Tại sao ư? Bởi chỉ nhìn vào chiếc điều khiển thôi bạn sẽ hiểu được triết lý TV của Samsung. Hãy nhắc đến "điều khiển TV" với bất kỳ một người tiêu dùng nào và chắc chắn hình ảnh đầu tiên hiện lên trong mắt họ sẽ là một khối chữ nhật dài với vô số nút bấm rối rắm.
Còn các fan hâm mộ của Samsung sẽ nghĩ ngay tới một hình ảnh khác: một chiếc điều khiển nhỏ nhắn, có lẽ chỉ bằng một nửa chiếc smartphone thông thường. Số lượng nút bấm vật lý trên chiếc điều khiển này? 5 nút, đi kèm một bộ điều hướng vô cùng trực quan để sử dụng không khác gì chuột máy tính.
Triết lý tối giản và trực quan này được thể hiện lên toàn bộ phong cách thiết kế của dòng QLED 2018. Nếu nhìn từ xa, tôi dám chắc rằng nhiều người sẽ cùng đi đến kết luận rằng, các mẫu QLED gần như không có điểm nhấn nào đặc biệt cả - ngay cả viền của TV cũng gần như không tồn tại. Muốn bạn bè đến thăm bàn tán về ngoại hình của QLED 2018, có lẽ tôi sẽ phải rủ họ đến gần để cảm nhận từng đường nét sắc sảo trên viền, hoặc phải mua những bộ chân kệ "khung tranh" như Studio Stand hoặc Gravity Stand.
Nhưng vẫn là chiếc QLED và vẫn chỉ treo trên tường như bao người khác, chỉ 1 ngày trải nghiệm tôi đã có thể hiểu được vì sao Samsung lại lựa chọn sự tối giản tuyệt đối này làm triết lý thiết kế cho QLED 2018.
Thực chất, từ chiếc smartphone, màn hình laptop/PC cho đến TV đều đang tham dự một cuộc đua để "triệt tiêu" hết viền màn hình. Để cuộc đua này có thể đi đến cái kết ý nghĩa nhất, nhà sản xuất phải đảm bảo một yếu tố cốt lõi: chất lượng hiển thị của TV.
Trên khía cạnh này, Samsung không hề có đối thủ. Dù vẫn là nhà cung ứng OLED số 1 thế giới, gã khổng lồ Hàn Quốc vẫn phát triển công nghệ QLED (Chấm Lượng Tử) mới hoàn toàn để giữ vững vị trí số 1 về chất lượng hiển thị trên TV. Với QLED, Samsung tránh được các vấn đề cốt lõi của QLED như tuổi thọ hoặc burn-in (lưu ảnh) nhưng vẫn hiển thị được 100% dải màu theo chứng nhận của tổ chức Verband Deutscher Elektrotechniker (VDE), Đức. Màu sắc Chấm Lượng Tử của Samsung trở nên cực kỳ chính xác và chắc chắn sẽ trường tồn hơn OLED.
Cùng với các công nghệ như Q Contrast Elite, Q HDR Elite và Q Engine, chiếc QLED tạo ra không gian 4K ấn tượng nhất mà tôi từng thấy. Mọi chi tiết được thể hiện đáng kinh ngạc nhờ độ tương phản và dung tích màu sắc đầy đủ. Không nịnh mắt nhưng chính xác và sống động, nhiều lúc tôi ngỡ ngàng vì QLED 2018 chẳng khác gì một bức ảnh in cỡ lớn được một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp tặng để tôi treo lên tường.
Nhưng chỉ chất lượng hiển thị nội tại của chiếc TV thôi là không đủ. Là một tín đồ của công nghệ và của cái đẹp, tôi cho rằng chiếc TV là một phần quan trọng trong không gian sống: chúng không chỉ hiển thị các show truyền hình, các bộ phim mà còn là một đồ vật decor làm nên căn phòng của bạn.
Từ tâm lý đó, gã khổng lồ Hàn Quốc đưa chân lý "tối giản" lên một đỉnh cao chưa từng có trong lịch sử TV: "hòa tan" chiếc TV vào không gian sống qua chế độ Ambient Mode.
Không, Ambient Mode không chỉ là một chiếc QLED "mỏng dính" gắn lên tường. Sử dụng ứng dụng smartphone, bạn có thể chụp ảnh không gian bài trí quanh chiếc TV và QLED 2018 sẽ tự động xây dựng hình nền riêng để "hòa" vào không gian đó. Sự khác biệt giữa thực tại và không gian TV sẽ bị xóa nhòa khi QLED trở thành trung tâm thông tin trong căn nhà của bạn, với các thông tin thời tiết, giao thông và tin tức được hiển thị trên một "bức tường" Chấm Lượng Tử có hoa văn giống hệt như không gian xung quanh.
Ambient Mode chỉ là một phần trong nỗ lực xây dựng trải nghiệm hoàn hảo cho người dùng của Samsung. Bixby, trợ lý ảo đình đám của Samsung trong năm vừa qua đã kịp đặt chân lên QLED 2018. Với trợ lý ảo này, người dùng có thể ra lệnh đổi kênh, bật ứng dụng (YouTube, Netflix), điều khiển thiết bị nhà thông minh hoặc đơn giản là trò chuyện về... thời tiết. Không chỉ trò chuyện qua giọng nói, Bixby còn tự động phân tích trải nghiệm của người dùng để có thể dự đoán nội dung yêu thích và tự động đưa ra gợi ý tác vụ ngày một chính xác hơn.
Và cuối cùng, cũng giống như cách QLED "hòa tan" vào bức tường, chiếc TV Samsung của năm 2018 có thể hòa mình vào cuộc sống số của bạn. Trải nghiệm kết nối với smartphone cũng như các thiết bị nhà thông minh (đèn, tủ lạnh, đồ gia dụng) được thực hiện một cách hoàn hảo qua nền tảng Smartthings. Kết nối Wi-Fi hay cài ứng dụng cũng được Samsung cải thiện qua công nghệ Effortless Logins. Đừng để những tên gọi thật "kêu" đó làm bạn sợ: Samsung hiểu người dùng và bởi vậy luôn tạo ra những giao diện đơn giản nhất cho chúng ta có thể dễ dàng hòa mình vào trải nghiệm giải trí choáng ngợp.
Có quá nhiều điều để nói về chiếc QLED 2018, nhưng có lẽ tôi sẽ dừng lại ở chi tiết bất ngờ thứ hai của tôi, một chi tiết kém quan trọng hơn chiếc điều khiển rất nhiều: dây nối. Đã bao nhiêu lần bạn như tôi, treo TV lên tường và nhận ra rằng không gian bị xóa hỏng vì vô số loại đang treo lơ lửng phía dưới TV: dây HDMI, dây âm thanh optical, dây nguồn, dây tín hiệu truyền hình...? Samsung có lời giải: One Connect Box, chiếc hộp chứa mọi kết nối bạn cần và cũng chỉ kết nối với TV Samsung qua một sợi dây duy nhất.
Hãy cùng suy ngẫm về tính năng này. Bao nhiêu nhà sản xuất thực sự quan tâm đến vấn đề... dây nối của người dùng? Bao nhiêu nhà sản xuất thực sự hiểu rằng chiếc TV không chỉ đẹp một mình mà còn là một phần quan trọng trong trải nghiệm sống của chúng ta? Bao nhiêu nhà sản xuất hiểu rằng TV càng phát triển thì người dùng lại càng cần những trải nghiệm đơn giản hơn?
Mới chỉ có Samsung mà thôi. Qua một lần trải nghiệm QLED 2018, tôi bỗng nhớ lại vì sao công ty Hàn Quốc lại có thể lật đổ được vị thế thống trị của những gã khổng lồ Nhật Bản ngày trước: đây là một công ty sẵn lòng hiểu người dùng của mình và sẽ bằng mọi cách đưa ra những giải pháp mới mẻ để phục vụ nhu cầu đó một cách tuyệt đối. Từ chiếc điều khiển, từ dây nối tín hiệu và trợ lý ảo giọng nói cho đến trải nghiệm "mãn nhãn" bên trong chiếc QLED 2018 siêu mỏng, Samsung đang đưa TV sang một thời đại mới: không chỉ dừng ở truyền hình, TV phải là một phần cuộc sống của chúng ta.