 128GB nó có giá 37,5 USD, còn ở phiên bản iPhone 7 256GB nó lại có giá 42,5 USD.

Vậy là kể từ năm 2015, Apple tiến hành đàm phán với Qualcomm để đổi mức giá sử dụng bản quyền theo giá trị của con chip, thay cho giá trị của điện thoại. Apple tin rằng họ chỉ nên trả cho Qualcomm tối đa là 4 USD trên mỗi thiết bị được bán ra mà thôi. Đương nhiên Qualcomm chẳng dại gì mà đồng ý với yêu cầu này.

“Cuộc chiến” giữa Apple và Qualcomm càng trở nên căng thẳng hơn khi các nhà quản lý của Hàn Quốc tiến hành các hoạt động điều tra của mình. Tháng 8 năm 2016, KFTC cử người tới phỏng vấn đại diện của Apple. Theo lời Qualcomm, Apple vì muốn được lợi đã nói toàn những lời dối trá, vậy nên kể từ tháng sau họ sẽ ngưng việc trợ giá linh kiện cho Apple như trước đây nữa.

Để trả đũa lại việc trên, đầu năm nay Apple đã kiện Qualcomm ra tòa vì có “âm mưu tống tiền”. Đồng thời, họ thông báo tới 5 xưởng lắp ráp iPhone theo hợp đồng tại Trung Quốc rằng: Apple sẽ không hoàn lại tiền nếu như các xưởng lỡ “đóng thuế” cho Qualcomm. Và thế là Qualcomm cũng không nhận được đồng “tiền thuế” nào từ các xưởng lắp ráp này nữa.

Ban lãnh đạo của Qualcomm cảm thấy mình giống như nạn nhân của Apple - một tập đoàn lớn tham lam đang cố gắng vắt thêm từng đồng từ một dòng sản phẩm thành danh. Tháng 7 vừa qua, đến lượt Qualcomm đưa Apple ra tòa, cho rằng Apple đã xâm phạm 6 bản quyền sáng chế của Qualcomm liên quan đến thời lượng pin cũng như tính năng xử lý đồ họa. Đồng thời, Qualcomm cũng đề nghị Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) đưa ra lệnh cấm nhập khẩu những chiếc iPhone sử dụng chip Intel. Một tháng sau đó, ITC bắt đầu tiến hành điều tra về các vấn đề liên quan tới sở hữu trí tuệ của Apple và cho biết, họ sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng vào tháng 9 năm 2018 – ngay trước thềm sự kiện ra mắt iPhone mới của Apple.

Apple - Qualcomm và cuộc chiến xung quanh một con chip chỉ có giá 400 nghìn đồng - Ảnh 18.

Tuy nhiên, những vấn đề mà Qualcomm phải đối mặt không chỉ đến từ Apple. Trong năm nay, đã có một hãng điện thoại lớn khác (mà theo nhận định của nhiều nhà phân tích thị trường là Huawei) cũng ngưng việc “nộp các khoản thuế” cho Qualcomm, kéo theo giá cổ phiếu của Qualcomm tụt dốc thêm một lần nữa.

Tháng 8 vừa rồi, chủ tịch của Qualcomm, ông Derek Aberle tuyên bố rời khỏi công ty sau 17 năm gắn bó. Đòn đau nối tiếp đòn đau nhưng Mollenkopf vẫn tin rằng Qualcomm có thể tiếp tục cuộc chiến pháp lý này với 38 tỉ USD trong tay. Điều này thoạt nghe thì có vẻ hết sức ghê gớm và ấn tượng, cho đến khi bạn nhận ra rằng số tiền mà Apple đang nắm trong tay nhiều gấp 7 lần Qualcomm.

Siêu phẩm iPhone X vừa được Apple tung ra thị trường là một chiếc điện thoại mang trong mình toàn những công nghệ tân tiến hàng đầu, chỉ trừ một thứ duy nhất: chip mạng viễn thông. Những con chip mạng do Intel sản xuất về mặt hiệu năng chắc chắn vẫn chưa thể bằng được chip của Qualcomm, do đó nếu xét riêng về mảng tốc độ mạng không dây, iPhone X sẽ thua kém Note8 và Essential Phone. Điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều tới doanh thu của Apple ở thời điểm hiện tại, nhưng còn trong tương lai thì có lẽ vẫn chưa ai dám khẳng định chắc chắn.

Năm tới, các nhà mạng sẽ bắt đầu thử nghiệm mạng 5G, chuẩn mạng viễn thông tốc độ cao mới được cho là tối quan trọng với sự phát triển của công nghệ thực tế tăng cường và xe tự lái. Đương nhiên Qualcomm cũng đã chuẩn bị sẵn sàng từ cả chục năm nay. Mollenkopf tin rằng, khi 5G trở nên phổ biến, các hãng sản xuất thiết bị điện tử sẽ nhìn thấy cơ hội tăng trưởng mới và vui vẻ bắt tay với Qualcomm.

Apple - Qualcomm và cuộc chiến xung quanh một con chip chỉ có giá 400 nghìn đồng - Ảnh 19.

Về phía Apple, các luật sư của họ cho biết họ đang chuẩn bị sẵn sàng để theo đuổi cuộc chiến pháp lý này đến cùng. “Sẽ không có sự nhượng bộ nào cả,” - Sewell cương quyết khẳng định.

Cuộc chiến pháp lý dài hơi này có thể sẽ gây tổn hại nhiều hơn nữa đến tầm vóc cũng như giá trị vốn hóa thị trường của Qualcomm. Nên nhớ rằng đầu năm nay đã xảy ra một vụ việc tương tự, rằng Apple chấm dứt hợp đồng hợp tác với nhà cung cấp chip đồ họa Imagination Technologies, thay vào đó là thuê các kỹ sư của Imagination về để tự sản xuất chip đồ họa. Chỉ vài ngày sau đó, cổ phiếu của Imagination giảm xuống chỉ còn một nửa, buộc họ phải tự bán mình.

Apple - Qualcomm và cuộc chiến xung quanh một con chip chỉ có giá 400 nghìn đồng - Ảnh 20.

Liệu điều tương tự có xảy ra với Qualcomm hay không? Nhà phân tích Mike Walkley cho biết, thời gian gần đây Apple đã thuê rất nhiều kỹ sư công nghệ viễn thông, nhiều khả năng nhằm mục tiêu nghiên cứu và tự sản xuất chip viễn thông của riêng mình. Theo lời nhà phân tích này thì: “Apple giờ đã quá mạnh trong thị trường. Thế nên việc Apple trở thành khách hàng của ai đó đôi khi lại không phải là điều tốt, đối với chính bản thân những nhà cung ứng.”

Bản thân Qualcomm cũng đang tìm mọi cách để tránh cho mình rơi vào một kết cục đáng buồn giống Imagination Technologies. Ông lớn này đang tìm cách mua lại hãng bán dẫn Hà Lan NXP Semiconductors NV (chịu trách nhiệm sản xuất những con chip dùng trong hệ thống thanh toán bằng điện thoại). Bên cạnh đó, Qualcomm cũng đang tìm cách tái định vị thương hiệu của mình trên thị trường, thông qua nhiều đoạn quảng cáo với nội dung: “Qualcomm là nguyên nhân giúp bạn yêu quý những chiếc điện thoại thông minh của mình, dù chiếc điện thoại ấy có do hãng nào sản xuất đi chăng nữa.”

Quay về tổng hành dinh của Qualcomm, phó chủ tịch điều hành Matt Grob đang mải mê giới thiệu cả tá công nghệ mà hãng này đang phát triển như camera, thực tế tăng cường, âm thanh vòm, hay giải pháp nén video. Rồi ông nói tiếp: “Điều đầu tiên bạn làm khi bước xuống khỏi máy bay là gì? Đó là tắt chế độ máy bay. Mà các bạn biết không, chính chúng tôi là người phát minh ra chế độ máy bay đấy. Không tin hả, cứ ra ngoài nhìn Bức tường Sáng chế của chúng tôi thì biết.”


Quang Cảnh
V.                                             
Theo Trí Thức Trẻ08/11/2017