"Bong bóng bitcoin" hay "bong bóng startup" là những cụm từ mà chắc chắn tín đồ công nghệ của năm 2017 đã từng nghe đến ít nhất là một lần. Chúng là hiện thân của một quy luật tất yếu trong thế giới hi-tech: khi những công nghệ, những ý tưởng xa lạ mới xuất hiện, giá trị tiềm năng của chúng sẽ bị thổi phồng như bong bóng và đến một lúc nào đó có thể sẽ vỡ tan, để lại những hậu quả kinh tế vô cùng tai hại.
Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 1.

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 2.

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 3.

Thế hệ 7X, 8X chắc hẳn vẫn còn nhớ, nhắc đến "công nghệ thông tin" vào cuối thập niên 1990 là nhắc đến một thế giới mới mẻ và hấp dẫn đến lạ kỳ. Bill Gates là người giàu nhất thế giới, Microsoft là công ty thống trị thế giới.

Bất kỳ một doanh nhân nào cũng muốn trở thành Microsoft mới. Và một công ty nhỏ bé có tên Netscape đã chứng minh cho tất cả mọi người rằng, với Internet, giấc mơ ấy hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.

Netscape thành lập vào năm 1994, trình duyệt Mosaic Netscape 0.9 được phát hành vào tháng 10 năm đó. Chỉ trong vòng vài tháng, Netscape nhanh chóng lật ngôi tiền thân "Mosaic" để thâu tóm 3/4 thị trường trình duyệt đang bùng nổ, đánh bại cả "tiêu chuẩn" Mosaic. Với chất lượng trải nghiệm vượt trội và cực kỳ trực quan, Netscape có thể coi là điểm khởi đầu của một Internet dành cho tất cả mọi người. Từ nay, Internet không còn là những đoạn text nhàm chán.

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 4.

Khi tiềm năng của Internet đã được mở ra trước mắt, lòng tham nhanh chóng làm cho con người mờ mắt. Ở một góc độ khác, một nỗi sợ hãi mới bắt đầu ngập tràn: kẻ nào không bắt kịp Internet, kẻ đó phải chết.

"Đánh" vào nỗi sợ hãi này, Netscape trở nên giàu có: trong khi người dùng cá nhân được tận hưởng trình duyệt miễn phí, các các doanh nghiệp sẽ phải trả tiền để được triển khai trình duyệt Netscape cùng các dịch vụ liên quan. Trong năm đầu, Netscape thu về doanh thu 75 triệu USD.

Năm tiếp theo, 375 triệu USD. Năm thứ 3, 500 triệu USD. Chỉ mất 3 năm, Netscape đã đạt đến cột mốc mà Microsoft phải mất 11 năm khó nhọc mới đạt được.

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 5.

  

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 6.

Ngày 9/8/1995, Netscape thực hiện IPO. Giá mở cửa là 28 USD, kết thúc phiên giao dịch chạm mốc 73 USD. Trị giá thị trường Netscape đạt mức 1,07 tỷ USD sau IPO.

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 7.

Câu chuyện của Netscape sau này sẽ kết thúc trong bi kịch, không hẳn là bởi bong bóng dot-com sẽ vỡ mà bởi sự cạnh tranh quá khốc liệt của Microsoft. Nhưng, chính nhờ những chiêu trò độc quyền của Microsoft (đặc biệt là sự kiện tích hợp Internet Explorer vào Windows 95), rất nhiều người đã có thể đặt chân lên World Wide Web một cách dễ dàng. Những đột phá về mặt công nghệ liên tục xuất hiện từ 2 phe, nâng tầm trải nghiệm web cho người dùng một cách chóng mặt.

Internet nhờ vậy trở thành một thế giới nhiệm màu, các tên tuổi lớn đua nhau IPO thành công. Kết thúc phiên IPO vào ngày 12/4/1996 ở mức 33 USD/cổ phiếu, trị giá thị trường của Yahoo đạt 760 triệu USD. Ngày 24/9/1998, đến lượt eBay kết thúc IPO ở mức trị giá thị trường 1,08 tỷ USD. Cổ phiếu công ty này kết thúc ở mức cao gần 3 lần so với giá bán ra.

Chỉ hai tháng sau đó, theglobe.com lập kỷ lục tăng tới 606% giá bán cổ phiếu từ thời điểm mở IPO đến khi kết thúc. Vài tháng sau, VA Linux, một công ty chuyên sản xuất máy tính cài đặt Linux cho các doanh nghiệp và người dùng nhỏ lẻ, đã phá kỷ lục ấy với con số 698%.


Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 8.

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 9.

Thành công của Yahoo, eBay, theglobe hay VA Linux đều bắt nguồn từ Netscape. Với đợt IPO quá khủng khiếp vào năm 1995, Netscape đã tạo ra một tiền lệ cực kỳ quan trọng cho các dot-com thập niên 90 và cả các unicorn thập niên 2010: chưa cần phải làm ăn có lãi, bạn vẫn có thể đạt IPO "khủng". Và IPO "khủng" là điều bạn muốn: các công ty đâu thu hút lập trình viên bằng cổ phiếu, Phố Wall cũng kiếm tiền bằng cổ phiếu công nghệ thay vì bằng những bản báo cáo tài chính chắc chắn.

Người vui mừng nhất khi Netscape tạo ra ngoại lệ này chắc chắn phải là Amazon. Trong quý tài chính cuối cùng trước khi lên sàn, gã khổng lồ thương mại điện tử này lỗ 3 triệu USD trên doanh thu 16 triệu USD. Sau phiên IPO diễn ra vào ngày 15/3/1997, Amazon chứng kiến trị giá thị trường của mình đạt mốc 438 triệu USD, không hề thua kém những người "anh em" dot-com khác.

Lý do duy nhất khiến cho Amazon vẫn có thể lên sàn một cách hoành tráng trong khi vẫn đang lỗ nặng là khẩu hiệu "Get large or get lost" (tạm dịch: Không phình to được thì biến đi). Jeff Bezos cùng đồng sự bỏ ra cả đống tiền quảng cáo để in đậm hình ảnh thương hiệu vào tâm trí người dùng, cùng lúc chi phí hạ tầng máy chủ và nhân sự cũng tăng theo cấp số nhân.

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 10.

Ấy vậy nhưng dot-com được xây dựng trên những niềm hy vọng, và Amazon có cơ sở để thuyết phục người dùng rằng những niềm hy vọng ấy sẽ có ngày đơm hoa kết trái: từ tháng 12/1995 đến tháng 3/1997, số lượt ghé thăm Amazon.com tăng gần 40 lần để đạt mức 80.000 lượt. 40% số đơn hàng đến từ "khách quen" của trang web này.

Các dot-com khác cũng theo đuổi chiến lược tương tự, nhưng... viển vông hơn. Ví dụ điển hình: Pets.com, một dot-com bán vật phẩm dành cho thú nuôi. Doanh thu của trang này trong năm đầu chỉ là 619.000 USD nhưng chi phí quảng cáo lên tới 11,8 triệu USD. Hàng hóa luôn được bán ra ở mức giá thấp hơn đáng kể so với giá nhập kho để hút càng nhiều thị phần càng tốt.

Hoặc Webvan.com (bán thực phẩm) vừa mới thành lập đã dành ra tới 1 tỷ USD để xây dựng hàng chục nhà kho trị giá 30 triệu USD cũng như một đoàn xe vận chuyển khổng lồ để giao hàng tới tay người mua trong vòng... 30 phút kể từ ngày nhận đơn. Mắc cùng một sai lầm tương tự là Kozmo.com với triết lý bán game, dvd, tạp chí... qua mạng.

Với luận điệu rằng khoản tiền tiết kiệm nhờ không thuê mướn địa điểm sẽ là cực kỳ khổng lồ, Kozmo theo đuổi mục tiêu giao hàng tới tay người tiêu dùng trong vòng 1 giờ đồng hồ. Năm 2000, dot-com này ký hợp đồng quảng bá 150 triệu USD với Starbucks.


Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 11.

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 12.

Nhìn lại, ai cũng biết đó toàn là những ý tưởng viển vông. Nhưng, hãy nhớ rằng vào thập niên 1990, ý niệm của mọi người về Internet vẫn rất mơ hồ. Ai cũng có thể tính ra khoản tiền họ có thể tiết kiệm khi không phải thuê địa điểm kinh doanh, nhưng lại chẳng mấy ai tính đến chi phí kho hàng, các vấn đề con người và đặc biệt là chi phí hạ tầng IT. Không một thành viên nào trong ban quản trị Webvan từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực siêu thị. Trang bán quần áo Boo.com thuê tới 400 nhân viên trong khi nhu cầu thực tế chỉ vào khoảng 30 người.

Tất cả những vấn đề ấy không thể ngăn cản cơn sốt dot-com tiếp tục bùng nổ. Với tư duy "ăn lãi về sau", tôn chỉ duy nhất để đo thành công giờ là IPO và giá trị thị trường.

Trớ trêu nhất, giai đoạn này cũng chứng kiến 2 thế giới tài chính và công nghệ bắt đầu tìm đến nhau theo một cách khó có thể hoàn hảo hơn. Cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Á năm 1997 khiến cho các ngành nghề sản xuất không còn là điểm đến hấp dẫn, nhưng cùng lúc lãi suất tiết kiệm cá nhân lại giảm. Lãi suất vốn vay cũng giảm. Rõ ràng, khoản tiền dư dả (hay các khoản vay) của người dân phải tìm được điểm đến mới.

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 13.

Chẳng có lựa chọn nào phù hợp hơn Thung lũng Silicon. Mà đã đầu tư vào công nghệ thì càng phải lựa chọn các tên tuổi ít nổi hơn, rủi ro hơn - xét cho cùng, mua được cổ phiếu giá rẻ để sau này bán được giá cao là cách kiếm tiền dễ dàng hơn hẳn so với mua cổ phiếu giá cao để trông chờ giá lên cao hơn nữa. Mua cổ phiếu giá thấp của một doanh nghiệp ít tên tuổi, bạn chỉ cần đợi họ lên sàn hoặc được thâu tóm với giá "khủng" (như trường hợp Yahoo mua Broadcast.com với giá 5,9 tỷ USD và GeoCities với giá 3,57 tỷ USD).

Thêm nữa, thế giới lúc này đang hoảng loạn trước Y2K - nếu máy tính hiểu mốc thời gian "01/01/00" thành "01/01/1900", các sự cố trầm trọng có thể xảy ra, con người có thể đi vào diệt vong. Kinh phí dành ra để cải tiến hạ tầng IT cũng như để vá các lỗ hổng tiềm tàng nhờ vậy mà bùng nổ. Chính phủ Mỹ đưa ra ước tính rằng chi phí sửa lỗi Y2K trên các cỗ máy của chính phủ sẽ là vào khoảng 6,8 tỷ USD. Với giới doanh nghiệp, con số lớn nhất được Phố Wall đưa ra là 600 tỷ USD; ước tính của Chase là từ 200 đến 250 tỷ USD.


Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 14.

Kết quả là trong cả nửa thập kỷ, gần như cả nước Mỹ mang tâm lý đầu tư, ném tiền và đầu tư vào hi-tech. Tỷ lệ số hộ gia đình tại Mỹ đã có khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán dần dần lên tới mức 70%. Số lượng các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) tăng gấp 10 lần khi 359 quỹ mới được thành lập chỉ trong vòng 6 năm từ 1995 đến 2001. Khoản vốn do mỗi VC kiểm soát cũng tăng 3 lần từ 103 triệu USD lên 303 triệu USD, quy mô nhân sự cũng tăng hơn hai lần, đạt mức gần 8500 người/VC.

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 15.

Theo khẳng định của tờ Time, nhiều người thậm chí còn bỏ công việc chính để dành cả ngày sống chết với cổ phiếu hi-tech tại các sàn giao dịch. Chỉ số NASDAQ (có thể hiểu nôm na là giá trị trung bình của các cổ phiếu được giao dịch trên sàn này) liên tục leo thang.

Trong khoảng thời gian này, số vốn đổ vào các hoạt động liên quan tới 2 lĩnh vực IT và Internet là 175 tỷ USD. Các startup Internet của năm 2000 chiếm đến gần một nửa, 84 tỷ USD, tăng gấp... 150 lần so với con số của năm 1994. Trong cơn sốt công nghệ, các ông lớn chuyên về hạ tầng và nền tảng như Microsoft, Oracle, Intel và Cisco đều chứng kiến trị giá của mình tăng chóng mặt. Tháng 12/1999, Microsoft đạt 619 tỷ USD. Năm 2000, Cisco, gã khổng lồ network, đạt 552 tỷ USD trị giá. Một nhà phân tích khẳng định "1000 tỷ USD là mục tiêu nằm trong tầm tay".

Đó thực sự là một giai đoạn mang đậm màu sắc lễ hội cho cả Phố Wall lẫn Thung lũng Silicon. Theo một khảo sát của Liên hiệp Nhà đầu tư Cá nhân ngay trước khi bong bóng vỡ vào đầu năm 2000, 6/7 số người được hỏi vẫn đang tỏ ra cực kỳ lạc quan.


Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 16.

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 17.

Năm 2000 sau đó cũng trở thành năm phình to nhất của bong bóng dot-com. Tại trận đấu bóng bầu dục Super Bowl XXXIV diễn ra ngày 30/1 năm đó, tổng cộng 22 suất chiếu được dành cho 19 công ty dot-com với giá trung bình 2,2 triệu USD/suất. Sự kiện văn hóa, thể thao lớn nhất của nước Mỹ sau này đi vào lịch sử với tên gọi "Dot-Com Super Bowl".

Tệ hại hơn, giữ cái đầu tỉnh táo trong thời đại điên cuồng sẽ buộc bạn phải trả giá đắt. Tính đến đầu năm 2000, Jean-Marie Eveillard mất tới 2/3 khối tài sản quản lý. Quỹ Tiger Funds của Julian Robertson từ chỗ gia tăng quy mô gấp 85 lần trong vòng 3 thập kỷ trước đó phải đóng cửa ngay trước khi bong bóng vỡ. Trong vòng vài năm cuối thập niên 1990, khối tài sản được quỹ GMO của huyền thoại Jeremy Grantham quản lý sụt giảm tới 45%. Điểm chung của các quỹ này: họ khuyến cáo nhà đầu tư tránh xa dot-com.

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 18.

Kinh khủng nhất là trường hợp của một cây viết cho tạp chí MoneyWeek. Cuối năm 1999, Jason Zweig khẳng định rằng các công ty Internet rất có thể sẽ mất tới 90% giá trị. Kết quả: "Hàng tháng trời, mỗi ngày tôi đều nhận được email nói tôi là một thằng ngu, một con khủng long và đủ các loại từ ngữ thô tục khác".


Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 19.

Những tín hiệu bất lợi đã bắt đầu xuất hiện từ trước khi bong bóng dot-com vươn lên đến đỉnh điểm. Cuối năm 1999, CNN bắt gặp một trong hai nhà sáng lập của theglobe.com, Stephan Paternot tại một quán bar cùng cô bạn gái người mẫu Jennifer Medley. Được phỏng vấn tại chỗ, anh này tuyên bố:

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 20.

Sự kiện này khiến cho Paternot trở thành "vị CEO mặc quần da bóng" trong con mắt của báo giới. Cuộc sống phóng túng tại Thung lũng Silicon, nơi nhân viên có thể đi chân đất chơi game cả ngày trong văn phòng bắt đầu bị soi mói. Lúc này, một số người mới nhận ra rằng làn sóng dot-com đang thiếu đi một yếu tố vô cùng quan trọng: con người. Nguồn cung kỹ sư phần mềm xuống cực thấp trong lúc các nhân tài đang bị trói buộc vào các công việc vô nghĩa thông qua những lời hứa hão mang tên "cổ phần".

Trong quý cuối cùng của năm 1999, 3 con số đáng lo ngại được đưa ra: sản lượng thiết bị doanh nghiệp tăng 74%, chi phí xây dựng đã tăng 35% so với năm 1992 nhưng lượng hàng hóa tiêu thụ chỉ tăng 18%. Sau khi sự cố Y2K trôi đi một cách... bình lặng, Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu nhận ra rằng nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng một cách quá "nóng" và vội vã tìm cách tăng lãi suất.

Điều này có nghĩa rằng dòng tiền sẽ sớm sụt giảm, nhưng thế giới hi-tech vẫn bình chân như vại. Ngày 10/1/2000, America Online tuyên bố sáp nhập với Time Warner trong thương vụ trị giá kỷ lục: 163 tỷ USD. Còn điều gì có thể biểu trưng cho sức mạnh khổng lồ của Internet hơn nữa, khi một nhà cung cấp dịch vụ Internet dial-up mua lại một đế chế truyền thông?

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 21.

Ngày 10/3/2000, bong bóng dot-com chính thức đạt tới điểm cực thịnh. Chỉ số NASDAQ đạt tới mức 5048, tăng 83% so với thời điểm 6 tháng trước đó. Nếu tính từ thời điểm 1995, chỉ số NASDAQ đã tăng tới 7 lần! Nhưng chỉ 3 ngày sau mức "đỉnh", sàn giao dịch quy tụ vô số các tập đoàn công nghệ này mở cửa ở mức thấp hơn 4% so với thời điểm đóng cửa của phiên giao dịch trước đó.

Cũng ngay trong tháng 3/2000, vụ kiện chống độc quyền nhằm vào Microsoft bắt đầu ngã ngũ với kết quả bất lợi nghiêng về phía công ty của Bill Gates. Với các khoản bồi thường khổng lồ sắp sửa phải chi trả, Microsoft nhanh chóng chứng kiến cổ phiếu của mình sụt giảm giá trị tới 15%. Do gã khổng lồ này chiếm tới 9,18% trong chỉ số NASDAQ, cả thị trường nhanh chóng bị kéo tụt chỉ vì một phán quyết bất lợi duy nhất.

Bạn muốn trở thành Microsoft, nhưng Microsoft cũng không nằm ngoài sự kiểm soát của luật pháp.

 


Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 22.

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 23.

Bong bóng đột ngột vỡ tan vào ngày 20/3/2000 khi Barron's, một tổ chức tài chính lớn cho đăng tải một bài báo có tên gọi "Burning Up", vạch trần tình trạng của dot-com lúc đó. Theo nghiên cứu trong bài viết, 51 trong số 207 dot-com được quan sát sẽ sớm hết vốn trong vòng 12 tháng tiếp theo. Gần 3/4 trong số 207 công ty này đang phải chịu lỗ và cũng không có khả năng sinh lời trong những tháng tiếp theo.

Đến cả Amazon.com chỉ còn đủ tiền mặt để sống sót qua 10 tháng.

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 24.

Khi tất cả mọi người đều đã bừng tỉnh, lâu đài giấy sẽ sớm sụp đổ. Các nhà đầu tư hiểu rằng thời đại tăng trưởng nóng đã chấm dứt và bắt đầu rút vốn khỏi các dot-com. Vốn giảm, nhu cầu IT cũng giảm sút sau khi Y2K đi qua, chi phí dành cho quảng cáo trực tuyến cũng giảm. Khi doanh thu của các công ty quảng cáo trực tuyến như Yahoo và các công ty hạ tầng như Oracle, Cisco, thị trường càng trở nên ảm đạm, nhà đầu tư càng sợ hãi, chỉ số NASDAQ càng giảm.

Như những quân cờ domino, các dot-com lần lượt đi vào chỗ chết. Ngày 18/5, Boo.com phá sản. 11/6, Pets.com đóng cửa. Ngày 30/9, The Learning Company bị Mattel bán lại với giá 27,5 triệu USD, chỉ vài tháng sau khi thâu tóm với giá 27,5 tỷ USD. FreeInternet.com, ISP lớn thứ 5 nước Mỹ, phá sản tháng 10/2000. Ngày 7/3/2011, eToys chết. Tháng 4/2001, đến lượt Kozmo.com và Flooz.com.

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 25.

 Cuộc đại sụp đổ sẽ diễn ra một cách khốc liệt trong vòng 3 năm từ 2000 đến 2004: không đầy một nửa số công ty IT và Internet sống sót qua cuộc đại khủng hoảng. Amazon chứng kiến giá cổ phiếu giảm từ 107 USD xuống còn 7 USD. Tháng 10/2003, thương vụ sáp nhập "trong mơ" của American Online và Time Warner chính thức trở thành cơn ác mộng khi cả 2 vị CEO phải rời ban quản trị, AOL Time Warner trở lại thành... Time Warner. Trong năm 2002, liên minh AOL-Time Warner phải thực hiện "xóa sổ" 99 tỷ USD trị giá thị trường.

Tại Thung lũng Silicon, số người bị sa thải lên tới mức 200.000. Thành phố San Francisco, nơi từng là trung tâm công nghệ trong thời kỳ dot-com, bỗng chốc trở thành bãi hoang khi 30.000 người bỏ đi chỉ trong vòng vài tháng.

Tại thời điểm cuối năm 2000, chỉ số NASDAQ đã giảm hơn một nửa còn 2471. Đến tháng 9/2002, chỉ số này tiếp tục sụt giảm còn 1173. Nói cách khác, 73% trị giá của cơn sốt dot-com đã bay hơi.

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 26.

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 27.

Giáo sư McAfee, đại học Harvard khẳng định: "Chúng ta sẽ không bao giờ được thấy một làn sóng kết hợp giữa lòng đam mê, các khoản điện tử dồi dào và cả những phỏng đoán điên khùng của thị trường như làn sóng Internet đầu tiên".

Đúng vậy, dot-com là một thời đại quá đặc biệt trong cả lịch sử nước Mỹ. Nỗi sợ hãi và tò mò dành cho Internet cũng như sự cố Y2K đến gần đưa nhu cầu đầu tư vào hạ tầng IT tăng cao đột biến, cùng lúc các đột phá của Netscape và Internet Explorer cũng như định luật Moore giúp Internet trở thành sân chơi "mở" của hàng triệu người. Những ấn tượng mơ hồ về Internet thời đại mở cửa khiến cho hàng loạt startup ra đời với những mô hình hoạt động hoàn toàn xa rời thực tế, các nhà đầu tư mờ mắt chạy theo các IPO có giá trị "ảo" mà không nhận ra rằng nguồn vốn, nguồn lực con người là cực kỳ giới hạn.

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 28.

Cơn sốt dot-com qua đi đã để lại cho các công ty công nghệ vô số di sản Khi cơn sốt đi qua, Jeff Bezos cũng nhận ra rằng phần lớn máy chủ của Amazon đang bị bỏ phí. Tháng 3/2006, đám mây AWS chính thức ra đời, cuộc đua điện toán đám mây chính thức khởi động, nhấn chìm các tên tuổi gắn liền với hạ tầng IT như Cisco và Sun Microsystems.

Cũng giống như trường hợp của Cisco, sự suy yếu của Microsoft sau dot-com là một nhân tố quan trọng trong quá trình vươn lên mạnh mẽ của Apple và Google trong thế kỷ mới. Một Microsoft đang mâu thuẫn nội bộ trầm trọng và bệ rạc vì giá cổ phiếu (vốn là nguồn tài sản quan trọng của nhiều nhân viên) đã không thể có câu trả lời xứng đáng dành cho Google Search, iPod và đặc biệt là iPhone. Ra đời trong thời đại bong bóng (1998), Google cũng khôn khéo chờ đợi đến khi có lãi mới IPO. Từ đó đến nay, gã khổng lồ tìm kiếm đi qua một chặng đường màu hồng để vươn lên vị trí số 2 thế giới, sau Apple.


Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 29.

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 30.

Nhưng có lẽ quan trọng nhất là bài học xương máu về giá trị của công nghệ. Cũng giống như dot-com, gần như các cuộc đại khủng hoảng kinh tế trước đó đều là do các đột phá công nghệ mang tới và con người lúng túng không thể định đoạt được giá trị của chúng. Suy thoái 1930 là do radio, xe hơi và máy bay mang lại. Dot-com là do Internet.

Và hiện tại, chúng ta có Internet of Things, xe tự lái và tiền ảo. Tesla đã vươn lên trở thành thương hiệu xe hơi số 1 nước Mỹ khi chưa được nổi một đồng lãi. Uber là 1 trong 10 startup số 1 thế giới khi liên tục đốt hàng tỷ USD từ năm này qua năm khác. Hàng loạt startup đã thay đổi thế giới bằng các ý tưởng tuyệt vời và rồi chìm vào quên lãng: Box, Dropbox, Evernote v...v... "Gọi vốn" vẫn là cụm từ tương đương với "thành công" cho đến khi startup tìm được cách khoe khoang giá trị mới: ICO, gắn số phận của công ty với tiền ảo.

Cùng nhìn lại bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, 20 năm trước Bitcoin và startup - Ảnh 31.

Như thế, 15 năm từ Dot-com tới cuộc đại chuyển giao sắp đến, chúng ta vẫn mù mờ về giá trị công nghệ. Thị trường công nghệ phần nhiều vẫn xây trên những cuộn giấy mang tên hy vọng thay vì những viên gạch doanh thu, lợi nhuận chắc chắn.


Gia Cường
Tom
Theo Trí Thức Trẻ27/10/2017