Mười một năm trước, Samsung Electronics đã vượt qua đối thủ cũ Sony để trở thành số một về TV tinh thể lỏng (LCD). Tại thời điểm đó, đây thực sự là một cú sốc lớn vì Samsung lúc bấy giờ vốn được biết đến nhiều hơn trong thế giới doanh nghiệp vì là hãng cung cấp chip nhớ, một mặt hàng không được đánh giá đúng mức cả lúc đó và hiện tại. Còn trên thị trường phổ thông, tên tuổi của họ được nhớ đến nhờ những chiếc feature phone dạng trượt để thách thức Nokia và Motorola.
Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 1.

Nhưng ít ai ngờ sau thời điểm gây sốc đó, vị trí Ông vua công nghệ không chỉ ở Hàn Quốc mà còn trên thế giới bắt đầu trở nên quen thuộc với Samsung. Nó kích thích đà tăng trưởng cho công ty khi sự tự tin giờ đã lan tỏa và ăn sâu vào máu của họ. Ngày nay, Samsung là đối thủ duy nhất của Apple trên thị trường smartphone và bộ phận chip nhớ của công ty đã trở thành một cỗ máy in tiền khổng lồ.

Đó cũng là thời điểm ngành công nghiệp TV toàn cầu đang trải qua sự biến đổi sâu sắc. Màn hình máy tính, smartphone, tablet và internet đang đe dọa đến ngôi vua của chiếc TV trong mỗi hộ gia đình. Không những vậy, các công nghệ màn hình mới liên tiếp nổi lên khiến việc lựa chọn hướng đi đúng đắn trở thành một yêu cầu sống còn đối với ngôi vị của Samsung trên thị trường TV.

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 2.

Sự biến động từ thế giới công nghệ còn khiến kỳ vọng của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng. Các màn hình hiển thị sắc nét và màu sắc phong phú không còn là các tiêu chí để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm nữa. Khi tìm mua một chiếc TV, người dùng mong muốn nhận được nhiều hơn nữa, thay vì chỉ là một màn hình hiển thị.

Các thách thức này sau đó đã khiến nhiều đối thủ của họ, như các ông lớn trong ngành điện tử Nhật Bản, phải gục ngã. Điều đó càng khiến tập đoàn Samsung nói chung và bộ phận kinh doanh Hiển thị Hình ảnh Visual Display (bộ phận VD) nói riêng hiểu rằng, đạt được vị trí số một không phải là tất cả, và họ cần phải vượt qua các thách thức đó để có thể tiếp tục hành trình của mình.

 


Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 3.

Mong muốn của người dùng về một chiếc TV với hình ảnh chân thực như cuộc sống sẽ không bao giờ thay đổi. Đó cũng là lý do vì sao ông Changbae Park, Giám đốc cấp cao về phát triển sản phẩm tại bộ phận VD, cho rằng việc Samsung giới thiệu chiếc TV công nghệ chấm lượng tử hay QLED TV (trước đó còn được gọi là TV SUHD) vào năm 2015, chính là một tuyên bố về việc tương lai nằm ở đâu.

Samsung cho rằng công nghệ OLED không phải là hoàn hảo. Ông Park cho biết, OLED sử dụng vật liệu hữu cơ, vì vậy về cơ bản, chúng sẽ giới hạn tuổi thọ của màn hình và gây ra hiện tượng lưu ảnh (hay burn-in). "Hãy hỏi bất kỳ nhà bán lẻ nào về burn-in, họ đều biết về nó."

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 4.

"Chúng tôi kết luận rằng OLED đã đi vào ngõ cụt." Ông Park cho biết. "Có rất nhiều vấn đề cơ bản với OLED, ví dụ như hiện tượng lưu ảnh (hay burn-in), đặc biệt là với các TV màn hình lớn trên 65-inch, vốn rất khó để vượt qua và độ sáng hạn chế làm nó không thể có được tính năng HDR (dải mầu cân bằng động).

" Và đó là lúc Samsung giới thiệu những chiếc TV LCD chấm lượng tử (TV QD). Chỉ bằng cách phủ thêm một lớp phim QD lên tấm nền LCD sẽ giúp tăng cường độ chính xác về mầu sắc và dải mầu. Do sử dụng các vật liệu vô cơ có độ ổn định cao hơn, nghĩa là QLED TV sẽ không gặp phải các vấn đề như công nghệ OLED đang gặp phải."

Samsung đã bắt đầu nghiên cứu công nghệ cốt lõi cho vật liệu tấm phim QD từ 10 năm trước đó cho các ứng dụng hiển thị. Trong khi Sony đã từ bỏ màn hình LCD QD vào năm 2013 do nhu cầu phải sử dụng đến Cadmium, một nguyên tố có hại với con người, nhưng Samsung đã tìm ra cách vượt qua được thách thức đó. (Trước đó Sony cũng từ bỏ việc theo đuổi TV OLED vào năm 2010).

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 5.

Sự khác biệt về dải mầu sắc, độ sáng và độ chân thực giữa QLED TV và OLED TV.

Ông Park bổ sung thêm. "Chúng tôi tin rằng, cuối cùng, những người chạy theo phong trào OLED sẽ chuyển sang QLED, và bám theo sự dẫn dắt của chúng tôi." 

"Trong nội bộ công ty, chúng tôi có một lộ trình. Tôi không muốn khi nào, nhưng chúng tôi đang hướng tới một công nghệ thậm chí còn tinh vi hơn với các diode chấm lượng tử tự phát sáng. Nó sẽ đến nhanh hơn nhiều so với mọi người nghĩ." Các đèn nền sẽ bị loại bỏ và vật liệu QD sẽ tự phát sáng.

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 6.

 

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 7.

Một trong những lợi thế quan trọng của OLED so với QLED là mức độ sâu của màu đen. Ông Park thừa nhận rằng OLED có màu đen tốt hơn QLED khi ở trong bóng tối, nhưng liệu phần lớn người tiêu dùng có thực sự xem TV trong bóng tối không?

Samsung khảo sát người vừa mới mua TV trong vòng ba tháng qua trên 5 quốc gia – Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Mexico và Việt Nam. Bảng khảo sát yêu cầu người mua chọn ra một trong ba câu sau đây, mô tả đúng nhất về cách họ xem chiếc TV họ vừa mới mua: trong môi trường sáng với ánh đèn bật, trong môi trường thiếu sáng với ánh sáng đã được điều chỉnh, và trong môi trường tối với tất cả ánh sáng đều tắt.

Ở Hàn Quốc, 46,8% người được hỏi cho biết họ xem TV trong môi trường sáng, trong khi 32% cho biết họ xem trong môi trường thiếu sáng, và 21,2% cho biết họ tắt hết ánh sáng. Còn ở Mỹ, con số tương ứng là 16,4%, 49,6% và 34%. Ở Đức, con số này là 17,2%, 56,8% và 26%. Ở Mexico, con số tương ứng là 16,8%, 41,6% và 41,6%. Còn ở Việt Nam, con số là 46%, 46,8% và 7,2%.

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 8.

Tổng thể, Samsung nhận ra rằng hai phần ba người tiêu dùng toàn cầu thường xuyên xem TV với ánh sáng bật hoặc thiếu sáng, nhưng không bao giờ bị tắt hoàn toàn.

Chỉ khi ánh sáng hoàn toàn tắt, màu đen trên OLED mới thực sự nổi bật, và vì vậy, công ty cho rằng, những ưu thế này có rất ít tác dụng. Hội kỹ thuật ánh sáng IES của Mỹ (illuminating Engineering Society) và Viện tiêu chuẩn của Đức DIN khuyến cáo ánh sáng phòng khách nên để ở mức 50-100 lux. Ngoài ra, Hiệp hội tiêu chuẩn Hàn Quốc cũng đề nghị mức sáng từ 150-300 lux.

Không dừng ở đó, Samsung còn quan tâm đến việc mở rộng sang khả năng HDR, một yếu điểm của TV OLED khi so sánh với QLED. Vào đầu năm nay, công ty hợp tác với Amazon về HDR10, và giờ Samsung còn làm việc với Hollywood để biến nó thành một tiêu chuẩn trong việc làm phim.

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 9.

"HDR đang được các nhà sản xuất màn hình, truyền hình, nội dung đa phương tiện và ngành công nghiệp phim ảnh đặc biệt quan tâm." Ông Park cho biết. "Chất lượng hình ảnh chân thực là chìa khóa để tối đa hóa tiềm năng của HDR. Bạn cần dải màu và mật độ màu rộng hơn. Giới hạn cho độ sáng và độ rộng dải màu sẽ ngày càng cao hơn, và QLED (công nghệ Samsung tuyên bố có thể đạt độ sáng tới 2.000 nit) là công nghệ duy nhất có thể làm được điều này. QLED cũng giảm mức độ phản xạ ánh sáng xuống mức độ rất thấp, vì vậy sẽ tạo ra màu đen được tối ưu cho các điều kiện sáng khác nhau."

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 10.

TV QLED hiện chiếm 6% tổng lượng hàng xuất xưởng của Samsung trong năm 2016, với doanh thu chiếm đến 16%. Con số của năm nay đã tăng gần gấp đôi – với sản lượng chiếm khoảng 10% tổng lượng xuất xưởng của Samsung trong tháng Sáu và chiếm đến 23% doanh thu. Ở Việt Nam, những con số cũng đang ủng hộ Samsung. Trong quý I/2017, số lượng TV QLED bán được tăng trưởng tới 97%, cao nhất ở khu vực Đông Nam Á.

"Tỷ lệ lợi tức cho các vật liệu chấm lượng tử đã tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2015." Ông Park cho biết thêm. "Giống như TV LED trước đây, khi chúng tôi có được chi phí hiệu quả hơn và nhận được đón nhận tích cực từ người dùng, và cuối cùng các TV QLED sẽ trở thành một sản phẩm của thị trường đại chúng." "Chúng tôi tin rằng QLED sẽ là tương lai của TV. Cả ngành công nghiệp sẽ theo sau."

Ông Kim Hyun-suk, chủ tịch của bộ phận VD – người đứng đầu bộ phận TV tại Samsung, cho biết. "Bằng cách tăng cường bước chạy đà này, chúng tôi sẽ cam kết giữ vững vị thế của mình với tư cách là nhà sản xuất TV hàng đầu thế giới."

 


Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 11.

Đứng trước các thách thức về vai trò của TV trong cuộc sống hàng ngày, Samsung tin rằng TV như một màn hình đơn thuần là không đủ, nó phải là nơi hội tụ của nhiều điều khác nữa. Đó là lúc họ đưa ra khái niệm về TV hội tụ, nhưng nó là nơi hội tụ của những điều gì?

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 12.

Bà Sangsook Han, phó chủ tịch của nhóm kinh doanh dịch vụ trong bộ phận VD, cho biết. "Mọi người biết họ muốn uống nước. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu họ muốn nước nóng hay lạnh, trong chai hay trong cốc? Vì vậy, điều chúng tôi thấy quan trọng ở đây là "như thế nào"?"

Đầu tiên năm 2010, Samsung đưa cửa hàng ứng dụng vào trong các TV hội tụ, và năm tiếp theo, nó được đổi tên thành TV thông minh (smart TV). "Cách làm này đã hiệu quả cho điện thoại, vì vậy chúng tôi nghĩ rằng, sao lại không thể có một chiếc TV thông minh chứ." Bà Han cho biết. "Ban đầu, chúng tôi nghĩ về nó giống như một phiên bản smartphone dành cho TV."

"Chúng tôi đã không suy nghĩ đủ nghiêm túc để nhận ra rằng, những người sử dụng TV có các kỳ vọng khác với người sử dụng smartphone." Vị phó chủ tịch nói. "Đó là một bài học kinh nghiệm. Khi nhìn lại, tôi nghĩ nó là một nỗ lực đáng giá. Nó không gia tăng lợi nhuận cho chúng tôi, nhưng nó cho thấy cam kết của chúng tôi trong việc thử làm điều gì đó mới mẻ như người dẫn đầu.

" Phản ứng ban đầu đối với TV thông minh là sự hờ hững trên toàn cầu. Nó được cho là quá cường điệu, với các tính năng quá thô sơ, không phù hợp với cách người dùng tương tác với TV. Và nhu cầu còn rất nhỏ so với ngày nay.

Vì vậy, việc thử nghiệm lại được tiếp tục. Từ việc đưa các tính năng smartphone vào trong một chiếc TV, công ty tạo ra các dịch vụ mới dành riêng cho phần cứng của TV. Họ thêm vào Family Story, một ứng dụng để chia sẻ hình ảnh giữa các thành viên trong gia đình.

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 13.

Giao diện rối rắm và phức tạp đến mức khó có thể gọi nó là "Smart".

Năm 2012, họ bổ sung thêm camera để cho phép người dùng xem lại việc tập thể dục trên màn hình (tính năng sau đó bị loại bỏ do liên quan đến tính riêng tư). Năm 2013, Samsung ra mắt HiTV, tính năng mang lại các đoạn đối thoại đơn giản giữa người dùng với TV – "một dịch vụ đi trước thời gian". Nhưng tất cả các dịch vụ này đều không kéo dài được lâu.

"Những gì chúng tôi nhận ra là người dùng không thực sự muốn điều gì đó quá mới mẻ." Bà Han cho biết. "Và chúng tôi cũng nhận ra rằng TV là một phương tiện để bạn xem, không phải một phương tiện để bạn sử dụng. Giống như điện thoại, bị động nhiều hơn là chủ động."

"Vì vậy bài học cốt lõi của chúng tôi ở đây là, đầu tiên đừng quên chức năng chính của TV là gì – một cái gì đó để xem. Người tiêu dùng muốn các nội dung đa phương tiện hơn bất cứ điều gì khác. Và thứ hai, bạn không thể thay đổi cách người dùng xem TV, hầu hết sẽ ở trên một chiếc sofa, với chỗ ngả lưng."

"Nhiều người nhận ra các tính năng rất khó sử dụng. Và bạn không thể gọi nó là chiếc TV thông minh khi yêu cầu người tiêu dùng phải thông minh hơn để sử dụng nó. Bạn phải để họ làm theo cách của họ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng và nhu cầu của họ. Chúng tôi muốn mọi thứ thật dễ dàng."

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 14.

Đồng thời vào lúc đó, nhu cầu cho các dịch vụ internet tiếp tục gia tăng. Theo các cuộc khảo sát của Samsung vào năm 2012, nhu cầu về dịch vụ internet đứng thứ 10 trong số tất cả các nhu cầu của người tiêu dùng. Năm 2014, nó nhảy lên vị trí thứ 6 và năm 2016, nó đạt tới vị trí thứ 4.

Năm 2017, nhu cầu cho các dịch vụ internet, chủ yếu là stream nội dung qua internet, được xếp hạng giữa 2 và 3. "Mục tiêu là cho người tiêu dùng những gì họ muốn. Vì vậy, hiện nay chúng tôi không thể quay lưng lại với TV thông minh." Nhưng họ cần một định hướng mới.

 

 

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 16.

Sau các thử nghiệm vào những năm 2012 và 2013, năm 2014 là thời điểm Samsung nhấn nút khởi động lại hoạt động của mình. Sau hàng loạt nghiên cứu, công ty nhận ra rằng người tiêu dùng đánh giá một chiếc TV thông minh dựa trên hàng loạt tiêu chí - từ việc bật lên cho đến khi tắt nó đi – thay vì các dịch vụ riêng lẻ.

Vì vậy trọng tâm giờ được đặt vào trải nghiệm người dùng, từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Trong khi đó, dịch vụ được tập trung vào nội dung đa phương tiện. Nói một cách đơn giản, mục tiêu, lúc đó cũng như bây giờ, là trở thành một hub - cổng trung tâm nội dung dễ sử dụng.

Để chuẩn bị, công ty đưa hệ điều hành Tizen vào toàn bộ sản phẩm TV của họ trong năm đó, và năm tiếp theo, ra mắt chiếc điều khiển từ xa One Remote và Smart Hub – cũng như một UI được đơn giản hóa khi tập hợp tất cả nội dung số vào một menu dễ nhìn với các hình ảnh xem trước.

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 17.

Mục tiêu là làm trải nghiệm với TV thông minh trở nên thông minh hơn mà không làm người dùng khó chịu. Công ty cũng bổ sung tính năng ra lệnh bằng giọng nói và điều khiển bằng smartphone, để giúp người dùng tiếp cận nội dung số nhanh hơn. Ngày nay, người dùng có thể điều khiển TV của họ thông qua chiếc Galaxy S8 hoặc chiếc Galaxy Note8 mới ra mắt thông qua ứng dụng Smart Hub.

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 18.

Tizen - nền tảng cho hệ sinh thái trên TV Samsung.

Các hình ảnh xem trước giờ được các đối tác nội dung tự quyết định, ví dụ như Netflix hay Amazon. "Vì vậy, thay vì tạo ra các dịch vụ mới, chúng tôi mời gọi các nhà cung cấp nội dung sử dụng TV thông minh của chúng tôi như nền tảng trung tâm của họ để triển khai dịch vụ. Chúng tôi không muốn ép buộc người dùng phải sử dụng dịch vụ của mình nữa."

"TV thông minh là một hệ sinh thái, ý tôi muốn nói là nó chỉ có thể hoàn thiện được thông qua sự hợp tác và liên lạc với các phòng khác." Bà Han cho biết. "Bên trong công ty, các nhóm phần cứng, phần mềm, UX, UI, dịch vụ và các mảng kinh doanh khác bên cạnh bộ phận VD đang làm việc cùng nhau. Bắt đầu từ năm 2014, chúng tôi đã mở rộng việc hợp tác này với các đối tác bên ngoài. Thái độ cơ bản của chúng tôi đã thay đổi. Và từ 2016, những chiếc TV thông minh của chúng tôi đã được đón nhận nồng nhiệt hơn."

Theo bà Han, các đối tác nội dung OTT, các hãng phim và các hãng trò chơi điện tử đang đánh giá lại TV như một trung tâm nội dung. "Facebook giờ đã có ứng dụng TV độc quyền cho chúng tôi. Chỉ vài năm trước, điều này thật ngoài sức tưởng tượng. Các nhà sản xuất nội dung đang nhìn thấy giá trị của TV thông minh mới và cách nó có thể giúp họ tiếp cận tới tập người dùng rộng lớn hơn."

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 19.

Xu hướng hội tụ trên bản điều khiển One Remote của Samsung.

 

 

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 20.

11 năm đóng vai trò là nhà cung cấp hàng đầu đã thay đổi mạnh mẽ các quá trình nội bộ. Cũng như chất lượng hình ảnh và sự hội tụ các tính năng thông minh khác, thiết kế và những yếu tố hình dạng trở nên ngày càng quan trọng hơn.

"Khi chúng tôi là kẻ bám đuôi nhanh nhẹn, mọi việc dễ dàng hơn nhiều." Ông Park của nhóm Chiến lược Sản phẩm, cho biết. "Chúng tôi thấy mọi thứ người khác làm thật logic với nhau. Tất cả những gì chúng tôi phải lo chỉ là từng bước cải thiện chất lượng hình ảnh. Giờ mọi thứ bắt đầu với óc tưởng tượng."

"Về cơ bản, những gì chúng tôi làm trong nhóm Chiến lược Sản phẩm là bắt đầu với một khái niệm. Chúng tôi cố gắng nhìn xa hơn các quy ước về TV. Chúng tôi tìm kiếm các giá trị mới để TV có thể tạo ra trong cuộc sống người dùng." Ông Park giải thích.

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 21.

Kể từ chiếc Samsung Bordeaux năm 2006, thiết kế giờ đây đã trở thành một yếu tố hình dạng trong mỗi sản phẩm tivi của hãng.

"Vì vậy, chúng tôi nhìn vào lối sống hàng ngày của họ và nghĩ nhiều về thiết kế và yếu tố hình dạng để cuối cùng nó sẽ trở thành một phần trong lối sống của họ. Vấn đề không chỉ là chất lượng hình ảnh nữa. Nó còn là về hình dạng và những gì TV có thể làm."

Dấu ấn đầu tiên của cách tiếp cận đó là chiếc TV Bordeaux ra mắt năm 2006, nổi tiếng nhờ vào thiết kế khung lấy cảm hứng từ ly rượu bằng pha lê. Nó đã trở thành cú hit giúp Samsung qua mặt Sony. Từ đó, cách tiếp cận đặt trọng tâm vào thiết kế bắt đầu trở thành một yếu tố làm nên sản phẩm.

Bước thay đổi lớn đầu tiên về hình dạng đến từ chiếc Curved TV, với một màn hình cong đặc trưng lần đầu tiên xuất hiện trong một sản phẩm cao cấp. Thiết kế cong của màn hình TV giúp tối ưu được góc nhìn hơn, khi ngồi tại chính giữa TV thì các điểm ảnh trên màn hình gần như bằng nhau, mắt của người dùng không phải điều tiết thay đổi khoảng liên tục như khi xem trên màn hình phẳng. Do vậy mắt đỡ bị mỏi hơn. Thêm vào đó, "bẻ cong" cạnh màn hình hướng thuận lợi cho người xem chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy góc nhìn được làm rộng hơn so với một chiếc TV phẳng. Nếu xét về độ dài thực của TV màn cong ép thẳng ra theo mặt phẳng thì chắc chắn diện tích bao phủ chiếu đến mắt sẽ lớn hơn TV thông thường, kể cả khi nhìn qua bên ngoài có vẻ giống nhau.

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 22.

Năm nay, công ty lại ra mắt chiếc Frame TV, với màn hình như được đặt trong một khung tranh có thể gắn hoặc treo trên tường.

"Nó không chỉ là một yếu tố hình dạng," bà Han cho biết. "Chiếc Frame TV còn có một kho lưu trữ các bức tranh, và nhờ vào các ưu điểm về chất lượng hình ảnh sắc nét và tính năng thông minh, người dùng có thể sử dụng nó như một bộ sưu tập nghệ thuật để trang trí cho căn phòng của họ."

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 23.

Samsung còn cho thấy, những màn hình lớn còn có nhiều ý nghĩa hơn chỉ là trong một chiếc TV. Khi giới thiệu ý tưởng Safety Truck, hãng đã đặt các màn hình lên phía sau xe tải, để các ô tô đi phía sau có thể nhìn được đường phía trước. Các màn hình LED khổng lồ đang được lắp đặt trên sân vận động và các rạp chiếu phim, trong khi màn hình dẻo mới chỉ được sử dụng ở dạng nguyên mẫu, do tỷ suất sản lượng thấp đang cản trở việc thương mại hóa sản phẩm đó.

"Các dự án này không phải vì lợi nhuận. Nó là về vị trí dẫn đầu. Chúng tôi phải tưởng tượng ra chúng, áp dụng chúng và xem xem liệu chúng có hiệu quả hay không."

"Samsung đã là người dẫn đầu trong ngành công nghiệp TV 11 năm liên tiếp." Ông Park bổ sung thêm. "Một phần của việc này bắt nguồn từ nỗ lực liên tiếp của chúng tôi để khám phá các khả năng sử dụng mới. Công nghệ và sự sáng tạo đều rất quan trọng. Các dự án này không phải là các mánh lới quảng cáo. Chúng là những thử nghiệm của chúng tôi. Nhiều thử nghiệm đã thất bại. Nhưng đó không phải là vấn đề. Vấn đề là chúng tôi tiếp tục cố gắng và tìm ra người tiêu dùng muốn gì."

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 24.

Quả thực, Samsung đã đáp ứng được những mong mỏi của người dùng sau những thử nghiệm đó. TV QLED ra đời với thiết kế vô cùng xuất sắc và đặc biệt nhất là phục vụ được người dùng theo đúng những gì họ cần nhất. Ghét những sợi dây sau TV loằng ngoằng rắc rối? Tất cả đã bị triệt tiêu với thiết kế tối giản, chỉ với một sợi Kết nối duy nhất, TV QLED thực sự là một bức tranh đúng nghĩa, không còn mang những vướng mắc người dùng thường thấy ở chiếc TV.

Khi thời đại công nghệ tiến đủ xa, con người không chỉ cần những gì hữu ích nữa, họ cần những thứ "hữu ích nhưng vẫn phải đẹp". Thiết nghĩ, TV QLED đã thành công trên phương diện này.


 

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 25.

Có thể nói rằng, bên cạnh chất lượng hình ảnh, chức năng cơ bản của TV chưa bao giờ thay đổi kể từ lần đầu ra mắt cho đến những năm 90. Từng là nơi duy nhất trình chiếu các loại thông tin trên toàn thế giới, chiếc TV là vị vua trong mỗi ngôi nhà – nơi các gia đình tề tựu quanh nó để biết được những gì đang xảy ra trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, ngày nay mọi người có thể tiêu thụ nội dung số trên smartphone của họ. Do vậy, Samsung dường như đang phải dịch chuyển ra khỏi chiến lược xoay quanh TV để hướng tới một chiến lược cân bằng hơn giữa các thiết bị, như TV, đồ gia dụng, và smartphone, được đánh giá như nhau. Vậy tương lai của chiếc TV sẽ ở đâu trong vòng 5 năm nữa?

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 26.

"TV ngày nay không còn là chiếc TV như ngày xưa. Trong thời đại màn hình CRT, mọi người xem nó từ 3 đến 4 giờ, và sau đó tắt nó đi." Bà Han cho biết. "Ngày nay người tiêu dùng có thực sự mua một chiếc TV? Liệu mọi người có còn tận hưởng thời gian gia đình như hồi xưa? Liệu chúng ta có sống trong các ngôi nhà như trước đây? Liệu mọi người có còn sử dụng TV theo cách như trước đây? Đó là tất cả những câu hỏi phải được xem xét khi bạn nhìn vào một thị trường đang thay đổi rất nhanh."

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 27.

"Những gì chúng tôi nghĩ về vai trò của TV nằm trong 20 giờ còn lại trong ngày, bên cạnh 4 giờ xem TV trung bình trước đây. Chúng tôi tưởng tượng nó sẽ là một màn hình cho các chức năng mới. Nó sẽ không chỉ nằm trong phòng khách nữa. Nó sẽ được đặt ở những nơi chúng tôi chưa từng nghĩ tới … như cửa sổ, khung tranh, máy nghe nhạc. Và cả bên ngoài nhà nữa."

"Trong 5 năm tới, chúng tôi nghĩ TV không được gọi là TV nữa. Chúng sẽ là một thiết bị thông minh. Đừng hiểu nhầm ý tôi, nhu cầu có được chất lượng hình ảnh đẹp nhất trên một màn hình lớn luôn luôn có. Mối quan tâm đó sẽ không bao giờ thay đổi. Nhưng ngày nay, gần 60% TV là những chiếc TV thông minh. Màn hình máy tính và tablet đang làm những gì TV làm. Đó là sự hội tụ không giống bất cứ điều gì chúng ta từng thấy trước đây."

"Giao tiếp liên doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể. Chúng tôi đang bám sát nhu cầu hội tụ của người dùng." Bà Han cho biết. "Bộ phận VD không còn nghĩ đến những nhiệm vụ như "chúng ta phải bán TV" nữa, thay vào đó, giờ là "làm thế nào sản phẩm này giúp kết hợp trải nghiệm của người tiêu dùng."

Điều đó làm Samsung gần như ám ảnh về phản hồi của khách hàng. Trong nửa đầu năm nay, bộ phận VD đã thực hiện hơn 80 dự án khảo sát người dùng ở Bắc Mỹ, châu u, Trung Đông, các quốc gia độc lập CIS, Đông Nam Á, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ.

Họ khảo sát cuộc sống của người dùng và môi trường xung quanh, các vai trò của không gian, và cách mọi người xem TV phụ thuộc vào nơi họ sống trong căn nhà. Hãng cũng thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn nhóm tập trung và đến thăm nhà.

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 28.

"Chúng tôi cố gắng tìm ra những nhu cầu chưa được đáp ứng và các điểm đau đớn, và đó là hạt giống cho các ý tưởng của chúng tôi, để chúng tôi phát triển thành một nguyên mẫu. Các nguyên mẫu này lại được đưa tới người tiêu dùng để chúng tôi nhận được các đánh giá và xem chúng sẽ mang lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của họ."

Bà Han cho biết. "Hành vi của người dùng đang thay đổi rất nhanh, vì vậy tôi không thể nói rằng TV của chúng tôi sẽ luôn luôn là một trung tâm nội dung. Các dịch vụ thử nghiệm trong những ngày đầu của TV thông minh sẽ quay trở lại, nhưng theo một cách tiến bộ hơn để phản ánh các thay đổi đó."

"Chúng tôi đã và đang dẫn đầu ngành công nghiệp TV trong 11 năm nay, và sẽ tiếp tục đi đầu trong việc mang đến các thay đổi có ý nghĩa."

Bà nói thêm. "Trong năm 2018, một trong những từ khóa của chúng tôi sẽ là cá nhân hóa. Chúng tôi cũng đang dự định về một thông báo lớn, một kết quả từ sự hợp tác giữa các doanh nghiệp lớn với nhau. TV không còn là vua nữa. Một sự chuyển đổi về mô hình sắp xảy ra, và nó sẽ có một vai trò quan trọng với cuộc chơi của ngành công nghiệp TV."

Nhận thức được sự thay đổi của công nghệ cũng như sự kỳ vọng từ người tiêu dùng, tự tin thử nghiệm những hướng đi mới mẻ và nắm bắt các cơ hội trong một thị trường đang biến động mạnh mẽ đã giúp Samsung không chỉ thoát được cảnh gục ngã như các đối thủ khác, mà còn vươn lên mạnh mẽ hơn. Các con số thống kê là minh chứng hùng hồn cho điều đó.

Kể từ thời điểm Samsung vượt qua Sony để vươn lên ngôi vị số một thế giới 11 năm trước đến nay, hãng đã liên tục duy trì vị thế của mình. Theo thống kê của Statista, trong năm 2016, TV của Samsung hiện chiếm 21,6% thị phần toàn cầu, gần gấp đôi đối thủ đứng thứ hai là LG Electronics với 11,9%. Samsung cũng là nhà cung cấp TV thông minh lớn nhất thế giới. Người dùng đăng ký tiếp tục sử dụng ứng dụng sau chương trình khuyến mãi tăng trưởng 90%, cao hơn nhiều so với các đối thủ khác.

Hành trình phát minh lại chiếc TV của Samsung - Ảnh 29.

 Nguyễn Hải
Tom
Theo Trí Thức Trẻ19/10/2017