Biến đổi khí hậu khiến những ngày đầu tháng 11 ở Hà Nội vẫn nóng không khác gì những ngày hè. Chán ngán với kiểu thời tiết này, tôi cùng 2 người bạn bàn nhau tổ chức một chuyến đi ‘tránh nóng’ tới “Thành phố trong sương” Sapa! Giống hệt một ‘chuyến đi bất ngờ’ khác tới Sa Pa vào 2 năm trước, lần này tôi vẫn quyết tâm để chiếc máy ảnh của mình ở nhà và chỉ đem smartphone đi để ghi lại những khoảnh khắc đẹp cho ‘nhẹ người’.
Và lần này, sản phẩm được chọn là OPPO Find X8 Pro - dòng camera-phone đầu bảng mới ra mắt và cũng được giới thiệu là hướng tới những người yêu thích khám phá.
Là một người thích những chuyến đi theo kiểu ‘xách ba lô lên và đi’, tôi thường không có kế hoạch định sẵn mà chỉ vừa đi vừa tìm những địa điểm hay để tới. Cũng vì vậy mà chiếc smartphone tôi đem đi để lưu lại khoảnh khắc đẹp cần phải đáp ứng được một tiêu chí quan trọng: Phải có sự đa năng về tiêu cự để gặp trường hợp bất ngờ nào cũng có góc để chụp.
Với một chiếc smartphone thuộc phân khúc flagship như Find X8 Pro thì điều này quá đơn giản! Máy trang bị tới 4 camera độ phân giải cao 50MP, bao gồm góc thường (23mm f/1.6), góc siêu rộng (15mm f/2) và lên tới 2 camera zoom xa là 3x (73mm f/2.6) và 6x (135mm f/4.3). Chưa dừng lại ở đó khi máy trang bị thuật toán zoom điện tử để đạt được mức zoom lên tới 120x, chả thua kém bất cứ một lựa chọn nào khác trên thị trường!
Trong chuyến đi lần này, không có bất cứ camera nào là không được tôi sử dụng hết. Camera siêu rộng được tôi dùng để chụp những cảnh quan rộng lớn như Nhà thờ Đá, những cánh đồng ruộng bậc thang bạt ngàn hay thác Tiên Sa ở bản Cát Cát. Find X8 Pro xử lý hiện tượng méo ở camera siêu rộng tốt, nên những vật nằm ở viền ảnh không bị biến dạng, nhìn tổng thể bức ảnh cũng tự nhiên và giống như nhìn bằng mắt thường.
Camera góc thường được tôi sử dụng nhiều nhất để chụp những món ăn, chụp ‘xóa phông’ cho bạn bè. OPPO từ lâu đã được đánh giá cao về chất lượng ảnh chân dung xóa phông, và tới Find X8 Pro thì tất nhiên cũng không phải ngoại lệ. Những bức ảnh có phần hậu cảnh phức tạp, người được chụp có tóc bay và đeo kính nhưng máy vẫn nhận diện được chính xác để xóa phông.
Trong chuyến đi lần này, tôi nghĩ rằng mình sẽ ít sử dụng tính năng zoom vì nghĩ rằng sẽ chỉ chụp người, đồ ăn và các cảnh quan rộng. Nhưng cuối cùng, 2 camera zoom của Find X8 Pro lại được tôi sử dụng ‘hết công suất’ trong cả chụp phong cảnh (chụp ‘với’ tới những cảnh đẹp ở xa), sử dụng thêm góc chụp chân dung và đặc biệt là chụp những động vật hoang dã.
Có 2 camera zoom 3x và 6x nên ở chính xác 2 khoảng zoom này máy sẽ cho hình ảnh nét nhất, điều này là không phải bàn cãi! Khi zoom ra xa hơn, máy sẽ phải sử dụng thêm thuật toán làm nét, và sẽ mất dần chi tiết ‘thật’ khiến ảnh bị bệt. Trong chuyến đi này, tôi thường chỉ zoom tối đa lên tới 20 - 30x, nếu như cố ‘với’ xa hơn nữa thì ảnh bắt đầu gặp hiện tượng mờ, bệt - vẫn có giá trị lưu giữ nhưng đã không còn đủ đẹp để khoe lên mạng xã hội nữa rồi!
Có 2 camera zoom 3x và 6x nên ở chính xác 2 khoảng zoom này máy sẽ cho hình ảnh nét nhất, điều này là không phải bàn cãi! Khi zoom ra xa hơn, máy sẽ phải sử dụng thêm thuật toán làm nét, và sẽ mất dần chi tiết ‘thật’ khiến ảnh bị bệt. Trong chuyến đi này, tôi thường chỉ zoom tối đa lên tới 20 - 30x, nếu như cố ‘với’ xa hơn nữa thì ảnh bắt đầu gặp hiện tượng mờ, bệt - vẫn có giá trị lưu giữ nhưng đã không còn đủ đẹp để khoe lên mạng xã hội nữa rồi!
Ngay từ khi chụp những bức ảnh đầu tiên với Find X8 Pro, tôi nhận ra một điều đó là cách điều chỉnh màu sắc của máy khác khá nhiều so với những dòng máy tầm trung của hãng. Thông thường, smartphone từ OPPO có cách pha màu ảnh khá đậm, cũng như đẩy mạnh độ tương phản nên gây ấn tượng mạnh ngay từ lúc chụp.
Dòng Find X, trong đó có Find X8 Pro dường như trở lại với tư duy chỉnh sửa màu sắc giống máy ảnh, đó là cố gắng giữ lại sự tự nhiên, cân bằng nhất có thể. Màu ảnh từ máy không đẩy mạnh độ đậm, tương phản cũng chỉ nằm ở mức trung bình. Cách đo sáng của máy thiên về hướng tối, cố gắng cứu phần sáng (highlight) để không bị cháy sáng nên nhìn ảnh cũng hơi trầm, không ‘đập vào mắt’ ngay từ lần nhìn đầu tiên.
Nói như vậy không có nghĩa là Find X8 Pro không có khả năng ‘chụp ăn liền’ như những smartphone khác. Để làm được điều này hãng cũng đã trang bị rất nhiều những bộ filter màu khác nhau, có thể lựa chọn ngay từ lúc chụp hoặc chọn lại khi xem ảnh. Trong quá trình sử dụng thực tế, mỗi filter lại phù hợp với một cảnh, dành thời gian để lựa chọn sao cho đúng thì ta sẽ có bức ảnh đẹp nhất.
Cuộc đua AI vẫn đang nóng lên từng ngày, và OPPO cũng đang gấp rút phát triển những tính năng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ cho nhiếp ảnh. Find X8 Pro năm nay đem tới 4 tính năng: Tẩy AI, AI Xóa phản chiếu, AI sửa lỗi mờ và AI tăng cường độ rõ nét.
Tính năng AI tăng cường độ rõ nét không được tôi sử dụng nhiều, vì đã cảm thấy những bức ảnh chụp mặc định và ở chế độ độ phân giải cao 50MP của máy đã có quá đủ chi tiết rồi. Sử dụng trên thực tế, sự khác biệt giữa trước và sau khi nâng cấp cũng khá là nhỏ, một khi đã đăng lên mạng xã hội thì sẽ không ai thấy được!
Tẩy AI tôi đã được trải nghiệm sớm từ Reno12 Series được ra mắt từ giữa năm nay, rất có ích khi đi du lịch vì có thể xóa bớt đi đám đông ở các điểm du lịch, hay những người đã ‘photobomb’ khi đang chụp chân dung. Tính năng này hoạt động khá chính xác, nếu như máy không tự nhận diện được thì ta cũng chỉ cần khoanh tròn đối tượng cần xóa trong ‘tích tắc’ là xong.
Xóa phản chiếu cũng là một tính năng khá hay hướng tới những bạn thích du lịch, cho phép máy tự nhiên nhận và xóa đi những bóng mờ phản chiếu khi chụp ảnh qua kính. Tính năng này được tôi sử dụng cho những ảnh bắt buộc phải chụp qua kính, như ngồi trên xe ô tô, chụp cảnh qua kính của quán cafe…
Cuối cùng, AI Sửa lỗi mờ cho phép sửa những hình ảnh bị mờ, nhòe do vật được chụp di chuyển qua nhanh hoặc người chụp bị rung tay. Dùng thử trên thực tế, tính năng này hoạt động khá tốt và khôi phục được một vài bức ảnh mà tôi tưởng là phải ‘vứt sọt rác’ rồi. Tuy vậy tôi không có cơ hội dùng tính năng này nhiều, vì những smartphone thế hệ mới như Find X8 Pro đã có tốc độ chụp nhanh, khả năng giảm mờ do chuyển động ngay từ lúc chụp hiệu quả rồi nên ít có ảnh bắt buộc phải ‘cứu’ bằng AI.
Được giới thiệu lần đầu từ Find X5 Pro, X-Pan trên Find X8 Pro đến nay vẫn là chế độ chụp ảnh ra ‘vibe’ nhất. Cho những bạn chưa biết, chế độ này giả lập ảnh chụp từ máy ảnh Hasselblad X-Pan, có tỷ lệ lên tới 65:24 tức là dài về chiều ngang hơn rất nhiều so với tỷ lệ thông thường là 16:9 và 4:3.
Trong chuyến đi lần này, có 2 yếu tố ở Find X8 Pro nghe thì không liên quan đến vấn đề chụp ảnh lắm nhưng cũng ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm: Thời lượng pin và độ bền. Chuyến đi này chúng tôi đi trong 2 ngày 1 đêm, và trong suốt quá trình này tôi không sạc máy nhưng khi về đến nhà Find X8 Pro vẫn còn tới gần 50% pin!
Tất nhiên rồi, do đem theo cả các smartphone khác để trải nghiệm nữa nên Find X8 Pro không phải là chiếc smartphone duy nhất tôi sử dụng, và đa phần thời gian với máy cũng dùng để chụp ảnh - sẽ không tốn pin nhiều bằng việc xem Livestream liên tục hoặc chơi game, nhưng cũng đã cho thấy viên pin Silicon-Carbon dung lượng tới 5910 mAh đã hoạt động một cách hiệu quả.
Trong chuyến đi, máy cũng bị tôi quăng quật khá nhiều chứ không hề ‘nâng trứng hứng hoa’. Máy được thả rơi tự do từ trên bàn xuống sàn gỗ 1 vài lần, khi đi qua núi đường nhiều ổ trâu ổ gà cũng làm rơi xuống những nơi có bùn đất. Cuối cùng thì máy vẫn không ‘hề hấn’ với chuẩn kháng nước, bụi IP68 / IP69 cũng như chuẩn độ bền quân đội MIL-810H.
Trải nghiệm chụp ảnh chất lượng cao với camera mới chỉ là 1 phần, có lẽ phải hội tụ đủ tất cả những yếu tố này thì OPPO mới dám gọi Find X8 Pro là chiếc smartphone dành cho những người yêu thích khám phá được!