Chiến lược tưởng chừng như đi ngược lại với sách vở lại đang giúp cho những công ty hàng đầu thế giới giành được thành công quan trọng trên nhiều lĩnh vực.
Chiến lược tưởng ngược đời mà lại rất thành công của những ông lớn công nghệ, xe hơi trên thế giới - Ảnh 1.

Triết lý thiết kế "Gợi cảm thuần khiết" (Sensual Purity) hoàn toàn mới là niềm tự hào của Mercedes-Benz. Thế nhưng ai cũng bất ngờ khi vào năm 2014, hãng xe Đức lại giới thiệu triết lý thiết kế này lần đầu tiên trên dòng C-Class, dòng xe nhỏ và có giá tương đối tốt, dễ tiếp cận trong dải sản phẩm xa xỉ của thương hiệu này, thay vì E-Class. C-Class cũng là chiếc xe đầu tiên của hãng sử dụng nền tảng khung gầm MRA nhẹ hơn tới 100kg so với thế hệ trước, chứ không phải các đàn anh lừng danh như S-Class. Kết quả? Mercedes-Benz rũ bỏ hoàn toàn hình ảnh "chỉ dành cho người đứng tuổi", doanh số của hãng tăng trưởng chóng mặt, vượt qua các đối thủ để trở thành thương hiệu xe sang đắt khách nhất tại nhiều thị trường quan trọng, trong đó có Mỹ (số liệu từ trang Carscoop). Tại Việt Nam, Mercedes-Benz C-Class trở thành lựa chọn hàng đầu của người trẻ, từng là chiếc xe sang bán chạy nhất Việt Nam trước khi nhường ngôi cho GLC, theo xu hướng SUV hóa của thị trường.

Chiến lược tưởng ngược đời mà lại rất thành công của những ông lớn công nghệ, xe hơi trên thế giới - Ảnh 2.

Trên thị trường smartphone, 4 camera sau đã trở thành xu hướng tất yếu trong nửa cuối năm 2019 khi Galaxy Note10 ra mắt, đánh dấu bước nhảy vọt của camera trên điện thoại. Thế nhưng từ trước đó 1 năm, Samsung đã gây bất ngờ khi mang 4 camera sau lên chiếc Galaxy A9 đầu tiên, thay vì những sản phẩm dòng S/Note của hãng. Kết quả? Trên thế giới, vượt qua tất cả những khó khăn khi thị trường smartphone bão hòa và suy giảm, Samsung tiếp tục nâng thị phần của mình lên 21,8% vào Q3/2019, tăng trưởng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại Việt Nam, Galaxy A chính thức trở thành dòng điện thoại quốc dân, đạt doanh số kỷ lục 5 triệu chiếc từ đầu năm 2019 tính đến thời điểm này. Theo thống kê thị trường gần nhất của GfK, doanh số smartphone tại Việt Nam mỗi năm chỉ chưa tới 15 triệu máy, điều đó đồng nghĩa với việc cứ 3 smartphone bán ra thì có 1 chiếc là Galaxy A.

Chiến lược tưởng ngược đời mà lại rất thành công của những ông lớn công nghệ, xe hơi trên thế giới - Ảnh 3.

Điểm chung của 2 câu chuyện nói trên đó là chiến lược tưởng chừng như hết sức ngược đời của những ông lớn hàng đầu thế giới, nhưng kết quả trả ra lại vô cùng thành công. Đây được gọi là chiến lược "Đổi mới đảo chiều". Khái niệm này thực chất không mới, khi vào năm 2008, Vijay Govindarajan, giáo sư tại Đại học Dartmouth được bổ nhiệm làm cố vấn cho General Electric, công ty đa quốc gia nổi tiếng trong các lĩnh vực năng lượng, công nghệ, cơ sở hạ tầng, tài chính và tiêu dùng công nghiệp. Ông phát hiện ra rằng công ty có thể thành công nếu triển khai những đổi mới ở phân khúc hoặc khu vực trung cấp, thay vì cao cấp. Chiến lược này được ông gọi tên là "Đổi mới đảo chiều". GE đã áp dụng và thành công mạnh mẽ tại Ấn Độ và Trung Quốc ngay sau đó.

Chiến lược tưởng ngược đời mà lại rất thành công của những ông lớn công nghệ, xe hơi trên thế giới - Ảnh 4.
Chiến lược tưởng ngược đời mà lại rất thành công của những ông lớn công nghệ, xe hơi trên thế giới - Ảnh 5.

Một trong những ví dụ rõ ràng nhất của chiến lược lạ đời nhưng hiệu quả này không ai khác chính là Samsung. Từ những năm 2017, 2018, Samsung đã âm thầm thực hiện chiến lược "đổi mới đảo chiều" trong các dòng sản phẩm J/A của hãng, khi mang những cải tiến đột phá về công nghệ lên các dòng sản phẩm tầm trung, khác biệt với những đối thủ trên thị trường (Galaxy J7 Pro sở hữu camera khẩu độ f/1.7 đầu tiên trong phân khúc, Galaxy A6 dẫn đầu trào lưu chụp ảnh bokeh bằng smartphone hay Galaxy A7 biến camera góc rộng trở thành thứ phải có trên smartphone hiện đại).

Chiến lược tưởng ngược đời mà lại rất thành công của những ông lớn công nghệ, xe hơi trên thế giới - Ảnh 6.

Một điểm đáng chú ý đó là tất cả những đổi mới đột phá của Samsung dành cho dòng Galaxy J/A đều hướng tới camera trên smartphone. Hãy nhìn vào chiếc smartphone ngày nay và bạn sẽ hiểu vì sao camera mới chính là tâm điểm của thế giới công nghệ. Khi smartphone đã thay thế được phần lớn các thiết bị khác ở mức độ chấp nhận được, khoảng cách về chất lượng ảnh chụp giữa smartphone và máy ảnh "nghiêm túc" vẫn còn là quá xa. Khác biệt lớn nhất có lẽ nằm ở phần cứng. Cảm biến lớn nhất trên smartphone giờ cũng chỉ đến 1/1.33 inch, trong khi DSLR "loại thường" dùng cảm biến APS-C có kích cỡ lớn gấp 4 lần. Lượng ánh sáng do máy ảnh chuyên dụng thu về vẫn lớn hơn rất nhiều lần, chưa kể máy ảnh chuyên dụng còn có sự trợ giúp của ống kính (lens) chất lượng cao. Thế nhưng, nhu cầu của người dùng với camera trên smartphone là không có giới hạn. Năm này qua năm khác, họ đều khao khát tìm kiếm những tính năng mới, những đột phá thú vị có thể giúp smartphone bắt kịp với máy ảnh chuyên nghiệp. Điều này càng đúng với thế hệ trẻ, đặc biệt là GenZ, khi luôn không ngừng tìm kiếm cái mới, nhằm phá vỡ giới hạn của bản thân. Vì thế, cuộc đua sáng tạo đổi mới camera trên smartphone sẽ là cuộc đua không có hồi kết. Và chiến lược "Đổi mới đảo chiều" xứng đáng được dành cho camera.

Chiến lược tưởng ngược đời mà lại rất thành công của những ông lớn công nghệ, xe hơi trên thế giới - Ảnh 7.

Tuy nhiên phải sang đến cuối năm 2019, chiến lược này mới thực sự bùng nổ, với con "át chủ bài" Galaxy A51 vừa ra mắt. Được giới thiệu lần đầu tiên trên thế giới ở Việt Nam, thay vì chọn các thị trường cao cấp như Mỹ và châu Âu, Galaxy A51 gây ấn tượng mạnh mẽ với người tiêu dùng nhờ thiết kế phá cách hết sức sáng tạo với màn hình Infinity-O được thừa hưởng từ Galaxy Note10 (được cải tiến thêm để nhìn duyên dáng hơn hẳn). Nhưng quan trọng hơn hết, Galaxy A51 sở hữu camera macro lần đầu tiên có mặt trên các sản phẩm của Samsung, vượt mặt những đàn anh Galaxy S/Note danh tiếng.

Chiến lược tưởng ngược đời mà lại rất thành công của những ông lớn công nghệ, xe hơi trên thế giới - Ảnh 8.

Lựa chọn camera macro làm lá bài chủ lực để thu hút giới trẻ trong năm 2020, Samsung muốn ngầm nhắn gửi thông điệp rằng: Dù nắm trong tay một chiếc smartphone tầm trung, giới trẻ cũng hoàn toàn có thể phá vỡ giới hạn của sự sáng tạo nhiếp ảnh điện thoại. Những bức ảnh ấn tượng không chỉ gói gọn trong ảnh góc rộng, xóa phông, bokeh, selfie, chân dung… nữa mà còn có thể mở rộng hơn đến những tấm ảnh đầy chất "nghệ" như macro. Thành công của Galaxy A51 có lẽ phải chờ đợi những con số thống kê từ những tổ chức uy tín, nhưng nhìn chung, tín hiệu ban đầu tương đối khả quan. Người trẻ tìm kiếm một chiếc smartphone có mức giá vừa phải, nhưng vẫn sở hữu tính năng camera khác biệt, độc đáo trong phân khúc - đó là những gì Galaxy A51 có thể mang tới.

Chiến lược tưởng ngược đời mà lại rất thành công của những ông lớn công nghệ, xe hơi trên thế giới - Ảnh 9.

Ra mắt Galaxy A51 không chỉ là lời khẳng định đanh thép của Samsung về chiến lược "Đổi mới đảo chiều" đang tỏ ra đầy hiệu quả của hãng, mà còn cho thấy tinh thần quyết liệt, nhằm theo đuổi đích đến cuối cùng của smartphone thế hệ mới: Giúp camera trên smartphone bắt kịp và thậm chí, vượt qua máy ảnh hiện đại.