Gã khổng lồ Hàn Quốc hiểu rằng giá trị thực thụ của hi-tech không chỉ là đi từ đột phá này đến đột phá khác, mà còn bao gồm cả một nhiệm vụ vô cùng cao cả: mang các đột phá của mình đến hàng triệu người dùng trên toàn cầu. Trong năm nay, hiện thân của giấc mơ ấy chính là chiếc TV Q6F.

Nhắc đến Samsung là luôn là nhắc đến smartphone. Smartphone là đỉnh cao danh vọng mà Samsung đang ngự trị. Ví dụ, chiếc smartphone Galaxy Note9 sắp mở bán được dự kiến sẽ chiếm ngôi vương thị trường smartphone nửa cuối 2018 nhờ các tính năng cao cấp như hiệu năng Exynos, camera kép đỉnh cao và bút S Pen tiện lợi.

Phải thừa nhận sự trỗi dậy của những chiếc smartphone Samsung là vô cùng ấn tượng, nhưng cũng vì mải mê theo dõi thị trường di động mà nhiều người quên một sự thật quan trọng: cội nguồn thành công của Samsung không phải là smartphone mà bắt nguồn từ những chiếc TV. Cuối thập niên 90, chính công ty Hàn Quốc này đã dẫn đầu trong công cuộc nghiên cứu LCD, lúc đó vẫn là công nghệ hiển thị mới mẻ và vô cùng đắt đỏ. Công nghệ màn hình này sau đó cũng nhanh chóng thay thế CRT cũ kỹ, đưa cả thế giới sang kỷ nguyên HD và Samsung lên vị trí số 1 của ngành công nghiệp hiển thị.

Suốt 12 năm liền, Samsung giữ vững thị phần số 1 trên thị trường TV nhờ luôn đổi mới và phát triển. Và để tiếp tục trở thành số 1 trong 12 năm tới nữa, Samsung đang áp dụng một chiến thuật thông minh đã từng rất thành công với mảng smartphone: mang tính năng trên sản phẩm cao cấp nhất xuống sản phẩm tầm thấp hơn.

Tuy nhiên, để làm được điều mà không có công ty nào khác học theo được này, Samsung phải sở hữu trong tay công nghệ, tiềm lực và nỗ lực không ngừng nghỉ, cùng dải sản phẩm rộng khắp phục vụ mọi phân khúc người dùng.

Chiến lược thông minh này của Samsung là lý do Q6F sẽ chiếm lĩnh thị trường TV 2018 - Ảnh 1.

 

Chiến lược thông minh này của Samsung là lý do Q6F sẽ chiếm lĩnh thị trường TV 2018 - Ảnh 2.

Cùng nhìn lại quá khứ, sự trỗi dậy của Samsung trong mảng TV được ghi lại là một trong những kỳ tích ấn tượng nhất lịch sử làng công nghệ. Không ai nghĩ người Nhật có thể bị đánh bại trong những năm đầu thập niên 2000. Thế nhưng chỉ 10 năm sau đó, trên những sạp báo trải khắp Tokyo, người ta có thể tìm được vô số những bài báo, tạp chí với tít bài đại loại như: "Đừng sợ Samsung", "Làm sao để không thua Samsung", "Điểm yếu của Samsung là gì?", "Làm sao ngăn chặn kế hoạch thống trị toàn cầu của Samsung?". Bắt đầu từ nền tảng công nghệ LCD đầu tiên, Samsung đã đặt dấu chân chiến thắng.

Chiến lược thông minh này của Samsung là lý do Q6F sẽ chiếm lĩnh thị trường TV 2018 - Ảnh 3.

Và khi LCD đã bộc lộ rất nhiều hạn chế, khi cả thế giới loay hoay tìm kiếm hướng đi, Samsung lại đặt mình vào vị trí dẫn đầu của loại công nghệ tương lai tiếp theo: QLED – chấm lượng tử. Ra mắt từ 2017, đến nay công nghệ hiển thị này đã chứng minh được lợi thế tuyệt đối của mình trên khía cạnh hình ảnh: dải màu cực rộng cho phép hiển thị chân thực và sống động cả những khung hình tối nhất và sáng nhất; độ tương phản cao tạo “độ sâu” cho hình ảnh và các chuyển động được tái hiện một cách cực kỳ mượt mà ngay cả trên độ phân giải 4K. Thiết kế tối giản siêu đẹp của Samsung cũng như trải nghiệm phần mềm thông minh, tiện lợi đã chinh phục hàng triệu người dùng trên thế giới và Việt Nam.

Năm 2017, QLED được xác định là nhân tố chính giúp cho doanh số TV Samsung cỡ lớn tại Việt Nam tăng mạnh: các mẫu 55-65 tăng trưởng 56% và các mẫu 65-75 inch tăng 58%.

Chiến lược thông minh này của Samsung là lý do Q6F sẽ chiếm lĩnh thị trường TV 2018 - Ảnh 4.

Trong khi QLED đã được chứng minh vị thế ở phân khúc cao cấp, danh mục QLED vẫn còn thiếu một mảnh ghép quan trọng: những chiếc QLED dễ tiếp cận hơn. Chiến lược vươn lên đỉnh cao đã từng áp dụng cho LCD và smartphone, nay cần phải tiếp tục với QLED.

May mắn là gã khổng lồ Hàn Quốc không để người hâm mộ phải chờ đợi lâu: vào tháng 7/2018, dòng QLED giá “mềm” nhất đã chính thức ra mắt dưới tên gọi Q6F. Với giá khởi điểm từ 30 triệu đồng, Q6F hứa hẹn sẽ nhanh chóng lật ngôi các đàn anh đắt đỏ để vươn lên vị trí số 1 trong làng TV tại Việt Nam.

Tại sao ư? Ở mức giá rất mềm này, Q6F vẫn là một chiếc QLED thực thụ. Yếu tố “hút” người dùng nhất chắc chắn vẫn là tấm nền chấm lượng tử với khả năng tái hiện 100% dải màu theo chứng nhận của VDE (Đức). Với các thước phim 4K đỉnh cao, những gì bạn nhìn thấy cũng chính là những gì lọt vào mắt của các đạo diễn, các nhà quay phim tài ba. Chân thực như cuộc sống là những gì Q6F hứa hẹn truyền tải.

Chiến lược thông minh này của Samsung là lý do Q6F sẽ chiếm lĩnh thị trường TV 2018 - Ảnh 5.

Những lợi thế không dừng lại ở đây. Chấm Lượng Tử cho phép tái tạo màu đen cực “sâu”: ngay cả những căn phòng tối cũng không thể làm ảnh hưởng đến độ chân thực của hình ảnh. Ở phía ngược lại, độ sáng tối đa lên tới 1000 nit cho phép Q6F có thể tách thức cả những căn phòng bật đèn sáng rực rỡ; người dùng cũng chẳng cần lo hình ảnh từ bên ngoài phản chiếu vào hình ảnh. Độ trễ tín hiệu vào (input lag) của Q6F cực kỳ thấp, đảm bảo cho tín đồ bóng đá hay game thủ console có thể thoải mái tận hưởng thú vui của mình mà không cần phải lo các hiện tượng bóng hình hay trễ hình.

Đáng kinh ngạc hơn nữa, tất cả những điểm nổi trội trên không hề đi kèm với bất kỳ bất lợi nào cho người dùng. So với OLED, Chấm Lượng Tử không hề gặp phải hiện tượng lưu ảnh (burn-in). Các điểm ảnh được lưu giữ qua các khung hình giống nhau sẽ không gây bất kỳ hư hại nào cho tấm màn. Đây là một lợi thế đặc biệt và cũng là lý do vì sao Samsung dù đứng đầu thị trường OLED nhưng vẫn chọn Chấm Lượng Tử trên TV: trong khi OLED phù hợp với các thiết bị di động thường chỉ được người dùng sử dụng trong vài năm, TV cần phải bền bỉ và đảm bảo chất lượng hiển thị trong một thời gian dài.

Chiến lược thông minh này của Samsung là lý do Q6F sẽ chiếm lĩnh thị trường TV 2018 - Ảnh 6.

So với các đàn anh đắt giá thuộc các dòng Q7F và Q9F, Q6F vẫn còn thiếu sót một số tính năng cao cấp. Ví dụ, Q6F vẫn chứa các cổng kết nối phía sau lưng thay vì tập trung vào một thiết bị ngoài như các model cao hơn.

Nhưng nếu chỉ xét trong mức giá dễ tiếp cận của Q6F (từ 30 triệu đồng trở lên), ngay cả những người dùng khó tính nhất cũng khó có thể đòi hỏi nhiều hơn từ mẫu QLED giá mềm này. Một trong những lý do Q6F dù nằm trong tầm với của nhiều gia đình nhưng vẫn đảm bảo được trải nghiệm hiển thị mãn nhãn là nhờ có thuật toán AI cho phép upscale (nâng độ phân giải) lên 4K một cách gần như hoàn hảo: thuật toán giúp đảm bảo ngay cả nội dung 720p cũng có thể upscale mà không tạo ra các chi tiết lỗi quá rõ rệt.

Chiến lược thông minh này của Samsung là lý do Q6F sẽ chiếm lĩnh thị trường TV 2018 - Ảnh 7.

Phần mềm không chỉ giúp nâng chất lượng hình ảnh mà còn giúp tạo ra trải nghiệm cực kỳ dễ chịu trên Q6F. Với giao diện SmartHub, các tín đồ của phim siêu anh hùng trên Netflix, các fan hâm mộ của các vlogger từ YouTube đều có thể dễ dàng kết nối và tận hưởng trải nghiệm TV “trong mơ” trên Q6F một cách dễ dàng.

Chiến lược thông minh này của Samsung là lý do Q6F sẽ chiếm lĩnh thị trường TV 2018 - Ảnh 9.

Một tính năng đặc biệt khác của Q6F là Ambient Mode. Khi chiếc TV đã trở thành một phần trong cuộc sống gia đình, Ambient Mode cho phép Q6F (và các mẫu QLED) khác có thể “hòa mình” vào không gian sống. Trên hình ảnh với màu sắc hài hòa dành cho căn nhà và các thông tin quan trọng được hiển thị một cách sắc nét, Ambient Mode giúp chiếc TV đi ra khỏi ý nghĩa của TV thông thường.

Chiến lược thông minh này của Samsung là lý do Q6F sẽ chiếm lĩnh thị trường TV 2018 - Ảnh 10.

Vài năm trước, có lẽ không mấy ai có thể tin được một tính năng cao cấp và độc đáo như vậy lại có thể có mặt trên TV giá dễ chịu. Nhưng đến 2018, giấc mơ ấy trở thành hiện thực, và thậm chí còn là trên TV mang thương hiệu Samsung, sử dụng công nghệ hiển thị của tương lai (QLED).

Chính những giấc mơ tưởng chừng hoang đường như vậy mà Samsung mới có thể vươn lên đỉnh cao thế giới công nghệ một cách dễ dàng. Trên những sản phẩm như Q6F, Samsung gọt bỏ một vài tính năng đắt đỏ và đem những giá trị sáng tạo cốt lõi tới tay người dùng. Và như thế, chúng ta được tận hưởng QLED 4K mà không cần phải nghĩ tới những “cú sốc” dành cho chiếc ví của mình.

Lê Hoàng
Phương
Theo Trí Thức Trẻ