Hy sinh chính bản thân mình vì mục đích y học, William Halsted trở thành kẻ nghiện cocaine nặng nhưng không ai có thể phủ nhận rằng ông là một trong những bác sĩ vĩ đại nhất thế giới.

ột người bạn kéo William Halsted lên tàu, dong buồm ra khơi trong một chuyến hành trình hai tuần liền. Không ai muốn anh tiếp xúc với cocaine thêm nữa, nhưng Halsted đã giấu được một ít và đột nhập vào cabin của các thủy thủ.

Câu chuyện trên kể về thời điểm tồi tệ nhất cuộc đời William Halsted, một trong những vị bác sĩ có ảnh hưởng lớn nhất với nền y học hiện đại. Ông là người thực hiện một trong những ca phẫu thuật túi mật đầu tiên tại Hoa Kỳ. Đáng nói là nó dành cho mẹ ông, và được thực hiện trên bàn bếp vào lúc 2 giờ sáng

Mọi thứ Halsted làm, đều là một dấu mốc. Halsted truyền máu cho em gái mình khi cô vừa mới sinh con, đó cũng là một trong những ca truyền máu đầu tiên tại Mỹ. Năm 1889, ông trở thành trưởng khoa phẫu thuật Bệnh viện Johns Hopkins, người đầu tiên sáng lập chương trình đào tạo bác sĩ nội trú.

Halsted đưa ra ý tưởng bảng theo dõi y tế, găng tay phẫu thuật, phát minh ra 2 thủ thuật nổi tiếng, 7 nguyên tắc an toàn mà các sinh viên phẫu thuật y khoa đến giờ vẫn thuộc lòng. Ông có nhiều đóng góp đáng kể trong phẫu thuật tuyến giáp, mật, thoát vị, ruột và chứng phình động mạch.

Theo cách nói của Gerald Imber, một bác sĩ phẫu thuật và tác giả nổi tiếng tại Mỹ: 

[Magazine] William Halsted: Bác sĩ vĩ đại của nước Mỹ - Ảnh 2.

[Magazine] William Halsted: Bác sĩ vĩ đại của nước Mỹ - Ảnh 3.

Thế nhưng, ông cũng là một người nghiện cocaine - thứ chất độc có thể giết chết cả một con người, một cách từ từ, đau đớn.

Sự nghiệp của Halsted bắt đầu khá muộn. Năm 1874, khi đã 22 tuổi ông mới bắt đầu bước vào  Đại học Y và phẫu thuật Columbia. Khi đó, Halsted hãy còn là một chàng trai cao có 1m67, ăn mặc theo lối công tử, kiêng rượu và không bao giờ đến những buổi tiệc  tùng.

Ai mà tin được chàng trai nhỏ bé ấy sau này lại trở thành một bác sĩ nổi tiếng trong lịch sử, người đã thay đổi cả nền phẫu thuật y học của Hoa Kỳ.

Năm 1877 sau khi tốt nghiệp, Halsted đến Bệnh viện New York và làm việc như một bác sĩ phẫu thuật nội trú. Bệnh viện New York chính là nơi đem đến cho ông rất nhiều duyên kì ngộ. Ở đây, lần đầu tiên Halsted đề xuất một cải tiến rất đơn giản nhưng có ý nghĩa đột phá trong việc chăm sóc bệnh nhân.

Cho đến tận bây giờ, khi bạn vào bệnh viện và thấy những bảng theo dõi người bệnh ở đầu giường, hãy nhớ rằng ý tưởng đó là của Halsted. Những bảng theo dõi ghi lại nhiệt độ, nhịp tim và tình trạng hô hấp của người bệnh, dù rất đơn giản nhưng đã khiến tài năng Halsted nhận được rất nhiều sự chú ý.  

[Magazine] William Halsted: Bác sĩ vĩ đại của nước Mỹ - Ảnh 4.

Halsted gặp William Welch, đó là cái duyên thứ hai của ông ở Bệnh viện New York. William Welch sau này trở thành người bạn thân nhất của Halsted và hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Johns Hopkins. Welch và Halsted hẳn là một cặp bài trùng, họ chính là 2 trong 4 vị giáo sư sáng lập Bệnh viện Johns Hopkins, nơi mở đường cho kỷ nguyên y học tiên tiến và hiện đại của Hoa Kỳ. 

Mặc dù vậy, để đi tới những thành công ấy, Halsted đã không chịu chôn chân tại một bệnh viện như New York. Với mong muốn trau dồi thêm kiến thức, Halsted quyết định tới Châu Âu.

[Magazine] William Halsted: Bác sĩ vĩ đại của nước Mỹ - Ảnh 5.

Sau khi trải qua Cuộc cách mạng thuộc địa cuối thế kỷ 18, Hoa Kỳ bị tụt lại khá xa so với Châu Âu trong việc ứng dụng tiến bộ y học. Nó khiến đất nước mới thành lập trở thành một vùng trũng của y tế và giáo dục y tế, cho tới tận đầu thế kỷ 19. 

Những bác sĩ và nhà khoa học giỏi nhất vẫn còn ở Châu Âu. Bởi vậy, Halsted muốn tới đó, nơi ông đã tiếp tục được dẫn dắt bởi rất nhiều nhà khoa học và bác sĩ phẫu thuật hàng đầu thế giới. 

Halsted ở lại Châu Âu trong vòng 2 năm và trở lại New York năm 1880. Lúc này, trong đầu Halsted đã là cả một khối kiến thức vô giá, tích lũy được về phẫu thuật và hệ thống y tế. Ông sử dụng những gì đã học để phục vụ thêm 3 năm tại nhiều bệnh viện lớn, cho đến khi chính những bệnh viện của Hoa Kỳ cũng không thể đáp ứng được yêu cầu của Halsted. 

Cụ thể, ông không thể chịu nổi tình trạng y tế nghèo nàn và mất vệ sinh tại Hoa Kỳ thời điểm đó. Halsted yêu cầu xây dựng một phòng phẫu thuật cho riêng mình nhưng bị các bệnh viện từ chối. Không nản lòng, Halsted tìm ra một giải pháp khác. Ông tự quyên góp 10.000 USD từ gia đình và bạn bè để xây một phòng phẫu thuật di dộng với đầy đủ thiết bị. 

Giữa những năm 1885, đó có lẽ là "phòng mổ hiện đại nhất nước Mỹ", Imber nói. 

Năm 1886 với lời mời của Welch, Halsted tới cùng ông xây dựng Bệnh viện Johns Hopkins khi đó mới được thành lập. Halsted là một trong 4 giáo sư sáng lập bệnh viện, nhưng ông là người duy nhất tại Johns Hopkins vừa là một bác sĩ phẫu thuật chính vừa là một giáo sư. 

Những kĩ thuật của Halsted được hầu hết các đồng nghiệp tại thời điểm đó ghi nhận là hoàn hảo. Ông là người tỉ mẩn nối từng mạch máu cho người bệnh, cẩn thận đến mức tối đa để không làm tổn hại đến các mô xung quanh, đồng thời luôn đảm bảo một nguyên tắc tối quan trọng trong phẫu thuật của mình: Vô trùng.

[Magazine] William Halsted: Bác sĩ vĩ đại của nước Mỹ - Ảnh 6.

[Magazine] William Halsted: Bác sĩ vĩ đại của nước Mỹ - Ảnh 7.

hông ai có thể chê trách về tài năng của Halsted tại thời điểm đó. Chỉ có điều đôi khi ông cũng bỏ các cuộc phẫu thuật và dính dáng tới cocaine - điểm tối nhất cuộc đời ông. Thực ra thì từ những năm trẻ tuổi, Halsted đã thử nghiệm cocaine như một loại thuốc giảm đau vì mục đích y     học. Sau đó, ông bị dính vào cocaine theo cách mà Imber gọi là: "Một người nghiện ngập do tai nạn".

Đó là năm 1884, Halsted đọc được một báo cáo khoa học của Karl Koller, một bác sĩ nhãn khoa người Áo. Koller mô tả sức mạnh gây tê của cocaine khi nó được sử dụng trong phẫu thuật mắt. Halsted lập tức nhận ra rằng cocaine có thể trở thành một chất gây mê cục bộ hoàn hảo. Ông lập nhóm thí nghiệm, cùng các đồng nghiệp tự tiêm cocaine cho nhau, theo dõi tác động thần kinh của nó và con đường tới địa ngục của ông cũng bắt đầu từ đó.

Khi nói đến y học, "người đầu tiên mà bạn đem ra thử nghiệm là chính bản thân mình", Imber nói. Y học thời điểm đó vẫn còn là một vùng đất hoang sơ và ít ai biết đến các loại thuốc cũng có thể gây nghiện.

Vậy là Halsted bị dính vào cocaine - thứ chất độc chết người, nhưng ông vẫn giữ mình trên con đường của một bác sĩ phẫu thuật chuyên nghiệp.

"Hãy làm việc như một bác sĩ phẫu thuật xem nào", lời quở trách quen thuộc của Halsted đối với những đồng nghiệp cấp dưới.

[Magazine] William Halsted: Bác sĩ vĩ đại của nước Mỹ - Ảnh 9.

Vào năm 1890, Halsted công bố một phương pháp phẫu thuật thoát vị mới. Hai năm sau đó, kết quả của nó đã được chứng minh trên 82 trường hợp bệnh nhân mà ông điều trị. Phương pháp phẫu thuật của Halsted trở nên nổi tiếng và trở thành một lựa chọn an toàn và hiệu quả cho các bệnh nhân. 

Trên con đường sự nghiệp của mình, vị bác sĩ này còn được biết đến với những thủ thuật dành cho bệnh nhân ung thư vú. Nó được hiểu là một ca phẫu thuật cắt bỏ triệt để. 

Không giống như phương pháp phẫu thuật truyền thống đã tồn tại cả hàng thế kỷ, Halsted đã kéo dài được tiên lượng cho những người phụ nữ bị ung thư. Ông làm được bằng cách đào sâu hơn vào khối u của họ, cắt ra những cơ bắp trong khoang vú, các hạch bạch huyết cho tới tuyến trên và dưới xương đòn.

[Magazine] William Halsted: Bác sĩ vĩ đại của nước Mỹ - Ảnh 10.

Khoảng trước những năm 1970, tới 90% bệnh nhân ung thư vú của Mỹ sẽ trải qua một phẫu thuật cắt bỏ triệt để kiểu Halsted. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú đã làm đúng phận sự của nó, trong giai đoạn mà không phát hiện tái phát tại chỗ được coi là thành công cuối cùng trong điều trị ung thư.

Bây giờ, phẫu thuật tuyến vú kiểu Halsted đã được thay thế bởi một phương pháp ít xâm lấn hơn và bảo tồn được nhiều phần tuyến vú. Nhưng đó là câu chuyện khi y học đã có những bước tiến đáng kể trong nghiên cứu và điều trị ung thư.

Phẫu thuật cắt bỏ vú triệt để không còn được sử dụng, nhưng Halsted đã để lại cả một di sản còn nhiều hơn là một thủ thuật đơn lẻ. Ngày nay, nhìn vào một bài giảng về phẫu thuật cho sinh viên ngành y, bạn có thể thấy phẫu thuật của Halsted đã trở thành cả trường phái hoặc nguyên lý.

7 điều trong nguyên tắc phẫu thuật của Halsted bao gồm:

[Magazine] William Halsted: Bác sĩ vĩ đại của nước Mỹ - Ảnh 11.

[Magazine] William Halsted: Bác sĩ vĩ đại của nước Mỹ - Ảnh 12.

Những năm tháng cuối đời, Halsted lâm bệnh nặng. Ông trở lại Bệnh viện Johns Hopkins nhưng lần này, dưới tư cách một người bệnh. Những biến chứng của viêm đường mật đã khiến ông đau đớn, vàng da, nôn và không ăn được. Tình trạng của Halsted xấu đi, ông qua đời vì một đợt viêm phổi thùy vào năm 1922, 16 ngày sau sinh nhật lần thứ 70 của mình.

Khoảng thời gian chiến đấu với bệnh tật cho đến khi qua đời, Halsted sống hết sức ẩn dật. Ông dành cả buổi tối ở nhà một mình, cố che giấu bản thân đã trở thành một con quỷ nghiện cocaine, chết dần trong đau đớn.

Thanh Long
Quỳnh.
Theo Trí Thức Trẻ